Vì sao huyết áp tăng sau khi uống nước mắm

Người dân Bắc Nhật Bản từng dùng 25-30 g muối/ngày, và 40% dân số ở đây bị cao huyết áp. Trong khi đó, dân miền Nam chỉ ăn mỗi ngày 10 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 20%. Người Eskimô và vài bộ lạc châu Phi rất ít bị cao huyết áp do thói quen ăn nhạt.

Muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu ai chẳng may mắc một số bệnh phải ăn nhạt hoàn toàn thì thật là khổ sở vì sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Thế nhưng nếu ăn nhiều muối thì lại không tốt cho sức khỏe [muối ở đây bao gồm cả muối ăn, nước mắm, bột canh].

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa muối ăn và bệnh cao huyết áp. Những quần thể dân cư có tập quán ăn mặn luôn có tỷ lệ người cao huyết áp lớn hơn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt.

Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14 g, người Thừa Thiên Huế 13 g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9 g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.

Thực tế lâm sàng cũng cho thấy: một chế độ ăn nhạt, nhiều rau và quả chín có tác dụng hạ huyết áp. Những người bị cao huyết áp dùng thuốc lợi tiểu thải muối sẽ hạ được huyết áp.

Tại sao ăn nhiều muối lại bị tăng huyết áp? Vì nó làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến [phần này phụ thuộc vào từng người]. Theo một số tác giả, một chế độ ăn không cho thêm muối cũng đã cung cấp 1,6 g natri, tương đương với 4,1 g muối ăn.

Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ? Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.

Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trong những trường hợp trẻ đã quen ăn muối thì cũng nên nấu nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. Vì chức năng thận của trẻ còn yếu nên khả năng thải muối kém, natri bị tích tụ nhiều trong cơ thể không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...

Những người bị tăng huyết áp nên ăn nhạt, chỉ dùng 2-3 g muối/ngày và ăn hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh; ở giai đoạn nặng phải ăn nhạt hoàn toàn, tức không được sử dụng muối và mì chính trong chế biến cũng như tại bàn ăn, không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối.

ThS LÊ THỊ HẢI, Sức Khỏe & Đời Sống

Ảnh minh họa. Nguồn: Reader's Digest

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu [hay huyết áp tối đa, số ở trên] ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương [hay huyết áp tối thiểu, số ở dưới] ≥ 90 mmHg. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở mức cao, 25% người lớn từ 25 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. 

Tăng huyết áp thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện cảnh báo, nhưng gây biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Một số biến chứng của tăng huyết áp như: đi tiểu ra máu, suy thận, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não…

Đa số các trường hợp tăng huyết áp ở người trưởng thành không tìm ra nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố được chứng minh làm tăng nguy cơ tăng huyết áp:

- Ăn mặn;

- Hút thuốc lá, thuốc lào;

- Uống nhiều rượu,bia;

- Ít vận động thể lực;

- Căng thẳng, lo âu quá mức;

- Mắc các bệnh: thận, đái tháo đường;

- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu;

- Béo phì;

- Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc tăng huyết áp;

- Gia đình có người mắc tăng huyết áp.

Trong các yếu tố trên, thói quen ăn nhiều muối [ăn mặn] là một trong các yếu tố làm gia tăng đáng kể chỉ số huyết áp của mỗi người.

Muối [bao gồm muối, nước mắm, nước tương, bột canh, mì chính…] là gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày. Muối có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và hoạt động bình thường của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi người chỉ nên ăn không quá 5 gam muối mỗi ngày, đối với trẻ em nhu cầu muối còn ít hơn. Trên thực tế, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam hiện nay vào khoảng 10 đến 15 gam muối mỗi ngày, cao gấp 2 đến 3 lần so với khuyến nghị. 

Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương... Đặc biệt, lượng muối tiêu thụ hàng ngày là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến số đo huyết áp, ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.

Phòng tăng huyết áp bằng cách thực hiện chế độ ăn giảm muối

Để phòng tăng huyết áp, bên cạnh việc tăng cường các hoạt động thể lực, duy trì cân nặng ở giới hạn hợp lý, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia, thì việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp, đặc biệt là ăn giảm muối đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Mọi người cần thực hiện ăn giảm muối, đảm bảo lượng muối đưa vào cơ thể là dưới 5 gam mỗi ngày. Đối với người đã mắc bệnh, cần giảm ăn muối hơn nữa theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Cách ước lượng 5g muối trong các loại gia vị chứa nhiều muối:

Muối: 5g tương đương 1 thìa cafe đầy

Bột canh: 8g tương đương 1,5 thìa cafe đầy

Hạt nêm: 11g tương đương 2 thìa cafe đầy

Nước mắm: 26g tương đương 2,5 thìa canh đầy

Xì dầu: 35g tương đương 3,5 thìa canh đầy

Một số biện pháp để giảm muối:

Cho bớt muối, nước mắm, bột canh, mì chính khi chế biến thức ăn. Bỏ hoặc giảm việc để muối và gia vị trên bàn ăn. Đây là nguồn cung cấp muối chủ yếu, chiếm 70-80% tổng lượng muối ăn đưa vào cơ thể.

Hạn chế các thực phẩm mặn như dưa, cà muối, thức ăn nhanh [bim bim, mì ăn liền, thực phẩm chế biến sẵn [giò, chả, xúc xích, lạp xường, cá khô, thực phẩm đóng hộp…]. Hiện nay lượng muối đến từ các loại thực phẩm này chiếm khoảng 10-20% tổng lượng muối ăn vào cơ thể hàng ngày.

Cho bớt muối - chấm nhẹ tay - giảm ngay đồ mặn

Một số người cho rằng ăn cứ ăn mặn sau đó uống nhiều nước để hòa loãng lượng muối ra là được. Đây là một quan niệm sai lầm vì việc uống nhiều nước không những làm giảm tổng lượng muối ăn vào cơ thể mà còn làm tăng thể tích máu nên càng góp phần làm tăng huyết áp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương [Bộ Y tế]

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp như thừa cân, ăn mặn, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo,... Trong đó, ăn thừa muối không chỉ làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Cao huyết áp hay tăng huyết áp, biểu hiện ở tình trạng người có huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Khi có cơn tăng huyết áp, người bệnh có thể có những biểu hiện như mờ mắt, choáng váng, chóng mặt, đau đầu dữ dội,...

Đôi khi bệnh nhân không có những triệu chứng chủ quan này mà chỉ tình cờ phát hiện huyết áp tăng cao khi đo huyết áp. Chính vì rất nhiều trường hợp bệnh nhân cao huyết áp không có biểu hiện gì khác thường nên đây được coi là một trong những căn bệnh giết người thầm lặng.

Thói quen ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp

Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày. Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Và chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch.

Cơ chế gây tăng huyết áp của Natri trong muối như sau:

  • Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp;
  • Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Để đáp ứng yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, dẫn tới làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp;
  • Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố gây sang chấn tinh thần sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng tái hấp thu Natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp;
  • Ăn mặn trong khi đã bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây tăng huyết áp;
  • Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với Adrenaline – một chất gây tăng huyết áp.

Ngoài ra, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ không thể hoạt động tốt. Và huyết áp tăng lên sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu, gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe như đột quỵ và suy tim, suy thận. Đặc biệt, nếu đã mắc các bệnh tăng huyết áp, suy gan, suy tim và suy thận, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

Chế độ ăn nhiều muối ở trẻ em cũng có ảnh hưởng lớn tới huyết áp, làm tăng khả năng mắc cao huyết áp và nhiều bệnh lý khác. Tăng huyết áp ở trẻ em còn để lại hậu quả tăng huyết áp khi đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ biến chứng của cao huyết áp do mắc bệnh sớm, thời gian mắc bệnh kéo dài.

Ăn mặn làm tăng nguy cơ suy thận

Bên cạnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, thói quen ăn mặn còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như:

  • Tăng đào thải canxi qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương và sỏi thận;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori;
  • Tăng nguy cơ suy thận do làm tăng protein trong nước tiểu và làm tăng gánh nặng cho thận;
  • Tăng nguy cơ béo phì do tăng cảm giác khát và tăng tiêu thụ đồ uống, nhất là các loại nước ngọt;
  • Làm tăng tình trạng giữ nước và phù, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan và suy tim;

Một số biện pháp hạn chế lượng muối ăn vào:

  • Giảm dần gia vị khi nấu ăn: dùng gia vị khác như chua, cay hoặc các loại rau thơm phối hợp khi chế biến để làm tăng vị ngon của thực phẩm và giảm độ mặn;
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, bơ mặn, xúc xích, thịt nguội,... vì chúng đã sử dụng muối trong quá trình chế biến. Nếu khi nấu các thực phẩm này tiếp tục dùng muối thì sẽ làm tăng lượng muối nạp vào cơ thể;
  • Hạn chế dùng gia vị có muối khi chấm trực tiếp trên bàn ăn như nước mắm, tương cà chua, nước sốt pha sẵn,... vì chúng đều chứa muối. Vì vậy, người dùng cần nếm trước hoặc xem lượng muối trên nhãn mác thực phẩm khi sử dụng;
  • Khi ăn ở các nhà hàng, quán ăn cần kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể;

Thói quen ăn thừa muối gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Và giảm ăn muối chính là giải pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, để huyết áp giảm được từ 2-8 mmHg, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cần chú ý đảm bảo lượng muối nạp mỗi ngày nên dưới 5 - 6g.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch: động mạch vành, suy tim, van tim, rối loạn nhịp tim...Thạc sĩ, Bác sĩ Hùng từng giữ chức Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch và Trưởng Đơn vị Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và hiện đang làm việc tại Khoa Khám bệnh và Nội khoa, Nội Tim mạch, Tim mạch Can thiệp tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Làm thế nào biết chính xác có bị huyết áp cao không?

Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề