Vì sao không nên đầu tư vào nghệ thuật

Từ lâu Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm tới văn hóa. Nhiều nghị quyết Đảng đều nhấn mạnh tới vấn đề này ở từng thời kỳ cách mạng khác nhau, câu văn có khác nhưng hầu hết đều tập trung ở hai điểm: Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa nghệ thuật, hội nhập với văn hóa, văn minh thế giới.

Một cảnh trong phim “Cánh đồng hoang” của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến

Nhưng trên thực tế, việc đầu tư cho văn hóa trong nhiều thập kỷ qua vẫn còn nặng về chiều rộng mà thiếu đi chiều sâu. Sự đầu tư cho nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật còn dàn trải nên hiệu quả không như mong muốn.

1. Nếu chỉ dừng lại ở việc phát triển văn hóa nghệ thuật quần chúng thì chúng ta chỉ có những “vụ mùa” èo uột, đa phần là thóc lép. Tôi mạnh dạn phát biểu điều này là bởi nhận thức về bản chất văn hóa vốn tự phát hình thành trong một quá trình dài lịch sử của cộng đồng và cấu thành hết sức phức tạp, nhưng sự kết tinh tạo nên những giá trị văn hóa lớn lại phụ thuộc rất lớn vào mỗi cá nhân. Ví dụ như ở lĩnh vực văn học, nước ta có Truyện Kiều là một giá trị lớn về văn học, song lại mang tính văn hóa lớn, khi nó có sức sống lâu bền trong dân chúng và ảnh hưởng không nhỏ đến sự giữ gìn phát triển văn học nghệ thuật ở dạng hình văn học. Ở đây, cá nhân con người Nguyễn Du tạo nên giá trị độc tôn và lớn lao nhưng chưa hoặc không phải văn hóa quần chúng.

Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân ta rất vĩ đại, nhưng hầu như ở tất cả các loại hình nghệ thuật, chúng ta gần như không có những tác phẩm song trùng lớn lao, có kích cỡ hoành tráng, phản ánh được, tỏ rõ được hai cuộc kháng chiến thần thánh này. Trong chiến tranh, những nhân tài ở các lĩnh vực nghệ thuật hầu hết tập trung chuyên sâu cho sự tuyên truyền có tính quần chúng phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng. Đó là sự hy sinh có tính tự nguyện của các cá nhân văn nghệ sĩ và chính đặc điểm này, khuôn mặt cá nhân tạo nên tính cá biệt của văn hóa nghệ thuật không còn nữa hay không được chú ý phát triển, do vậy, sự phát triển mang tính trội để có thể sinh ra những tác phẩm lớn đã không thành công.

Ở lĩnh vực văn học hay lĩnh vực điện ảnh, Hội đoàn hằng năm có một thứ quỹ gọi là đầu tư sáng tác. Nhưng về bản chất, quỹ này bị “xé nát” và chia đều một cách bình quân chứ hoàn toàn không có ý nghĩa đầu tư đúng cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật có chiều sâu, cho thực chất của sự phát triển.

2. Chúng ta bỏ cả ngàn tỉ đồng đầu tư vào những công trình lớn nhưng sau một thời gian dài, những dự án đó hiệu quả hoạt động rất kém, và về bản chất ở sự phát triển duy trì ấy, nó không làm ra các tác phẩm lớn, nó nặng tính phô trương nhiều hơn. Khi chủ trương mang tính đầu tư trải rộng như vậy thì đời sống của văn nghệ sĩ đa số đều ở mức rất thấp. Biểu hiện này rất rõ khi “quỹ sáng tác” phân bổ cho một dự án văn học thường chỉ cho mỗi nhà văn có tác phẩm dăm mười triệu. Nhà văn viết một cuốn sách có khi mất hàng chục năm, một cuốn tiểu thuyết hay, có giá trị lớn làm sao có thể trông chờ vào thời gian dăm tháng sống với khoảng chục triệu. Cũng như thế, ở lĩnh vực điện ảnh, những kịch bản “mì ăn liền ra đời” vì sự hỗ trợ tài chính hết sức thấp, có khi chi cho một kịch bản phim vài ba triệu đồng và nằm yên trong kho. Những sự đầu tư ấy hoàn toàn không có tính hiệu quả khi nó chỉ mang tính bình quân và hình thức.

