Văn hoá nhà trường là gì

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các yếu tố cấu thành văn hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Nội dung chính Show

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Các yếu tố cấu thành văn hóa

  • Văn hóa vật chất
  • Văn hóa tinh thần

Văn hóa là một đối tượng phức tạp và đa dạng. Để hiểu chất của văn hóa, chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa.

Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật chất do con người sáng tạo ra.

Ví dụ: các sản phẩm hàng hóa, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội.

Văn hóa vật chất được thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính vì vậy văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống, của các thành viên trong nền kinh tế đó.

Một nền văn hóa vật chất thường được coi là kết quả của công nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào.

Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần: Là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán; thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ [bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời]; các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội.

Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa, thường được đo một cách hình thức bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức khoa học, hệ thống kiến thức được con người phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và không ngừng đổi mới qua các thế hệ.

Các phong tục tập quán: là những quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày

Ví dụ: Nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh, cách sử dụng thời gian…

Phong tục, tập quán là những hành động ít mang tính đạo đức, sự vi phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề nghiêm trọng

Thói quen: là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.

Ví dụ: Ở các nước Latinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự đúng giờ là giá trị.

Giá trị: là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị.

Ví dụ: Nhiều quan chức tuổi trung niên của Chính phủ Nhật Bản với người nước ngoài không thiện chí lắm, họ cho rằng dùng hàng nước ngoài là không yêu nước.

Ngôn ngữ: là phương tiện được sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng, giúp con người hình thành nên các nhận thức về thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hóa của con người.

Ví dụ, ở Canada có 2 nền văn hóa: Nền văn hóa tiếng Anh và nền văn hóa tiếng Pháp.

Bản thân ngôn ngữ rất đa dạng, bao gồm ngôn ngữ có lời [verbal language] [thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó [âm điệu, ngữ điệu…] và ngôn ngữ không lời [non – verbal language]. và bằng các phương tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt…

Ví dụ: một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu của sự khó chịu.

Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về mặt văn hóa. Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón cái lên hàm ý “mọi thứ đều ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm.

Thẩm mỹ: Liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, các giá trị thẩm mỹ được phản ánh qua các hoạt động nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âm nhạc, kiến trúc…

Tôn giáo: Ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác.

Ví dụ: Nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, Giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời khuyên của đạo Tin lành.

Giáo dục: Là yếu tố quan trọng để hiểu văn hóa. Trình độ cao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị.

Sự kết hợp giáo dục chính quy [nhà trường] và giáo dục không chính quy [gia đình và xã hội] giáo dục cho con người những giá trị và chuẩn mực xã hội như tôn trọng người khác, tuân thủ pháp luật, những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết…Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc, biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học… Đây chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn hóa kế thừa được những giá trị văn hóa cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các nền văn hóa khác.

Ví dụ: Ở Nhật và Hàn Quốc nhấn mạnh đến kỹ thuật và khoa học ở trình độ đại học. Nhưng ở Châu Âu số lượng MBA lại gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cách thức tổ chức của một xã hội thể hiện qua cấu trúc xã hội của xã hội đó. Ở đây nổi lên bốn đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa:

Thứ nhất là sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể:

Ví dụ: Xã hội Mỹ coi trọng ưu thế cá nhân, thành tựu cá nhân, một mặt khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi cá nhân và làm xã hội trở nên năng động hơn; mặt khác, chủ nghĩa cá nhân cũng làm suy yếu mỗi liên hệ giữa các cá nhân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với tập thể nói riêng và xã hội nói chung.

Xã hội Nhật Bản: Coi trọng tập thể, hòa nhập với tập thể sẽ tạo ra sự tương trợ lẫn nhau, tạo ra động lực mạnh mẽ để các thành viên trong tập thể làm việc vì lợi ích chung, làm tăng cường tinh thần hợp tác giữa các thành viên, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân với xã hội. Tuy nhiên, những xã hội coi trọng tập thể có thể bị coi là thiếu tính năng động và tinh thần kinh doanh cao.

Thứ hai, là sự phân cấp trong xã hội:

Ví dụ: Tại Mỹ, người ta rất tôn trọng những người thành đạt có nguồn gốc thấp kém, trong khi ở Anh những người như thế chỉ được coi là “trưởng giả học làm sang” chứ không bao giờ được xã hội thượng lưu thực sự chấp nhận cả.

Thứ ba, là tính đối lập giữa tính nữ quyền hay nam quyền: sự tham gia vào công việc của phái nữ là rất ít, hoặc sự tham gia đó chỉ là về mặt hình thức, các vị trí cao trong công việc nữ giới hầu như không được đảm nhiệm.

Thứ tư là bản chất tránh rủi ro:

Tại những xã hội có truyền thống văn hóa chấp nhận những điều không chắc chắn, con người sẵn sàng chấp nhận rủi ro ví dụ như Anh, Đan Mạch môi trường này, cơ cấu của các tổ chức thường được xây dựng rất ít hoạt động, các văn bản về luật cũng không nhiều và các nhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao, đồng thời tỷ lệ thay thế lao động trong các tổ chức này thường cao và có nhiều nhân viên giàu hoài bão.

Những xã hội có truyền thống văn hóa không chấp nhận những điều không chắc chắn, con người luôn luôn cảm thấy bất an về một tình huống mơ hồ nào đó, họ luôn muốn tránh những xu hướng mạo hiểm bằng nhu cầu cao về an ninh và tin mạnh mẽ vào các chuyên gia hay hiểu biết của họ. Ví dụ: Đức, Nhật, Tây Ban Nha.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Các yếu tố cấu thành văn hóa về một đối tượng phức tạp và đa dạng. Để hiểu chất của văn hóa, chúng ta cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa..

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các yếu tố cấu thành văn hóa. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt nam vốn có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa Việt nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt nam.

Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành người theo đúng nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.

Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy, tác giả xin được đưa ra khái niệm văn hóa Nhà trường như sau: Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó.Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...

Việt nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp. Điều đó chứng tỏ khái niệm văn hoá tổ chức tuy còn mới mẻ đối với Việt nam nhưng các tổ chức đã ý thức được tầm quan trọng của văn hoá tổ chức. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có hàm lượng văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.

Về góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Đối với đội ngũ CBGV Nhà trường, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Thày cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và hơn ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.

Đối với HSSV, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.

Vậy thực trạng văn hóa Nhà trường ở Việt nam hiện nay ra sao?

Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia nhập WTO với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần bị biến dạng, và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, tha hóa.

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn là xa lạ... Những minh chứng tiêu biểu gần đây như: vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trường Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang, Vụ đổi tình lấy điểm ở Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình trung ương I, những clip video liên tục được tung lên mạng internet về bạo lực học đường với cảnh học sinh đánh nhau thô bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bạn bè xung quanh... Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến dạng cũng là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những người có lương tri đau xót và đối với những Nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm nhân phẩm và đạo đức nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Vậy mà những gì chúng ta chứng kiến được cũng chỉ là phần nổi của cả tảng băng khổng lồ chứa đầy tiêu cực trong ngành giáo dục.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, chúng ta đã nỗ lực tìm kiếm nhiều cơ hội, đạt được những thành tựu to lớn về khoa học, kỹ thuật và công nghệ,... Nhưng chúng ta đã chưa lường hết được mức độ tấn công của mặt trái nền kinh tế thị trường để ngăn chặn nó. Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt văn hóa xã hội, để lại những hậu quả khôn lường cho giáo dục nước nhà.

Mặt khác, lâu nay giáo dục chúng ta coi trọng dạy chữ mà lơ là việc dạy người; coi trọng số lượng hơn là chất lượng. Để tạo ra được một sản phẩm lao động cho xã hội, quả thực là cần đến kiến thức và kỹ năng của sinh viên đã được đào tạo. Tuy nhiên, vì chạy đua theo sản phẩm, theo số lượng mà chúng ta chưa quan tâm đến phương thức tạo ra sản phẩm đó một cách đầy đủ. Xã hội cần phải nhìn nhận lại, đánh giá giá trị sản phẩm đó gồm cả cách thức mà người đó lao động có chân chính không, có vì mục tiêu con người không... hay nói cách khác là cách thức lao động để tạo ra sản phẩm đó có văn hóa hay không. Một doanh nghiệp không thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý, một Nhà trường không được coi kinh tế làm mục tiêu hàng đầu, và một người lao động không thể tạo ta sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hóa.

Đã đến lúc chúng ta cần phải chấn hưng giáo dục nước nhà. Thực tế, cũng đã có rất nhiều giải pháp của các nhà nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Dưới góc độ của cấp quản lý cơ sở thực tiễn, thiết nghĩ, việc xây dựng văn hóa Nhà trường là vô cùng quan trọng, bởi Nhà trường là cơ sở nền tảng, là tế bào của hệ thống giáo dục. Cũng như cơ thể người, chỉ khi có được những tế bào lành mạnh thì cơ thể mới phát triển bình thường.

Xin được đề xuất một vài ý kiến trong việc xây dựng văn hóa Nhà trường như sau:

Đối với cấp độ cá nhân:

- Cần xây dựng mô hình nhân cách văn hóa con người Việt nam theo hướng phát triển cân đối, hài hòa giữa tâm lực, trí lực và thể lực. Trong đó, lấy tâm lực làm nền tảng cho phát triển nhân cách. Khi thiếu kiến thức, kỹ năng do nhu cầu công việc người ra có thể học thêm và trau dồi để có được, nhưng khi thiếu đạo đức và lương tâm tối tăm thì sẽ rất khó để cải thiện được nhân cách. Do vậy, cần phải chú trọng đến giáo dục chữ tâm - lấy nó là cốt cách để làm người. Người có lương tâm trong sáng sẽ biết cảm nhận và có quan niệm đúng về cái đẹp, và người biết rung cảm trước cái đẹp thì rất khó làm điều xấu. Văn hóa người Việt nam chúng ta có lối sống trọng tình, coi trọng lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo. Như vậy, phát huy được mô hình nhân cách này cũng là phát huy lợi thế về bản sắc văn hóa người Việt. Mô hình nhân cách ấy phải được giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường mà trước hết phải chính là các Thày cô giáo. Hơn ai hết, người Thày sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhân cách học trò. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của người Thày sẽ là những bài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trò của mình.

Đối với cấp độ tổ chức:

- Các Nhà trường cần xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nhà trường. Theo đó, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong Nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.

- Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hoá tổ chức Nhà trường. Chính yếu tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như không gian, trang thiết bị làm việc, trang phục... sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.

Đối với cấp độ quản lý nhà nước

- Tiếp tục chỉ đạo và phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Có thể khẳng định đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn và sáng suốt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo dục chúng ta như hiện nay. Tuy nhiên, rất tiếc hiệu quả thực hiện phong trào này lại còn nhiều hạn chế, vì nếu hiệu quả cao thì chúng ta đã không phải chứng kiến thực trạng giáo dục đầy tiêu cực như hiện nay. Lỗi chính ở khâu thực hiện của các trường còn quá hình thức. Vì đây là việc làm rất khó, đòi hỏi mỗi trường phải có sự quyết tâm cao, thực sự đổi mới và sáng tạo trong cách làm. Mỗi Nhà trường có những đặc thù riêng, triết lý riêng trong hoạt động của mình. Việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực phải được cụ thể hóa trên cơ sở đặc thù đó. Do vậy, việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào của Bộ GD-ĐT phải trên cơ sở rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện trước đó. Trong đó, cần hướng dẫn cụ thể các khâu kỹ thuật cho các trường trong việc xây dựng phong trào này để các trường cụ thể hóa nội dung và phát huy sáng tạo. Nếu chúng ta xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực một cách hiệu quả và thực chất thì mỗi nhà trường Việt nam sẽ là một nhà trường văn hóa.

Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các Trường. Và hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà giáo chân chính, những con người có bản lĩnh và cái tâm trong sáng trong cuộc chiến chống nạn xâm lăng văn hóa. Dân tộc Việt nam là một đất nước ngàn năm văn hiến, nhân dân Việt nam vốn có truyền thống hiếu học và tôn trọng đạo lý. Chúng ta hãy chung tay góp sức phát huy truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của nhân cách con người Việt nam.

Văn hóa nhà trường có vai trò như thế nào?

Văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục. thể coi văn hóa nhà trường là kỹ năng sống của học sinh, giúp học sinh thích nghi với xã hội, thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung quanh.

Tại sao phải xây dựng văn hóa nhà trường?

Đối với người học, họ sẽ được sống trong môi trường văn hóa học đường từng bước được tạo dựng thói quen có văn hóa. Mỗi người học vừa là người xây dựng, vừa là người hưởng thụ các kết quả từ văn hóa học đường. Người học sẽ có được các trải nghiệm cần thiết, hữu ích thông qua sự tương tác và xử lý các mối quan hệ.

Ứng xử văn hóa trọng nhà trường là gì?

Văn hóa ứng xử trong trường học là hệ giá trị, tư tưởng, nhận thức về quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường với các sự vật, hiện tượng trong khuôn viên trường học và với chính bản thân mỗi người, dược thể hiện qua thái độ, hành vi, ngôn ngữ theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức được xã hội thừa nhận và dược nhà ...

Giáo viên là gì trọng xây dựng văn hóa nhà trường?

Thầy cô người quyết định chất lượng giáo dục đã làm cho văn hóa nhà trường, các giá trị, chuẩn mực của nhà trường phổ thông ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì vậy, xây dựng văn hóa nhà trường là việc làm cần thiết trong quá trình đổi mới giáo dục.

Chủ Đề