Vì sao bà bầu bị đau xương cụt

Tình trạng đau nhức xương cụt khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn cảm thấy lo lắng không yên.

Đau xương cụt khi mang thai khá phổ biến và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai. Một số ít trường hợp rơi vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi, thế nhưng tình trạng này có thể khiến thai phụ khó chịu. Tùy vào từng thể trạng của mỗi người mà mức độ cơn đau cũng khác nhau.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau xương cụt

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen. Cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt. Điều này khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

Các bệnh lý trong thai kỳ

Bệnh cơ xương khớp, ung thư vùng chậu hay rối loạn chức năng xương mu cũng có thể góp phần làm nên chứng đau này ở mẹ bầu. Nhất là với căn bệnh ung thư vùng chậu. Ngoài ra, việc bà bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón cũng sẽ ảnh hưởng, gây khó chịu ở vùng xương cụt.

Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

Căng cứng cơ

Sự căng cứng cơ vùng xương chậu, hông cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau như vậy khi mang thai. Căng cứng cơ có thể bắt nguồn từ những tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý hay là do việc đứng hoặc ngồi ở cùng một tư thế quá lâu.

Triệu chứng đau xương cụt khi mang thai

Xương cụt là phần cuối cùng của cột sống. Nằm ở giữa 2 mông và vì vậy, nhóm các xương này còn được gọi là xương cùng. Khi bị nhiều, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:

  • Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới đau dữ dội ở đốt xương cụt.

  • Đau phần trên hông

  • Đau phần xương mu

  • Đau ở khớp háng

  • Đau chân

Điều gì làm cơn đau xương cụt trở nên trầm trọng hơn?

Có một số yếu tố khác cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau vùng xương cụt khi mang thai bao gồm:

  • Hội chứng Hypermobility [tăng động khớp] là tình trạng các khớp dễ dàng di chuyển ra ngoài phạm vi bình thường của nó

  • Ngồi hoặc đứng lâu ở cùng một tư thế trong thời gian dài gây tăng áp lực lên xương cụt

  • Đã từng trải qua cơn đau xương cụt trước đây hoặc đã từng gặp chấn thương ở vị trí này

  • Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên vùng xương cụt, dẫn đến cơn đau diễn ra nặng nề hơn

  • Có chỉ số khối cơ thể [BMI] cao, thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

//suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/nguyen-nhan-va-trieu-chung-khi-ba-bau-bi-dau-xuong-cut-a192162.html

Tags: Đau xương cụt khi mang thai

Nguyên nhân đau xương cụt có thể xuất phát do bệnh lý, chấn thương, ngồi lâu, thừa cân – béo phì. Dù do bất kỳ nguyên nhân nào, tình trạng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, bạn không nên thờ ơ, chủ quan khi có dấu hiệu bị đau vùng xương cụt.

1. Đau vùng mông gần xương cụt là bệnh gì?

Xương cụt [tailbone hay coccyx] nằm ở cuối cùng xương sống, là phần xương được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông.

Vai trò của xương cụt là cân bằng cơ thể khi ngồi, đứng, di chuyển,… Ngoài ra, phần xương này cũng giúp cố định các cơ quan như gân, dây chằng, cơ và giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn.

Vị trí xương cụt nằm ở cuối cùng phần xương sống và chịu nhiều áp lực từ cơ thể nên có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào.

Đau xương cụt là tình trạng đau xung quanh phần xương cuối cùng của cột sống. Cơn đau ở xương cụt thường diễn ra âm ỉ. Khi người bệnh vận động, chẳng hạn như ngồi xuống, đứng lên, di chuyển sau khoảng thời gian đứng yên,… cơn đau sẽ trở nên vô cùng dữ dội.

Xương cụt bị đau có thể bị ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi tác và cân nặng, cụ thể:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh đau xương cụt cao gấp 5 lần nam giới, nhất là phụ nữ mang thai.
  • Người lớn và thanh thiếu niên bị đau vùng xương cụt thường xuyên hơn trẻ em.
  • Xương cụt của những người béo phì dễ bị đau hơn gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường.

2. Nguyên nhân đau xương cụt phổ biến nhất

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vùng xương cụt, bao gồm:

Chấn thương xương cụt: Xương cụt bị chấn thương là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng xương này bị đau. Ví dụ, một cú ngã từ trên cao, tai nạn giao thông hay va chạm khi chơi thể thao có thể khiến xương cụt bị gãy hoặc trật khớp xung quanh khu vực này, từ đó gây ra đau đớn.

Thoái hóa xương khớp: Tương tự các xương khác trên cơ thể, xương cụt cũng có thể bị thoái hóa do tuổi tác. Khi bị thoái hóa xương cụt, người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở mông hoặc hông, sau đó cơn đau sẽ dần lan xuống háng, hai chân, đầu gối và nhiều vị trí trên cơ thể.

Ngồi nhiều đau xương cụt: Nếu tính chất công việc buộc bạn phải ngồi một chỗ trong thời gian dài, xương cụt của bạn sẽ dễ bị tổn thương do thường xuyên phải chịu áp lực lớn. Do đó, dân văn phòng là đối tượng cần đặc biệt chú ý tình trạng này.