Nhiều nhà văn, cũng như tôi, buộc phải sống và lao động không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chúng tôi phải làm nhiều nghề khác nhau và sáng tạo trong sự bấp bênh, không bảo đảm sinh ra các tác phẩm vì sự đòi hỏi đầu tư dài hơi của từng cá thể đã không thể có được.

Một góc con đường gốm sứ

Cũng có thể nhìn nhận là sự đầu tư văn hóa ở chiều sâu không thể trông chờ vào sự đầu tư có tính quần chúng hay tập thể; còn đầu tư mang tính cá nhân cho văn nghệ sĩ có thể là sự đầu tư phiêu lưu, bởi kết quả không thể chắc chắn như một cộng với một bằng hai, nên vấn đề đầu tư vào ai, đầu tư vào cái gì là cả một vấn đề, đòi hỏi các nhà quản lý phải suy nghĩ và tìm ra giải pháp hữu hiệu để đầu tư đúng chỗ [đúng người, đúng việc]. Đây là vấn đề không nhỏ và thuộc thẩm quyền của một của Bộ, ngành.

3. Tôi ở Đức gần nửa đời người. Ở người ta có quỹ đầu tư cho văn hóa bằng những đề án cụ thể của từng tác phẩm. Ví dụ như trên con đường vành đai từ sân bay Schoennefeld về thành phố Teltow có một bức tường ngăn tiếng động cơ chạy qua một khu cư dân. Bức tường xi măng xám xịt nom rất chướng mắt. Một nghệ sĩ điêu khắc trình cho thành phố phương án biến bức tường ấy thành một bức phù điêu hiện đại, ngày rực rỡ màu, đêm đêm phát sáng. Bức phù điêu được duyệt, nghệ sĩ điêu khắc có tiền để tạo ra tác phẩm của mình. Ở ta, có dự án Con đường gốm sứ cũng được đầu tư như thế. Hiệu quả thế nào của bức tường gốm này báo chí ít nhiều có bình luận, song đó là đầu tư hết sức cụ thể theo chiều sâu. Bức tường gốm sứ ấy không phải là tác phẩm thành công lớn, song ít ra nó xóa đi sự nhếch nhác của con đê.

Đầu tư chiều sâu cho văn hóa xét cho cùng là sự đầu tư kinh phí cho những dự án cụ thể ở tất cả các ngành văn hóa nghệ thuật, cho cá nhân cụ thể đã có thành tựu đủ sống mà sáng tạo ra tác phẩm mới. Sự đầu tư đúng, không dàn trải bao giờ cũng có “lãi”. Nó không để xảy ra tình trạng những công trình hoành tráng, chi phí rất nhiều tiền, rất tốn kém mà hiệu quả cho xã hội, cho sự phát triển văn hóa đất nước lại không được bao nhiêu.

Tôi ở Đức gần nửa đời người. Ở người ta có quỹ đầu tư cho văn hóa bằng những đề án cụ thể của từng tác phẩm. Ví dụ như trên con đường vành đai từ sân bay Schoennefeld về thành phố Teltow có một bức tường ngăn tiếng động cơ chạy qua một khu cư dân. Bức tường xi măng xám xịt nom rất chướng mắt. Một nghệ sĩ điêu khắc trình cho thành phố phương án biến bức tường ấy thành một bức phù điêu hiện đại, ngày rực rỡ màu, đêm đêm phát sáng. Bức phù điêu được duyệt, nghệ sĩ điêu khắc có tiền để tạo ra tác phẩm của mình. Ở ta, có dự án Con đường gốm sứ cũng được đầu tư như thế. Hiệu quả thế nào của bức tường gốm này báo chí ít nhiều có bình luận, song đó là đầu tư hết sức cụ thể theo chiều sâu…

Theo Báo Văn Hóa/Nhà văn NGUYỄN VĂN THỌ

Thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu

Tháng 5 vừa qua, tại Trung tâm đấu giá Christie tại New York đã ghi nhận một kỷ lục mới, khi bức tranh mang tên “Les femmes d’Alger [Version ‘O’]” của danh họa Pablo Picasso vẽ năm 1955 được một cá nhân giấu tên mua với giá hơn 179 triệu USD.

Sự kiện này khiến người ta tò mò điểm lại danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay và phát hiện ra rằng, dẫn đầu bảng xếp hạng tỉ phú của Forbes cũng chính là những nhân vật sở hữu những bộ sưu tầm nghệ thuật đáng giá cả triệu đô.

Trên thế giới, các đêm khai trương phòng tranh luôn thu hút hàng loạt tên tuổi của những doanh nhân nổi tiếng. Họ mua tranh, tài trợ cho các chương trình biểu diễn không phải để “làm màu” với thiên hạ mà trên hết để thỏa mãn tình yêu nghệ thuật và đóng góp vào các hoạt động mang tính nhân văn.

Làn sóng “chơi” nghệ thuật bắt đầu từ phương Tây đã lan rộng ra khắp thế giới. Mấy năm gầy đây, khi kinh tế Trung Quốc phát triển, một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc bắt đầu tiếp cận những giá trị tinh thần mới để mở mang và nâng tầm giá trị của bản thân. Các khán phòng giao hưởng bắt đầu chật kín khán giả, các nghệ sỹ danh tiếng thế giới chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân, các triển lãm nghệ thuật bắt đầu hút khách.

Và những “cuộc chơi” nghệ thuật thực sự

Hoạt động đầu tư cho nghệ thuật cũng đang diễn ra phổ biến trên khắp thế giới. Những hình thức đầu tư cho nghệ thuật thường gặp bao gồm:

1. Đầu tư thông qua các quỹ tài trợ cho hoạt động nghệ thuật;

2. Tự xây dựng và điều hành các trung tâm triển lãm, trung tâm biểu diễn nghệ thuật;

3. Tài trợ cho các chương trình biểu diễn nổi tiếng;

4. Mua và sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới;

5. Đánh giá tiềm năng và trực tiếp đầu tư cho nghệ sĩ.

Nhờ những hình thức đa dạng này mà sự hiện diện của doanh nhân trong lĩnh vực nghệ thuật ngày càng nhiều.Trên thế giới, có thể kể đến những chương trình biểu diễn hay những công trình tên tuổi có sự tài trợ, đầu tư hiệu quả từ các cá nhân, doanh nghiệp lớn như: các vở nhạc kịch nổi tiếng tại sân khấu Broadway được lưu diễn rất nhiều năm trên thế giới; Leeum - Bảo tàng mỹ thuật Samsung – Hàn Quốc; nhà hát Kodak tại Hollywood…

Mamma Mia – một vở diễn nổi tiếng của nhà hát kịch Broadway được tài trợ bởi Mastercard và Canon

Đầu tư cho nghệ thuật tại Việt Nam

Không nằm ngoài xu hướng trên, sự hiện diện của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nghệ thuật đang tăng dần trong vài năm trở lại đây. Nhiều thương hiệu về sản phẩm tiêu dùng, viễn thông, ngân hàng cũng đang sử dụng việc tài trợ nghệ thuật để truyền thông thương hiệu.

Không chỉ dừng lại ở việc tài trợ, các doanh nghiệp còn xây dựng riêng cho mình những chương trình giải trí thương mại, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, thu hút rất nhiều khách hàng trong nước lẫn du khách tới thăm Việt Nam.

Năm 2015, tại Hà Nội sẽ có sự góp mặt của một chương trình biểu diễn đặc biệt do một đơn vị tư nhân triển khai thực hiện. Để chuẩn bị cho dự án này, công ty Cổ phần Ngôi Sao Thiên Hà đã đầu tư xây dựng riêng một nhà hát tại 87 Láng Hạ với những trang thiết bị hiện đại nhằm tạo ra các hiệu ứng sân khấu đặc biệt cho khán giả.

Một cảnh tập luyện của các nghệ sỹ bên trong nhà hát tại 87 Láng Hạ

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho đời sống nghệ thuật vốn đang ảm đạm tại thị trường Hà Nội hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề