Văn bản Tức nước vỡ bờ gửi đến chung ta bài học gì

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nội dung và ý nghĩa của văn bản "Tức nước vỡ bờ".

Các câu hỏi tương tự

Viết tên tác giả, xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, tóm tắt văn bản, nội dung, những giá trị nghệ thuật tiêu biểu, ý nghĩa của bốn văn bản: Tôi đi học [ Thanh Tịnh ], Trong lòng mẹ [ Nguyên Hồng ], Tức nước vỡ bờ [ Ngô Tất Tố ], Lão Hạc [ Nam Cao ].

“Tức nước” thì tất yếu dẫn đến “vỡ bờ”, đó là quy luật, cũng giống như việc “con giun xéo lắm cũng quằn”. Tiêu đề của đoạn trích cho thấy một sự thật rõ ràng: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và sức mạnh vùng lên quật khởi tiềm ẩn trong mỗi con người lao động. Khi sự đau khổ bị đẩy tới mức cùng cực, khi sự áp bức, đè nén trở nên thậm tệ và không chịu đựng được nữa thì tất yếu con người sẽ vùng dậy đấu tranh cũng như khi thê nước đã dồn tụ lại thì vỡ bờ là tất yếu. Chính điều đó tạo nên sự thay đổi của xã hội, của cuộc sống con người. Hành động của chị Dậu tuy mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát nhưng nó biểu thị phẩm chất đẹp đẽ và sức mạnh to lớn của người phụ nữ Việt Nam và một khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, sức mạnh đó sẽ tạo nên những chiến thắng phi thường để mở ra một chế độ mới, chế độ ở đó người lao động được làm chủ và quyết định vận mệnh của mình. Ngô Tất Tô" đã chỉ cho mọi người thấy được sức mạnh và cội nguồn của sức mạnh tiềm ẩn đó trong mỗi người dân Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn nói chung và đoạn trích Tức nước vỡ bờ nói riêng cho thấy sức mạnh quật cường tiềm ẩn trong mỗi người dân đất Việt. Tác phẩm chỉ cho những con người đang trong cảnh bị áp bức bần cùng thấy được sức mạnh trong bản thân họ. Từ việc chỉ ra quy luật vận động của xã hội là “tức nước vỡ bờ”, tác phẩm thực hiện một trọng trách quan trọng mà chính bản thân tác giả cũng không ngờ tới là “xui người nông dân nổi loạn” như cách nói của Nguyễn Tuân.

Trong bầu trời văn học hiện thực Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945, không thể không nhắc tới Ngô Tất Tố. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn Việt Nam, ông thấu hiểu được nỗi đau bị đẩy đến mức đường cùng của họ. Mỗi tác phẩm là một bức tranh sinh động về hiện thực lúc bấy giờ. Tác phẩm Tắt đèn là một bức tranh sắc nét nhất về hoàn cảnh cùng cực của người nông dân, qua nhân vật chị Dậu Ngô Tất Tố đã vẽ lại bức tranh vô cùng đau ấy….

Mở đầu đoạn trích là những biến động ghê gớm trong mùa thu sưu thuế ở làng quê Việt Nam và nhất là ở gia đình chị Dậu. Vào thời điểm mùa thu thuế lên tới đỉnh điểm, các quan lớn về tận làng để thúc thuế, bọn tay sai hung hãn lùng sục khắp các nhà để đòi thuế. Bọn chúng xong vào nhà người nợ sưu thuế đánh trói, kìm kẹp, tra khảo…. người dân khốn khó vô cùng. Chị Dậu đã bán khoai, bán cả đứa con gái ruột của mình, bán cả ổ chó mới đẻ để nộp sưu cho chồng, nhưng vô lý thay sưu đè thêm sưu bọn chúng ngang nhiên bắt chị nộp sưu cả người em đã chết từ năm ngoái.

Tuy vậy, nhưng anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế, chắc chắn bọn chúng sẽ chẳng bao giờ buông tha. Sau trận đòn đêm qua, ốm lại càng ốm hơn nếu lại bị trói thêm lần nữa thì mạng anh khó mà giữ được. Vừa xin được nắm gạo nấu cháo cho chồng, chị rón rén bước vào  và hồi hộp xem chồng ăn có ngon miệng không? Anh Dậu vừa run rẩy kề bát cháo lên miệng thì hai tên lính ‘sầm sập tiến vào” tay cầm  “roi song, tay thước và dây thừng”…… chúng là hiện thân của những đầy rẫy tai họa đang ập tới. Khi hai tên cai lệ xông vào vấn đề đặt ra với chị bây giờ là mạng số của chồng chị, trong tình thế hiểm nghèo ấy chị vẫn bình tĩnh để đối phó với bọn lính lệ, phẩm chất của chị lại hiện lên thật đẹp đẽ và rạng ngời đậm chất người phụ nữ Việt. Trong tình thế ấy, chị chỉ “ cố thiết tha” van xin  bọn chúng. Chúng luôn trong tư thế sẵn sàng đánh, trói bất cứ ai, trong tay đầy những ‘roi song, tay thước và dây thừng”…… với danh nghĩa người của quan, của nhà nước, chúng hô hét “ phép vua” để trừng trị những kẻ có tội. Và anh Dậu là người có tội – thiếu thuế, xưa nay những người nông dân chỉ biết làm nông an phận, làm sao có thể chống lại được phép nước, phép vua.

Người phụ nữ yếu ớt ấy sao có thể cãi lại được những tiếng quát, hét và những quả bịch vào ngực chị và nhảy chồm vào anh Dậu. Nhưng tức quá không thể chịu được nữa, chị liều mạng chống cự lại. Trước tiên chị chống lại bằng lí lẽ, với cái lẽ tự nhiên “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”  tư  thế của chị không còn là cúi đầu van xin nữa, mà là tư thế ngang tàng, hùng dũng cảnh cáo kẻ ác. Nhưng hai tên chó sói ấy đâu để ý đến lời của chị, chúng “ tát vào mặt chị đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu” ngay lúc đó chị lại có một sức mạnh vô cùng, chị nghiến hai hàm răng lại như đang thách thức bọn chúng “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Câu nói của chị mạnh mẽ vô cùng, không còn dùng lí lẽ nữa chị dùng hành động. Chị lấy sức mạnh của sự căm thù, phẫn nộ: “Túm ngay cổ” tên cai lệ, “ấn dúi ra cửa” làm cho “hắn ngã chỏng queo”. Hành động của chị tự phát, chẳng qua đây cũng là do áp bức đến mức đường cùng mà ra, chị là nạn nhân của hàn cảnh lúc ấy. Từ đầu chị xưng “ con – ông” rồi đến “ tôi – ông” và cuối cùng là “ mày- tao” , hành động của chị từ cúi đầu – hiên ngang , dũng cảm – túm cổ, ấn dúi…. các hành động và cách xưng hô theo mức độ tăng dần, điều này càng thể hiện rõ sự căm thù của chị, sự phẫn  nộ lên đến đỉnh điểm.

Người đà bà lực điền đã dùng sức mạnh của mình để trừng trị hai tên cai lệ độc ác. Với hành động này của chị có thể ngồi tù ngay tức khắc, nhưng có lẽ cánh cửa nhà tù thực dân không thể làm chị run sợ, nhún mình chịu nhịn. Mặc cho chồng chị can ngăn, nhưng nỗi căm phẫn, uất ức của chị vẫn chưa nguôi giận chị nói : Thà ngồi tù, để chúng nó làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được….

C.Mác đã từng nói: “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” câu nói ấy dường như là một định lý, một nguyên tắc mà tất cả các chủ nghĩa cộng sản đều phải công nhân nó. Trong hoàn cảnh này cũng vậy, bị đe dọa đến tính mạng chị đã vùng lên một cách dũng cảm để chống trả lại. Trong cái đêm tối giời tối đất, trong cái cảnh áp bức như vậy đã làm tỏa sáng lên hình ảnh người phụ nữ khỏe khoắn, dũng cảm đầy uy lực đậm chất người Việt Nam. Không sợ cảnh tù ngục, không chịu được sự áp bức mà người đàn bà ấy đã vùng lên đấu tranh để thoát khỏi màn đêm đang trói chặt gia đình chị. Ngô Tất Tố đã vẽ lên người phụ nữ Việt hiên ngang, dũng cảm và hết lòng yêu thương chồng con sẵn sàng dùng cả tính mạng của mình để bảo vệ quyền được sống của cả gia đình.

Tức nước vỡ bờ là một bức tranh hiện thực vô cùng đau lòng của nước ta trước những năm 1945, một bức tranh hiện thực đắt giá và vô cùng xúc động. Đoạn trích như là một bi kịch, diễn ra vô cùng căng thẳng và đầy kịch tính. Bi kịch đó không chỉ riêng gia đình chị mà cả là bi kịch chung của toàn xã hội lúc bấy giờ. Hình ảnh chị Dậu được vẽ lại một cách chân thực, sắc đáng với tấm lòng giàu tình thương mà vừa ngang tàng vừa cứng cỏi. Chị Dậu là hiện thân của người nông dân Việt Nam với tầm vóc lớn lao đáng kính phục, một người phụ nữ chịu đựng đầy rẫy bất công trong xã hội cũ.

Qua hình ảnh chị Dậu, Ngô Tất Tố đã  góp phần vào nhân vật người phụ nữ Việt trong kho tàng văn học nước ta, nêu cao được tấm lòng nhân ái, yêu thương gia đình, tận tụy, cam chịu những đắng cay tủi hờn của xã hội nhưng đến khi mà có áp bức thì lại vùng lên một cách mạnh mẽ. Chị Dậu là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và toàn thể người nông dân việt trong xã hội cũ nói chung.

văn bản tức nước vỡ bờ đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm ngát như đoá hoa sen đồng nội. Nhìn vào cuộc sống của người nông dân ngày nay ta càng xót xa cho cha ông thuở trước và thêm tin yêu cuộc sống mới.

cho xin hay nhất bạn nhé

Video liên quan

Chủ Đề