Vì sao khi mua áo mới phải giặt

“Hãy mang quần áo mới đi giặt trước khi mặc chúng lên người”, đó là lời khuyên mà hầu hết chúng ta đều biết. Bởi nó không chỉ là lời nhắc nhở từ mọi người xung quanh mà còn được in trên hầu hết các loại áo quần. Đương nhiên, không chỉ có quần áo của trẻ em mà tất cả quần áo của người lớn cũng đều được đính kèm lời nhắn nhủ này.

Có người cho rằng đó chỉ là việc đề phòng lây lan bệnh từ những người đã thử quần áo trước đó nhưng không mua hoặc đơn giản là cho bớt mùi khó chịu từ quần áo mới. Thế nhưng, có ai ngờ rằng đây là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ em, vì làn da mỏng manh, non nớt của các con.

Trường hợp của cậu bé người Úc Parker, 22 tháng tuổi, sẽ là minh chứng rõ ràng cho điều này.

Cậu bé Parker bị dị ứng nghiêm trọng sau khi thử quần áo mới ở cửa hàng.

Mẹ của cậu bé Parker, chị Samantha Maree Spencer, đã phải “trả giá” cho hành động tưởng rất bình thường của mình.

Samantha kể lại câu chuyện với trang Kidspot: “Ngày nghỉ cuối tuần rảnh nên tôi đưa con đến cửa hàng tạp hóa BigW chơi. Thấy chiếc áo đẹp nên tôi mặc thử lên người thằng bé. Khi về đến nhà, tôi thấy mặt con bị ngứa, mẩn đỏ. Lúc đó tôi cũng không lo lắng lắm vì nghĩ rằng con đang mọc răng nên có phản ứng như vậy. Đến khi thằng bé ngủ dậy và la hét, mặt sưng lên, nốt đỏ nổi khắp người thì tôi mới tá hỏa, vội vàng đưa con đến bệnh viện”.

Các bác sĩ tại bệnh viện giải thích với Samantha rằng nhiều khả năng Parker bị dị ứng với các hóa chất được sử dụng để sản xuất vải của chiếc jumper mà cậu bé đã mặc thử khi đi mua sắm. Parker phải nằm lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi thêm, nhưng đến hôm sau tình trạng của cậu bé vẫn chưa được cải thiện.

Samantha cho biết cô đã từng nghe về “quy luật phải giặt đồ mới trước khi mặc” thế nhưng cô cũng không biết việc đó quan trọng đến mức nào.

Cô nói: “Tôi đã từng nghe bạn bè khuyên rằng nên giặt quần áo mới mua trước khi mặc nhưng tôi lại không bận tâm lắm, thậm chí tôi còn chẳng bao giờ giặt khăn mới trước khi dùng”. Rất may sau đó cậu bé Parker đã hồi phục hoàn toàn và bà mẹ Samantha thì học được một bài học quan trọng cho các chuyến đi mua sắm sau này.

Rất nhiều chất hóa học được sử dụng trong quá trình sản xuất vải may quần áo - Ảnh minh họa.

Có gì trong quần áo mới?

Theo trang web có tên Choice.com của Australia, có một số hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất vải để may thành quần áo.

- Chất Chromium VI được sử dụng để làm vảu da và len. Loại hóa chất này có thể gây ra chứng viêm da tiếp xúc hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Chất DMF được sử dụng để ngăn ngừa nấm mốc và độ ẩm trong các loại đồ da. Nếu để chất này dính lên da, nó có thể gây ra bệnh chàm da và rất khó điều trị.

- Chất phthalates được sử dụng trong loại nhựa dùng để sản xuất giày dép và quần áo mưa. Chất này bị cho là chất gây ung thư.

- Alkphenol, được sử dụng trong ngành sản xuất hàng dệt và da, là chất có thể phá hủy nghiêm trọng hệ thống nội tiết của con người và gây ô nhiễm môi trường.

- Thuốc nhuộm azo, thường được sử dụng trong quá trình nhuộm hàng dệt và các sản phẩm bằng da. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một số chất tạo màu azo có thể tạo thành chất amin, gây ung thư và gây biến đổi gen. Đây là một trong số các chất có tên trong danh sách bị hạn chế của EU REACH [quy định mới trong EU về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất].

Ngoài ra còn một số loại chất hóa học khác cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người được sử dụng trong ngành sản xuất sản phẩm may mặc.

Chọn quần áo an toàn cho trẻ

- Ưu tiên chọn những quần áo được may từ vải sợi tự nhiên, vải được nhuộm tự nhiên.

- Nếu ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc trên chiếc áo quần mới thì cách tốt nhất là bạn nên đặt nó trở lại quầy hàng, không nên mua về mặc.

- Bạn nên cân nhắc nhiều tiền ra mua chiếc áo quần chất lượng thay vì bỏ ít tiền ra mua nhiều quần áo rẻ vì câu nói “tiền nào của nấy” dường như chưa bao giờ sai.

- Và như bài học của bà mẹ Samantha, bạn nên giặt tất cả những chiếc áo quần mới mua trước khi mặc lên người.

