Tại sao người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan hành chính nhà nước

Điều 5 Luật Tố tụng hành chính [Luật TTHC] quy định như sau:“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Và Điều 103 Luật TTHC quy định:

“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

2. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại”.

Từ những quy định nêu trên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức là những người có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức này khi khởi kiện vụ án hành chính phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là:

*Phải có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hành chính:

  • Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác có quyền khởi kiện vụ án hành chính độc lập.

Cá nhân là người chưa thành niên [chưa đủ 18 tuổi] hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết thì người thừa kế của họ sẽ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.

  • Tổ chức - chủ thể khởi kiện vụ án hành chính, phải là pháp nhân. Theo quy định của Bộ luật Dân sự  năm 2005 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

1, Được thành lập hợp pháp;

2, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

3, Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

4, Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.

Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật. Nếu cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sát nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính.

  • Công chức cũng là chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính: Theo Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

*Phải là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chứng minh được rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ.

Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có tên trong quyết định hành chính, bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính thì việc xác định quyền khởi kiện của họ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình tương đối dễ dàng. Nhưng quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tên trong quyết định hành chính, hành vi hành chính thì khó xác định, trường hợp này Tòa án án cần phải xem xét tài liệu, chứng cứ chứng minh người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trực tiếp từ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện hay không.

Ví dụ: Ủy ban nhân dân quận B cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn A với diện tích 150 m2. Bà Nguyễn Thị C nhà ở liền kề với đất của ông A cho rằng Ủy ban nhân dân quận B đã cấp một phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình bà cho ông B nên bà C đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông A. Trong trường hợp này bà C phải chứng minh được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật TTHC và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/11/2011 của Hội đồng Thầm phán Tòa án nhân dân tối cao thì quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm [trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó], bao gồm:

  • Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
  • Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.

Ví dụ: Ngày 15/5/2013, Ủy ban nhân dân quận H ban hành quyết định số 355/QĐ/UBND về việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn A. Không đồng ý quyết định số 355/QĐ/UBND, ông A khởi kiện. Căn cứ khoản 1 Điều 3 của Luật TTHC và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/11/2011 của Hội đồng Thầm phán Tòa án nhân dân tối cao thì quyết định số 355/QĐ/UBND ngày 15/5/2013 của Ủy ban nhân dân quận H là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Lưu ý: Quyết định giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì quyết định giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan đó ban hành để giải quyết khiếu nại đối với hành vi hành chính nào đó, nhưng thực chất là quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Người bị kiện là một trong những đương sự cho vụ án hành chính. Người bị kiện, người khởi kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Ngoài quy định quyền nghĩa vụ tại Điều 55 của Luật tố tụng hành chính 2015, luật này còn quy định Điều 57 về quyền, nghĩa vụ của người bị kiện, theo quy định của Điều 57, người bị kiện sẽ chứng minh tính đúng đắn về quyết định hành chính của mình, hành vi hành chính của người bị kiện theo quy định của pháp luật. Người bị kiện có thể sửa, hủy quyết định hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định về việc giải quyết khiếu nại về vụ việc cạnh tranh, danh sách cử chi; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.

Điều 55. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:

  1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
  2. Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
  3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;
  4. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;
  5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
  7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  8. Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
  9. Nộp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
  10. Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  11. Đề nghị Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham gia phiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;
  12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
  13. Tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
  14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
  15. Tham gia phiên tòa, phiên họp;
  16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;
  17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
  18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
  19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;
  20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
  21. Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;
  22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án;

23 Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  2. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác;
  3. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện

Người bị kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

  1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
  2. Được Tòa án thông báo về việc bị kiện;
  3. Chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
  4. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.

Căn cứ vào Điều 55, Điều 57 người khởi kiện biết rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vụ án hành chính. Để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người bị kiện trong vụ án hành chính. Người bị kiện có thể tìm đến các đơn vị tư vấn pháp luật: Văn phòng luật sư, Công ty luật, Luật sư người bào chữa cho người bị kiện. Tư vấn pháp luật Việt An sẽ cung cấp cho người bị kiện dịch vụ tư vấn pháp luật hành chính chuyên nghiệp và tận tâm.

Video liên quan

Chủ Đề