Văn hóa á Đông là gì

Vùng văn hóa Đông Á

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

Template:Chú thích trong bài [[Tập tin:East Asian Cultural Sphere.png|280px|phải|nhỏ|Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc/Triều Tiên và Việt Nam và các nước có liên hệ văn hóa với văn hóa Trung Quốc.]] Vùng văn hóa chữ Hán Template:Jpn hay Vùng Văn hóa Đông Á hay Văn hóa quyển Đông Á, chỉ cộng đồng các nước ở khu vực Đông Á đã từng sử dụng chữ Hán và ngôn ngữ hiện nay vay mượn rất nhiều từ ngữ từ tiếng Hán. Đặc trưng của những quốc gia này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, đa số người dân các quốc gia này chịu ảnh hưởng Phật giáo, đã từng sử dụng chữ Hán làm công cụ truyền bá ngôn ngữ và truyền tải văn hóa như Việt Nam, hoặc đang sử dụng chữ Hán làm công cụ truyền bá ngôn ngữ và truyền tải văn hóa như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Văn hóa quyển chữ Hán cụ thể chỉ Trung Quốc [đất mẹ của chữ Hán], hoặc có từng thời kỳ tại Việt Nam, Triều Tiên, Lưu Cầu [Template:Hn] và Nhật Bản. Những khu vực nói trên chủ yếu là vùng văn hóa lúa nước, có cơ chế sách phong. Ngoài ra còn có một số dân tộc du mục như dân tộc Mông Cổ, Tây Tạng, tuy nằm trong Văn hóa quyển chữ Hán, nhưng không sử dụng chữ Hán.

Vào thời đại Giang Hộ Template:Jpn của Nhật Bản, những nhà Nho học Nhật Bản và nhà Nho học Triều Tiên thường dùng phương thức bút đàm để tranh luận về vấn đề Nho học, những sứ giả đến từ An Nam và sứ giả đến từ Triều Tiên viết tặng nhau những bài thơ chữ Hán.

Sau sự thất bại của Chiến tranh Thuốc phiện vào năm 1840, quốc lực Trung Quốc suy giảm, các nước phiên thuộc dưới thể chế sách phong bắt đầu nghi ngờ địa vị chi phối của chữ Hán, sau Thế chiến thứ hai, chính sách cấm dùng chữ Hán[citation needed] được coi là tượng trưng cho sự thoát khỏi vị trí phiên thuộc và bắt đầu được áp dụng.

Ngoài ra, các nước sử dụng chữ Hán cũng bắt đầu công việc đơn giản hóa chữ Hán tiêu chuẩn trong Tự điển Khang Hy, thí dụ như đại lục Trung Quốc sử dụng chữ Hán giản thể, còn Nhật thì dùng thể chữ chữ Hán mới.

Tương đồng văn hóa

nhỏ|Các cách nói và cách viết của khái niệm "Vùng văn hóa chữ Hán" bằng các ngôn ngữ chính ở Vùng văn hóa chữ Hán.

Ẩm thực

Các món ăn của Đông Á có chung rất nhiều các nguyên liệu và các kỹ thuật tương tự. Đũa được sử dụng như một dụng cụ ăn uống trong tất cả các nước Đông Á.[1] Việc sử dụng nước tương, nước sốt được làm từ quá trình lên men đậu nành, cũng phổ biến ở Đông Á. Gạo là lương thực chính trong tất cả các nước Đông Nam Á và là một trọng tâm chính của vấn đề an ninh lương thực.[2] Ở các nước Đông Á, từ đó, "cơm" có thể thể hiện ý nghĩa của thực phẩm nói chung [tiếng Hoa giản thể:饭; truyền thống Trung Quốc:飯; bính âm: Fan].[1]

Chữ Hán

Trong lịch sử, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã sử dụng chữ Hán. Ngày nay, nó được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù chữ Hán đã trở thành gần như lỗi thời ở Việt Nam và Hàn Quốc, chúng vẫn giữ một vị trí đặc biệt trên phương diện văn hóa, vì chữ Hán đã có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử và văn học của hai nước. Ngày nay ở 2 nước này vẫn còn thấy Hán văn trong các đền thờ.

Chú thích

  1. 1,0 1,1 Davidson, Alan [1981]. Food in Motion: The Migration of Foodstuffs and Cookery Techniques: Proceedings: Oxford Symposium 1983. Oxford Symposium. p.22. ISBN978-0-907325-07-9.
  2. Wen S. Chern; Colin A. Carter; Shun-yi Shei [2000]. Food security in Asia: economics and policies. Edward Elgar Publishing. p.2. ISBN978-1-78254-334-3.

Xem thêm

  • Đông Á
  • Thư pháp Á Đông

Liên kết ngoài

  • Media related to East Asian Cultural Sphere at Wikimedia Commons

Template:Sơ khai Đông Á Thể loại:Đông Á Thể loại:Tiếng Trung Quốc Thể loại:Tiếng Triều Tiên Thể loại:Tiếng Nhật Thể loại:Tiếng Việt Thể loại:Văn hóa Trung Hoa Thể loại:Văn hóa Việt Nam Thể loại:Quan hệ đối ngoại của Trung Quốc Thể loại:Văn hóa Nhật Bản Thể loại:Văn hóa Triều Tiên Thể loại:Vùng văn hóa Thể loại:Đế quốc Trung Hoa

Lấy từ //wiki.edu.vn/wiki/index.php?title=Vùng_văn_hóa_Đông_Á&oldid=190346

Video liên quan

Chủ Đề