Thừa cân, béo phì: Tình trạng này khiến xương cụt phải chịu một áp lực lớn. Trong thời gian dài, xương cụt sẽ dần lệch ra vị trí vốn có, chèn ép lên dây thần kinh và gây đau.

Đau xương cụt khi mang thai: Giống như thừa cân hay béo phì, khi mang thai, trọng lượng của người phụ nữ sẽ tăng lên đáng kể khiến phần xương cụt phải chịu một áp lực khá lớn và có thể lệch ra khỏi vị trí vốn có.

Cân nặng tăng nhanh trong thai kỳ dễ khiến phụ nữ bị đau xương cụt.

Đau xương cụt do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể khiến xương cụt bị đau bao gồm:

  • Hội chứng Levator [hội chứng cơ nâng hậu môn]: Đây là một loại rối loạn chức năng cơ sàn chậu. Không chỉ khiến xương cụt bị đau, cơn đau do hội chứng này gây ra có thể lan đến hông hoặc các vùng lân cận khác.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Xảy ra khi các khối cơ và dây chằng vùng sàn chậu bị lão hóa và không có khả năng giữ các cơ quan vùng chậu ở đúng vị trí [thường do sinh nở đường tự nhiên], từ đó chèn ép lên xương cụt và gây đau.
  • Thoái hóa đĩa đệm thắt lưng: Là tình trạng các đĩa đệm và xương ở thắt lưng bị thoái hóa, đồng thời hình thành gai xương gây đau nhức. Nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau sẽ dần lan sang các khu vực xung quanh, bao gồm cả xương cụt.
  • Các bệnh lý gây đau xương cụt khác: Nhiễm trùng, khối u, gai xương, tăng sinh xương…

Xem thêm:

3. Bị đau xương cụt có nguy hiểm không?

Xương cụt bị đau ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Theo đó, cơn đau có thể xuất hiện và trở nặng khi người bệnh đi vệ sinh [đặc biệt là táo bón], quan hệ tình dục, tập thể thao,… Bị đau xương cụt ở nữ giới còn khiến kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí những hoạt động đơn giản như xoay người, đứng lên hoặc ngồi xuống cũng trở thành nỗi “ám ảnh” với những người bị đau xương cụt.

Do đó, ngay khi phát hiện những điều bất thường, ví dụ đau vùng mông gần xương cụt, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm từ sớm.

4. Phương pháp chẩn đoán

Các phương pháp được dùng để xác định tình trạng và nguyên nhân đau xương cụt gồm:

  • Thăm hỏi mức độ đau, tiền sử bệnh lý, các chấn thương gần đây [nếu có].
  • Sờ nắn bằng tay để xác định vị trí sưng và đau quanh xương cụt.
  • Khám và nắn chỉnh trực tràng để đánh giá tình trạng của xương cụt.
  • Thực hiện chụp X-quang và cắt lớp để kiểm tra người bệnh có bị gãy xương hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ để kiểm tra tình trạng viêm [nếu có].
Thông qua các kiểm tra và phim chụp, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tiến hành liệu trình điều trị.

5. Phương pháp điều trị

Một số phương pháp điều trị tình trạng đau xương cụt phổ biến có thể kể đến như:

  • Dùng thuốc giảm đau không steroid [NSAID], tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích về lâu dài vì không trị dứt điểm nguyên nhân gây đau và ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, thận, gan,…
  • Chườm lạnh giúp giảm sưng và đau, sau đó chườm nóng để giảm căng cơ. Cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp xương cụt bị đau tạm thời.
  • Dùng gối để giảm áp lực lên xương cụt nếu bạn thường xuyên ngồi lâu, đang tăng cân hoặc mang thai.
  • Phẫu thuật cắt bỏ xương cụt cũng có thể được áp dụng đối với những người bị đau xương cụt mãn tính. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần áp dụng phương pháp này.
  • Trị liệu thần kinh cột sống [Chiropractic] là phương pháp giúp khắc phục chứng đau xương cụt hiệu quả mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc. Thông qua các phương pháp nắn chỉnh bằng tay chính xác, các bác sĩ tại phòng khám ACC sẽ điều chỉnh các đốt sống ở xương cụt về đúng vị trí, giảm sự chèn ép và từ đó khắc phục cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, liệu trình điều trị kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu hiện đại như chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV, máy kéo dãn cột sống TDS, sóng siêu âm… giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Bác sĩ Hoisang Gong điều trị cho bệnh nhân đau xương cụt bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic.

6. Cách phòng ngừa đau xương cụt

Để phòng ngừa đau xương cụt, bạn cần lưu ý:

  • Nên vận động thường xuyên. Đặc biệt nếu là dân văn phòng, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để tránh tạo áp lực cho xương cụt.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tăng cân quá mức.
  • Đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nếu bản thân vừa bị chấn thương.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương để hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp.

Đau xương cụt có thể là tình trạng thoáng qua, có thể tự khỏi nhưng cũng có nguy cơ xuất hiện dai dẳng, khiến người bệnh thường xuyên bị cơn đau hành hạ. Vì thế để tránh tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi cảm thấy đau vùng mông gần xương cụt.

Có thể quan tâm : Những bài tập thể dục cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề