Vì sao cđv hải phòng lại ném pháo sáng

Việc CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng cuối tuần vừa qua khiến CLB Hà Nội và BTC sân Hàng Đẫy nhận án phạt kịch khung của Ban kỷ luật VFF. Theo đó, BTC sân Hàng Đẫy bị cấm không có khán giả tại vòng 7 và nộp phạt 70 triệu đồng.

CĐV quá khích của Hải Phòng làm mất hình ảnh của bóng đá Việt Nam vì pháo sáng. Ảnh: SN

CLB Hải Phòng cũng bị phạt 70 triệu đồng do để CĐV đội nhà đốt pháo sáng trên sân khách. Ban kỷ luật không thể cấm sân nhà với CLB Hải Phòng vì pháo sáng đốt trên sân khách.

Điều đáng chú ý là những CĐV Hải Phòng trực tiếp đối pháo sáng và gây rối trên sân Hàng Đẫy tối 21/4 lại không hề nhận bất cứ một án phạt nào. Đây là điều khiến giới chuyên môn và người hâm mộ nước nhà cảm thấy hết sức vô lý, bởi nó chẳng khác nào "quýt làm cam chịu".

Xem video lý giải cho sự vô lý về án phạt ở vòng 6 giải VĐQG Wake-up 247:

Trong quá khứ, Ban Kỷ luật VFF từng đưa án phạt cấm các CĐV đất Cảng vào các sân của đội khách có tổ chức các trận thi đấu bóng đá thuộc các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam năm 2017 do có hành vi gây mất an ninh, an toàn trong trận đấu giữa Hà Nội và Hải Phòng tại vòng 14 V-League 2017. Ở trận đấu này trên SVĐ Mỹ Đình, các CĐV quá khích của Hải Phòng đã đốt pháo sáng, ném xuống sân, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn, suýt xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Trên thực tế, cách xử phạt thật ra không mới, vì không phải là lần đầu các CĐV Hải Phòng bị cấm đi cổ vũ sân khách. Năm 2009, do quậy phá trên sân Hàng Đẫy, CĐV đã bị Ban kỷ luật VFF cấm đi sân khách vô thời hạn.

Tuy nhiên, từ án phạt ở quá khứ tới hiện tại, việc cấm CĐV Hải Phòng tới sân là điều không thể. Hội CĐV Hải Phòng vốn không được chính thức công nhận sau khi giải tán từ năm 2009.

Ngoài ra, nếu các fan quá khích đất Cảng vào sân mà không mang theo cờ, áo để cổ vũ đội nhà, quá khó để chứng minh họ là CĐV Hải Phòng. Đó là chưa kể có những CĐV trung gian, và đáng nói nhất là những CĐV chân chính, thắc mắc vì sao họ lại bị cấm vào sân một cách vô lý.

Số tiền BTC trận đấu của các CLB nộp phạt vì CĐV đốt pháo sáng, ném vật thể lạ trong 5 năm qua [đ/v: triệu đồng]
1. CLB Hà Nội 395 
2. Hải Phòng 265 
3. Nam Định 125 
4. Than Quảng Ninh 80
5. CLB TP.HCM 55
6. Thanh Hóa 50
7. HAGL 40
8. Sài Gòn FC 40
9. Quảng Nam FC 35
10. SLNA 20
11. Sanna Khánh Hòa 15
12. SHB Đà Nẵng 15

Số tiền các CLB nộp phạt vì CĐV đốt pháo sáng, ném vật thể lạ trong 5 năm qua [đ/v: triệu đồng]
1. Hải Phòng 220
2. Nam Định 110
3. SLNA 40
4. Thanh Hóa 20
5. CLB TP.HCM 20

Thiên Bình  [nguồn clip: VTV]

Những hình ảnh khó chấp nhận trên sân Lạch Tray

Cuộc đọ sức giữa Hà Nội và Hải Phòng là trận đấu cuối cùng của giải giao hữu Tứ hùng 2022. Hà Nội chỉ cần thêm một trận hòa là chính thức vô địch giải đấu với sự góp mặt của 4 đội bóng là Hà Nội, Hải Phòng, Hoàng Anh Gia Lai và Viettel.

Hà Nội được đánh giá cao hơn và họ nhanh chóng có hai bàn thắng để vượt lên dẫn trước do công của Siladi và Vũ Minh Tuấn. Tuy nhiên, Hải Phòng không dễ dàng buông xuôi trước đội bóng được xem là kình địch. Bàn thắng của Rimario vào những phút cuối hiệp 1 và pha ghi bàn của Moses giai đoạn đầu hiệp 2 giúp CLB Hải Phòng cầm hoà thành công CLB Hà Nội. Kết quả này cũng giúp đội bóng thủ đô vô địch giải tứ hùng.

Giải đấu Tứ hùng 2022 là cơ hội để các đội bóng rà soát lực lượng để chuẩn bị cho mùa giải V-League sắp trở lại. Tuy nhiên, những hành động xấu xí của CĐV Hải Phòng xuyên suốt trận đấu đã khiến người hâm mộ bất bình. Cụ thể, các CĐV Hải Phòng liên tục đốt pháo sáng khiến không khí trên sân đầy khói.

Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi cầu thủ Hải Phòng có bàn thắng gỡ hòa 2-2. Những quả pháo sáng được đốt liên tục và ném xuống khu vực sân đấu khiến trận đấu buộc phải tạm dừng vài phút. Khói lan tràn khắp mặt sân khiến các cầu thủ và khán giả theo dõi qua truyền hình không thể nhìn thấy gì.

Những năm vừa qua, CLB Hải Phòng liên tục gặp vấn đề với pháo sáng dù VPF đã nhiều lần ra án phạt. Với những vi phạm liên quan đến pháo sáng năm 2018 và 2020, CLB Hải Phòng đã phải nộp phạt 60 triệu đồng. Đây là hành vi xấu, ảnh hưởng đến an toàn phòng chống cháy nổ trên sân, sức khỏe của cầu thủ và người hâm mộ cũng như chất lượng phát sóng truyền hình.

Bên cạnh đó, những phút cuối trận cũng chứng kiến hình ảnh không đẹp trên sân cỏ. Cầu thủ Tuấn Anh của Hà Nội có tình huống phạm lỗi phía sau rất nguy hiểm với Thành Đồng của đội chủ nhà. Nhưng Thành Đồng cũng không vừa, quay lại trả đũa và hất ngã Tuấn Anh. Những sự cố kể trên trong trận đấu hôm nay khiến cho giải giao hữu Tứ hùng 2022 không thể có cái kết trọn vẹn.

Dù được kiểm tra gắt gao trước khi vào sân, lực lượng an ninh bố trí dày đặc bên trong sân nhưng các CĐV Hải Phòng vẫn đốt pháo sáng trên sân Vinh tối 23-7 - Ảnh: MINH ĐỨC

Pháo sáng là vật bị cấm trong tất cả các sân vận động ở Việt Nam cũng như quốc tế. Sở dĩ pháo sáng bị cấm bởi với sức nóng lên tới hàng ngàn độ C khi cháy sẽ gây mất an toàn cực lớn cho khán giả, cầu thủ, quan chức... có mặt trong sân vận động.

Bóng đá Việt Nam đã từng có nhiều giai đoạn "khốn khổ" khi các cổ động viên cố tình đốt pháo sáng trong các trận đấu của đội tuyển quốc gia trên sân nhà, sân khách. 

Đỉnh điểm là tháng 11-2017, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam [VFF] đã bị Liên đoàn Bóng đá châu Á [AFC] phạt 15.000 USD vì cổ động viên Việt Nam đốt 2 quả pháo sáng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam với Campuchia tại vòng loại Asian Cup 2019 diễn ra ở Campuchia.

Năm 2019, một số cổ động viên Nam Định đã đốt và ném quả pháo sáng từ khán đài B sang khán đài A sân Hàng Đẫy trong một trận đấu tại V-League khiến một nữ cổ động viên bị bỏng nặng phải vào viện cấp cứu.

Sau sự việc, Tòa án nhân dân quận Đống Đa [Hà Nội] đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Vũ Trung Trực 4 năm tù về tội cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Hai bị cáo Trần Đắc Chương và Trần Văn Sùng bị phạt lần lượt 8 tháng và 6 tháng tù về tội chống người thi hành công vụ.

Suốt những năm qua, VFF và ban tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam liên tục tuyên truyền với mong muốn người hâm mộ đến sân không đốt pháo sáng, đảm bảo an ninh an toàn, giữ gìn hình ảnh của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng sự nỗ lực đó vẫn vấp phải sự chống đối của một bộ phận cổ động viên quá khích, đặc biệt là những cổ động viên đến từ Hải Phòng.

Phần lớn các vụ đốt pháo sáng trên các sân vận động xảy ra là do một số cổ động viên Hải Phòng thực hiện. Đội bóng Hải Phòng cũng không biết bao nhiêu lần phải nhận án phạt nặng từ VFF như: phạt tiền, phải thi đấu trên sân không có khán giả, cổ động viên Hải Phòng không được đến sân khách cổ vũ... vì hành vi đốt pháo sáng có hệ thống của một bộ phận cổ động viên quá khích, coi thường pháp luật, sự an toàn của bản thân cũng như cộng đồng.

CLB Hải Phòng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực trong mùa giải 2022, họ được UBND TP cấp thêm ngân sách, chi tiền sửa sang sân bãi. Với sự có mặt của HLV Chu Đình Nghiêm, Hải Phòng cũng đang thi đấu thăng hoa và tạm đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng V-League 2022 sau 9 vòng. 

Thế nhưng sự nỗ lực của thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm trên sân đã bị lu mờ, thậm chí đổ sông đổ biển khi tại vòng 8, cổ động viên quá khích Trần Tiến Dũng đã tấn công trọng tài FIFA Hoàng Ngọc Hà ngay trên sân Lạch Tray.

Tiếp đến vòng 9, Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An đã kiểm tra kỹ từng cá nhân, vật dụng của khoảng 300 cổ động viên đến sân Vinh để loại bỏ pháo sáng. 

Cảnh sát giao thông địa phương này còn bố trí xe dẫn đường, "tháp tùng" cổ động viên Hải Phòng khi họ đến và rời thành phố Vinh. Thế nhưng bằng mọi thủ đoạn, một số cổ động viên quá khích vẫn mang được pháo vào và đốt trong sân Vinh trong trận đấu giữa Sông Lam Nghệ An - Hải Phòng diễn ra lúc 18h ngày 23-7.

Hành vi phi thể thao, coi thường pháp luật của một bộ phận cổ động viên Hải Phòng là không thể chấp nhận được. Nó không chỉ khiến đội chủ nhà Sông Lam Nghệ An mà cả đội khách Hải Phòng đứng trước nguy cơ nhận án phạt nặng từ ban kỷ luật VFF.

Với các cổ động viên Hải Phòng, viễn cảnh họ có thể bị cấm đến các sân vận động để theo dõi các trận đấu của CLB Hải Phòng tại V-League 2022 là hoàn toàn có thể xảy ra.

HLV Chu Đình Nghiêm: "Mục tiêu của đội Hải Phòng là trụ hạng"

KHƯƠNG XUÂN

Video liên quan

Chủ Đề