Nguồn: Kidspot

Có người nói, khi thay đổi thời tiết là họ lại có hứng mua quần áo nhiều hơn. Thế nhưng nhiều người mua quần áo xong sẽ không giặt mà mặc vào luôn, có điều họ không lại hề biết thói quen này nguy hiểm tới mức nào!

Tại sao nhất định phải giặt quần áo mới?

Formaldehyde còn tàn đọng lại gây kích ứng da

Formaldehyde có tác dụng làm giảm nếp nhăn ở vải, chống phai màu và phân hủy, vậy nên thường được thêm vào trong quá trình sản xuất trang phục.

Nếu như không giặt quần áo mới, chất formaldehyde còn sót lại có thể gây kích ứng da và hô hấp, thậm chí còn gây viêm da và ngứa ngáy.

Thuốc nhuộm màu nổi lên, dễ gây dị ứng

Hiện tượng thuốc nhuộm màu nổi lên ở quần áo mới chính là hiện tượng phai màu mà chúng ta hay gọi. Những chất này thật ra chính là những thứ do chất hóa học tạo thành, nếu như thuốc nhuộm nổi này tiếp xúc với da có thể sẽ gây dị ứng.

Nhiều vi khuẩn, không sạch sẽ

Từ khâu cắt sửa nguyên liệu tới tạo hình, một bộ quần áo sẽ tiếp xúc qua tay rất nhiều người, rồi khi quần áo được đặt trong kho, bụi bặm rơi vào nhiều, cũng có thể có nhiều côn trùng bám vào. Khi bán tại các cửa hàng, nhiều người mặc thử quần áo.

Một quá trình dài như vậy sẽ lưu lại vô số vi khuẩn trên quần áo, như vậy bạn còn dám mặc nữa hay không?

Các bước cần làm trước khi mặc quần áo

Khi mua quần áo, bạn tuyệt đối đừng để những lời mật ngọt của người bán mê hoặc. Trước khi mặc thử quần áo lên người bạn cần làm các bước dưới đây trước:

-Ngửi: Khi mua quần áo, nếu như ngửi thấy có mùi gây kích ứng thì nên cẩn thận! Bởi đó có thể là dấu hiệu của chất formaldehyde.

-Giặt sạch: Formaldehyde có đặc tính tan trong nước, vậy nên để loại bỏ formaldehyde thì nhất định phải giặt sạch với nước. Bạn cũng có thể thêm vào một chút muối, ngâm trong bột giặt nửa tiếng rồi giặt lại, như vậy có thể loại trừ vi khuẩn, lại tránh được tình trạng bay màu của quần áo cotton.

-Phơi nắng: Phơi quần áo dưới ánh mặt trời có thể loại bỏ phần lớn chất formaldehyde và các chất có hại. Sau khi phơi khô, bạn có thể yên tâm mặc quần áo lên rồi.

Mẹo vặt khi giặt quần áo để giúp quần áo thêm phần an toàn, sạch sẽ


Quần áo đã làm sạch cũng phải phơi nắng

Nếu như ngửi một cách kĩ càng, bạn sẽ nhận ra sau khi giặt sạch, quần áo sẽ có một mùi rất đặc biệt. Mà mùi đó chính là mùi của formaldehyde và tetrachloroethylene phát ra sau khi bị tiêu hủy.

Nhưng formaldehyde dễ xuất hiện trở lại, vậy nên khi giặt sạch quần áo rồi vẫn nên phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Cách phơi quần áo trắng và quần áo màu cũng khác nhau

Với quần áo trắng: Khững loại quần áo này có tính hấp thụ ánh nắng khá mạnh, sau khi phơi khô cần cất vào ngay. Như vậy có thể tránh trường hợp các chất hóa huỳnh quang hấp thụ nhiều ánh nắng quá làm đồ biến vàng.

Với quần áo màu: Khi bị tia tử ngoại chiếu vào sẽ khiến quần áo màu bị bạc màu. Do vậy khi phơi quần áo màu, bạn nên phơi ngược lại, lật mặt trong ra phơi.

Khi giặt quần áo: Bạn có thể đổ một chút dấm vào cùng. Bạn cần chú ý không được đổ quá nhiều dấm, nếu không thì quần áo nhạt màu sẽ dễ bị loang lổ. Nếu thường xuyên làm như vậy có thể duy trì độ tươi sáng như ban đầu cho quần áo.

Giặt quần áo làm từ len sợi với nước hoa:Vẫn giặt quần áo như thường, chỉ cần nhỏ một chút nước hoa vào nước sạch, sau đó ngâm 10 phút. Việc giặt quần áo với nước hoa không chỉ có thể loại trừ vi khuẩn, mà còn loại bỏ được mùi mồ hôi, cực kì hữu dụng vào mùa hè!

Theo Aboluowang

5 loại trái cây chứa đầy ký sinh trùng, không vệ sinh thật kỹ chính là rước mầm bệnh vào thân, không đau bụng thì cũng ngộ độc

Video liên quan

Chủ Đề