Vì sao hóa đơn vat chỉ xuaasts được 20 trie

I. Đối với hóa đơn đầu ra:

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng [GTGT] theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên khi doah nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng phải hợp lý, chặt chẽ và đúng nguyên tắc theo quy định của luật và cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận.

Các chứng từ cần thiết đối với một hoá đơn GTGT mua vào hoặc bán ra:

  • Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa [Hợp đồng mua bán hàng hoá], trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra];
  • Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
  • Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán;

Một số lưu ý đặc biệt:

  • Tại các văn bản và chứng từ nêu trên đều phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng qui định của pháp luật;
  • Chỉ xuất hoá đơn đối với các hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư  và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Khi xuất hóa đơn phải ghi đúng mức thuế xuất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với những hàng hóa, dịch vụ đó. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.
  • Một thao tác nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm tra bạn hàng, doanh nghiệp có thể vào trang web của Sở Kế hoạch và đầu tư [ www.hapi.gov.vn] và vào website của Tổng cục thuế [www.gdt.gov.vn] để kiểm tra đối tác hoạt động trong lĩnh vực nào và tình trạng hoạt động của đối tác.

Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không

Doanh nghiệp hàng tháng phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế;

II. Đối với hóa đơn đầu vào:

Để hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thuế hiện hành doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt dối với hóa đơn giá trị tăng tăng đầu vào của doanh nghiệp.

1. Đối với hóa đơn đầu vào có giá trị từ 20 triệu trở lên:

Điều kiện bắt buộc với hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Một số lưu ý cụ thể:

  1. Hóa đơn được thanh toán làm nhiều lần: Khi thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
  2. Đối với hóa đơn mua cùng trong một ngày: Trường hợp trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do đó cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày cần rà soát tránh trường hợp số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng.
  3. Chuyển tiền qua ngân hàng: Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Tài khoản chuyển khoản thanh toán phải được đăng ký theo mẫu 08 với cơ quan thuế theo qui định tại Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18/12/2013.
  4. Thời điểm thanh toán: Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

2. Lưu ý khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với tài sản cố định:

Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống [trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn] có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

3. Đối với hóa đơn thuê văn phòng, trụ sở:

Nhiều doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ, nhà của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng. Do đó bên cho thuê phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán.

4. Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán:

Đối với hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

5. Xử lý tình huống khi bị mất hóa đơn đầu vào:

Trường hợp doanh nghiệp mất hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào thì phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn. Tuy vậy, phần thuế giá trị gia tăng của hóa đơn bị mất này sẽ không được khấu trừ.

6. Tra cứu thông tin hóa đơn của đối tác:

Một thao tác nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm tra việc phát hành hóa đơn của bạn hàng, doanh nghiệp đối tác là kiểm tra tại trang web: tracuuhoadon.gdt.gov.vn. Trong mọi trường hợp doanh nghiệp không được mua bán hoá đơn, nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với những lưu ý nhỏ nhưng rất cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp kinh doanh. Luật Việt An luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thắc mắc từ phía doanh nghiệp.

Luât sư: Đỗ Thị Thu Hà – CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng từ đầu năm 2009, việc chuyển khoản qua ngân hàng thương mại đối với các hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên đã được các quy định của pháp luật áp dụng khi mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Trước đây, chúng ta có Thông Tư số 129/2008/TT-BTC quy định việc thanh toán không dùng tiền mặt cho các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên hoặc tổng các hóa đơn trong cùng 1 ngày có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trong trường hợp cùng một người bán hàng mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

1. Thanh toán trên 20 triệu không được dùng tiền mặt:

Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện: 

“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

Thông tư số 78/2014/TT-BTC, quy định việc thanh toán không dùng tiền mặt cho các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên hoặc tổng các hóa đơn trong cùng 1 ngày có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên trong trường hợp cùng một người bán hàng thì được phép tính vào chi phí hợp lý hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 173/2016/TT-BTC việc doanh nghiệp khi thanh toán không dùng tiền mặt mang lại những lợi ích sau:

– Khấu trừ số thuế GTGT đầu vào được ghi trên hóa đơn

– Được phép tính vào chi phí hợp lý hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Việc thanh toán hóa đơn trên 20 triệu và chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế để bảo đảm các quy định của pháp luật còn tài khoản chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được khấu trừ nếu chứng từ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định sau về việc thanh toán không dùng tiền mặt tức là tất cả các khoản chi của doanh nghiệp đều đáp ứng với các điều kiện sau đây:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Xem thêm: Giao dịch không tiền mặt là gì? Quy định các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt?

+ Khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 1: Công ty TNHH Quỳnh Hương vào ngày 02/05/2020, công ty có mua nguyên nhiên vật liệu của Công ty TNHH Thương Mại Thùy Chi với 3 hóa đơn xuất ngày 02/05/2020 lần lượt có các số tiền là: 5.000.000 đồng, 11.000.000 đồng và 6.000.000 đồng tổng cộng số tiền của các hóa đơn là 22.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT trên cả 3 hóa đơn đều là 10%. Và công ty Minh Quân tiến hành thanh toán tiền mặt cho 3 hóa đơn này và có phiếu thu phiếu chi nhưng Công ty TNHH Quỳnh Hương đã mua hàng của công ty TNHH Thương Mại Thùy Chi với tổng số tiền của 3 hóa đơn là 22.000.000 đồng, nhưng không thanh toán bằng chứng từ không dùng tiền mặt thì Công ty TNHH Quỳnh Hương sẽ không được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT của 3 hóa đơn này. Và tiền mua nguyên nhiên vật liệu của 3 hóa đơn này cũng không được tính và chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

2. Hóa đơn trên 20 triệu, một nửa thanh toán tiền mặt có được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho mình hỏi 1 hóa đơn hơn 20 triệu, nhưng thanh toán 1 phần bằng chuyển khoản còn 1 phần bằng tiền mặt thì phần thanh toán bằng chuyển khoản có được khấu trừ thuế hay không, với hóa đơn dưới 20 triệu khi thanh toán 1 phần qua chuyển khoản, 1 phần qua tiền mặt thì sao. Công ty mua hàng của hộ cá nhân, hóa đơn không thuế, trên 20 triệu thì có phải thanh toán bằng chuyển khoản không. Mình cám ơn Luật sư ạ?

Luật sư tư vấn

Với hóa đơn như trên, nhưng công ty bạn có tiến hành chuyển khoản vào tài khoản công ty khác với một phần số tiền. Theo đó thì Công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã chuyển khoản và được tính vào chi phí được trừ tương ứng với số tiền đã chuyển khoản, chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT, nếu cố tình đưa vào khấu trừ, trường hợp bị cơ quan thuế phát hiện có thể loại ra khỏi phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là phần chưa chuyển khoản.

Đối với các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng, thì việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, phần chi phí được trừ khi tính thuế TNDN vẫn tương tự như phân tích ở trên. Công ty mua hàng của hộ cá nhân, hóa đơn không thuế, trên 20 triệu thì có phải thanh toán theo Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định một số trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng không bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

3. Thanh toán công nợ trên 20 triệu bằng tiền mặt được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi luật sư 1 vấn đề liên quan đến thuế: Năm 2014 công ty tôi làm có mua một lượng hàng của 1 công ty khác, trong thời gian hợp đồng công ty tôi đã trả 2/3 số công nợ. Đến cuối năm 2014 công ty kia tuyên bố giải thể, phá sản . Số công nợ còn lại thì phía công ty bên kia lấy bằng tiền mặt. Năm 2015 trên công nợ thuế vẫn treo công nợ của công ty tôi. Tôi muốn hỏi trong báo cáo năm 2015 tôi làm thanh toán công nợ cho công ty bằng tiền mặt có được không ạ? Số công nợ đó trên 20 triệu.

Luật sư tư vấn:

Theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 doanh nghiệp được trừ khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng điều kiện: 

“b. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, về nguyên tắc đối với những hóa đơn mua hàng, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng thì bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên tại Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định một số trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 20 triệu đồng không bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

b] Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.

c] Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào [bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu] từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Như vậy, tùy thuộc vào loại hàng hóa công ty bạn tham gia mua bán thì sẽ xác định hình thức thanh toán bằng tiền mặt hay không và đối với các loại hóa đơn chứng từ yêu cầu không thể thanh toán bằng tiền mặt thì phải chuyển khoản nếu trên 20 triệu. Do đó, bạn cần xem trường hợp của công ty bạn có được thanh toán bằng tiền mặt hay không, nếu được thanh toán bằng tiền mặt thì việc bạn ghi trong báo cáo tài chính 2015 là hợp lệ.

Video liên quan

Chủ Đề