Vì sao không có ram 12gb

Có sự khác biệt lớn giữa cách quản lý, sử dụng bộ nhớ RAM trên 2 hệ điều hành Android và iOS. Do đó, thông thường iPhone có dung lượng RAM thấp hơn đối thủ Android cùng phân khúc.

Dung lượng RAM trên các thiết bị nói chung được tăng dần qua các năm. Với điện thoại Android, con số này đã lên đến 12 GB, thậm chí 16 GB trên những dòng cao cấp.

Tuy nhiên, iPhone 13 Pro Max lại có bộ nhớ RAM 6 GB, bằng một nửa so với Pixel 6 Pro hoặc Galaxy S22 Ultra trong khi hiệu năng vẫn tương đương, thậm chí cao hơn.

Trong cùng phân khúc, điện thoại Android thường có bộ nhớ RAM nhiều hơn iPhone. Ảnh: CNN.

Đâu là nguyên nhân của khác biệt này? Liệu dung lượng RAM cao có mang lại lợi ích cho người dùng?

RAM là gì?

RAM là từ viết tắt của Random Access Memory [bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên]. Đó là một loại bộ nhớ cho phép truy xuất đọc, ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa trên địa chỉ.

Không giống bộ nhớ flash, nơi dữ liệu được lưu trữ dài hạn, RAM chỉ chứa thông tin tạm thời khi thiết bị bật nguồn. Về cơ bản, nó ghi lại hoạt động của máy, chứa thông tin về điện thoại ở bất kỳ thời điểm nào.

Càng có nhiều RAM, smartphone càng có khả năng lưu giữ nhiều thứ hơn trong bộ nhớ hoạt động. Khi bạn mở một ứng dụng, hoặc tải thêm nội dung của app đó, điện thoại sẽ phân bổ một dung lượng RAM nhất định cho tiến trình.

Điện thoại Android cao cấp hiện có RAM lên đến 12 GB. Ảnh: Android Police.

Sau cùng, đến lúc không còn đủ RAM trống, hệ điều hành sẽ quyết định thu hồi bộ nhớ và kết thúc tiến trình nào để giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru. Trong trường hợp tất cả đều có cùng mức độ ưu tiên, rõ ràng điện thoại có RAM 8 GB sẽ cho phép nhiều app hoạt động đồng thời hơn điện thoại có RAM 4 GB. Việc chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng trên smartphone có nhiều RAM hơn cũng nhanh hơn.

Tại sao Android cần nhiều RAM hơn iOS?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này. Đầu tiên, cách xây dựng ứng dụng của 2 nền tảng khác nhau. Mỗi năm, hệ sinh thái của Apple chỉ có thêm vài model iPhone, iPad mới, tất cả đều chạy trên phần cứng có cấu trúc tương tự.

Vì các ứng dụng iOS hoạt động cùng nền tảng chipset, chúng có thể được phát triển từ ngôn ngữ lập trình tương thích tốt nhất – ngôn ngữ gốc, chẳng hạn Swift và Objective-C. Mã nguồn cho các ứng dụng được biên dịch trực tiếp thành các chỉ thị [instruction] mà CPU của Apple có thể hiểu một cách dễ dàng, không cần thêm bất kỳ trình biên dịch nào khác.

Ngược lại, thế giới Android có số lượng thiết bị rất lớn. Chipset đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, gồm Qualcomm, Samsung, MediaTek… Do đó, khó đảm bảo khả năng tương thích của ứng dụng trên tất cả cấu hình phần cứng.

Phương pháp quản lý, sử dụng RAM trên Android khác với iOS. Ảnh: XDA.

Các ứng dụng Android được viết trên nền ngôn ngữ lập trình như Kotlin và Java, sau đó biên dịch sang một loại mã nguồn trung gian [được gọi là bytecode] trước khi dịch lần thứ 2 sang mã gốc cho những loại chipset nhất định.

Bytecode không dành riêng cho bất kỳ phần cứng cụ thể nào, vì vậy thiết bị phải chuyển đổi sang mã gốc trước khi nó được thực thi. So với việc thực thi mã gốc trực tiếp, theo cách của iOS, quá trình này chiếm thêm tài nguyên. Như vậy, một ứng dụng có giao diện và hoạt động giống hệt trên Android và iOS thường sẽ yêu cầu nhiều RAM hơn để chạy trên Pixel 6 so với iPhone 13.

Cách quản lý RAM trên 2 nền tảng cũng khác nhau. Android dùng phương pháp garbage collection [bộ thu gom rác], theo dõi các đối tượng trong bộ nhớ, tìm những thứ không hoạt động, loại bỏ chúng và giải phóng RAM.

iOS lại sử dụng công cụ đếm tham chiếu tự động [Automatic Reference Counting - ARC]. ARC sẽ tự động gán cho mỗi đối tượng một giá trị dựa trên số lượng tham chiếu đến chúng. Con số này sẽ tăng/giảm khi có sự thay đổi tham chiếu, các đối tượng có giá trị bằng 0 sẽ được loại bỏ.

Cách "thu gom rác" của Android quét và tìm các đối tượng không sử dụng theo định kỳ, vì vậy có thể tồn đọng những phần chứa thông tin không hữu ích, chiếm dụng RAM. Ngược lại, ARC sẽ loại bỏ từng đối tượng riêng lẻ ngay sau khi giá trị của dụng được gán bằng 0.

Android cũng "phóng khoáng" hơn iOS trong việc cho phép ứng dụng chạy nền, do đó nhiều ứng dụng ít dùng cũng chiếm dụng RAM. Tính linh hoạt là một trong những điểm mạnh nhất của Android, nhưng đồng thời nó cũng khiến cho việc sử dụng RAM kém hiệu quả hơn.

Cần nhiều RAM có phải là vấn đề nghiêm trọng?

Tóm lại, Android và iOS có nhu cầu RAM khác nhau vì chúng có cách thức hoạt động khác nhau. Android linh hoạt hơn iOS, cả về phương diện cho phép ứng dụng chạy trên thiết bị và cách thức phát triển ứng dụng. Sự linh hoạt này phải trả giá bằng việc cần nhiều RAM hơn để có được hiệu năng tương tự iPhone.

Tuy nhiên, xét về giá bán, iPhone 13 Pro Max giá 1.100 USD so với Galaxy A53 giá 450 USD trong khi cả 2 có cùng RAM 6 GB, có thể thấy bộ nhớ không đóng góp quá nhiều đến chi phí linh kiện. Android cần nhiều RAM hơn nhưng cũng không phải là vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất.

Trải nghiệm iOS 16 beta: Đổi giao diện iPhone, còn nóng và chưa mượt Sau khi nâng cấp lên iOS 16, Apple cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn để cá nhân hóa màn hình khóa thiết bị theo sở thích, thói quen sử dụng.

RAM LÀ GÌ?

RAM [Random Access Memory] - bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên là thành phần không thể thiếu trên bất cứ một chiếc máy tính, smartphone hay tablet nào. Nhưng tác dụng của RAM trên những thiết bị trên là gì, nhiều RAM máy có chạy nhanh hơn không, hệ điều hành  Windows hay Mac OSX tốn RAM hơn? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời.

RAM là loại linh kiện không thể thiếu trên mỗi thiết bị điện tử hiện nay

Có một sự thật là lâu nay người tiêu dùng vẫn thường xuyên nhầm bộ nhớ RAM và bộ nhớ lưu trữ của máy [ổ HDD hay SSD]. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt này, bạn hãy tưởng tượng RAM như là … mặt một chiếc bàn làm việc - mặt bàn càng lớn, bạn càng để được nhiều giấy tờ để đọc cùng 1 lúc, làm việc nhanh và dễ dàng hơn, còn ổ cứng thì giống như ngăn kéo ở dưới bàn - nơi cất giữ những giấy tờ chưa sử dụng.

NHIỀU RAM CÓ LỢI GÌ KHÔNG?

Đến đây chắc bạn đã hiểu - hệ thống của bạn càng được trang bị nhiều RAM thì nó càng có khả năng xử lý nhiều chương trình [chạy đa nhiệm] cùng một lúc. Thật ra thì bạn vẫn có thể mở nhiều chương trình cùng lúc với dung lượng RAM ít ỏi, nhưng như vậy hệ thống của bạn sẽ bị chậm. Tại sao? Hãy tưởng tượng khi nếu đặt quá nhiều giấy tờ trên mặt bàn, bạn sẽ buộc phải xếp chúng chồng lớp lên nhau, khá lộn xộn. Và mỗi khi cần tìm một tài liệu nào đó để sử dụng tức thì, bạn sẽ phải xới tung chúng lên để tìm - khá mất thời gian. Ngoài ra nếu mặt bàn quá nhỏ, bạn sẽ buộc phải mở ngăn kéo liên tục để lục giấy tờ.

Hệ thống của bạn càng được trang bị nhiều RAM thì nó càng có khả năng xử lý nhiều chương trình [chạy đa nhiệm] cùng một lúc

Một chiếc máy tính được trang bị nhiều RAM sẽ mang lại cho bạn cảm giác sử dụng mượt mà, tốc độ hơn, đặc biệt khi mở nhiều chương trình một lúc. Nhưng hãy nhớ rằng, tăng dung lượng RAM hơn không có nghĩa là tăng tốc độ xử lý - điều này chỉ có những bộ vi xử lý tốc độ nhanh mới thực hiện được. Và nhiều RAM cũng không đồng nghĩa với việc máy tính bạn lưu trữ nhiều chương trình hay dữ liệu hơn - đấy là lý do mà chúng ta luôn cần bộ nhớ trong - những chiếc ngăn kéo được nhắc đến ở trên.

ỨNG DỤNG NÀO NGỒN RAM NHẤT?

Quay trở lại với việc chạy đa nhiệm, những ứng dụng ngốn RAM nhất trên mỗi chiếc máy tính là hệ điều hành và trình duyệt web. Thật khó để khiến Windows hay MAC OS X ngốn bớt RAM khi hoạt động, nhưng với dung lượng RAM lớn, bạn có thể thoải mái mở nhiều tab trên các trình duyệt Chrome, Firefox,... mà không sợ tình trạng treo, lag khó chịu. Bên cạnh đó, một vài website cũng ngốn RAM hơn các website khác [flash, add-on,..].

Nhiều RAM tức là bạn sẽ thoải mái mở tab Chrome mà không sợ treo, lag máy

Tiếp theo là những ứng dụng đặc thù với mức độ phức tạp trong thuật toán. Ví dụ đơn giản,  một project Photoshop, tựa game Minesweeper hay một bảng biểu Excel với hàng trăm dòng data có thể nuốt trọn dung lượng RAM của bạn. Những tựa game “sát phần cứng” hiện nay cũng yêu cầu một dung lượng RAM “tối thiểu” từ 3-4GB để chạy max settings.

Nói tóm lại, dung lượng RAM mà bạn cần trang bị cho chiếc máy tính của mình phụ thuộc vào chương trình bạn sử dụng. Một chiếc máy tính Windows RAM 16GB sẽ không khởi động nhanh hơn chiếc chỉ sở hữu 2GB RAM, nhưng khi mở khoảng 20 tab Chrome - bạn sẽ ngay lập tức thấy sự khác biệt.

CHỌN RAM CHO MÁY TÍNH BẢNG

Hầu hết các máy tính bảng chạy Windows đều được trang bị RAM từ 2-4GB. Cách đây một vài năm, dung lượng RAM trên là khá khủng nhưng giờ đây nó chỉ đủ “xài” các tác vụ cơ bản: mở trình duyệt, email, xem video cùng lúc. Còn nếu bật thêm một số ứng dụng nặng như asphalt 8, photoshop,... thì chiếc tablet này sẽ nhanh chóng khiến bạn phát bực với tình trạng giật lag. Các máy tính bảng Windows được thiết kế để phục vụ những tác vụ nhẹ  còn nếu  bạn muốn  tất cả phải nhanh, muợt thì chiếc Surface Pro với 8GB RAM sẽ thỏa mãn nhu cầu của bạn.

Surface Pro với 8GB RAM đủ mạnh để thay thế laptop hay PC của bạn

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự với khá nhiều tablet chạy Android - hệ điều hành được đánh giá là khá ăn RAM. Còn đối với những anh bạn iPad của Apple, 512MB đến 1GB RAM là đủ để chạy đa nhiệm một cách mượt mà. Những thiết bị của Apple không cần cấu hình quá khủng vì hệ điều hành OSX hay iOS của “táo khuyết” từ lâu vẫn nổi tiếng với hiệu năng và tốc độ xử lý tốt rồi.

LAPTOP - BAO NHIÊU RAM LÀ ĐỦ ?

Một chiếc laptop cơ bản thường được trang bị 2GB RAM để có thể khởi động với tốc độ chuẩn và sử dụng một số ứng dụng thông thường, 4-8GB RAM cho một chiếc máy tính [Windows hoặc MAC OS] có giá cả vửa phải, chất lượng tốt và chạy đa tác vụ một cách mượt mà.

Alienware-m17x với 16GB RAM thật sự là một con "quái vật" với mức giá đắt đỏ

Chi phí nâng cấp dưng lượng RAM từ 4GB lên 8GB tốn khoản 100 USD và có thể tốn kém hơn nếu nó đi kèm với bộ vi xử lý mạnh và ổ lưu trữ lớn hơn. 12GB hoặc nhiều hơn là con số lý tưởng cho những chiếc máy tính xách tay “quái vật” với cấu hình khủng bố, có thể thay thế hoàn toàn cho desktop và thường có giá rất đắt.

PC - RAM RẺ, CHỚ NGẠI NGẦN CHI

Giống như trên laptop, những chiếc PC thông thường hoặc All-in-one PC cần tối thiểu 2GB RAM để hoạt động ổn định, tuy nhiên các chuyên gia tư vấn thường khuyên người dùng trang bị 4GB RAM cho một chiếc máy tính để bàn. Đơn giản vì RAM cho desktop rẻ hơn khá nhiều so với trên laptop hay tablet, nhiều chủng loại và tuổi thọ cũng bền hơn.

Một chiếc PC với dung lượng RAM lớn sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách mượt mà hơn

Nếu bạn muốn build case máy tính để làm đồ họa, kiến trúc, render 3D, chiến game khủng, mở hàng tá trình duyệt hay làm việc với những file Excel hàng chục MB,... việc nâng cấp lên RAM 12GB hoặc 16GB không phải là “vứt tiền qua cửa sổ” đâu nhé. Giờ đây, nhiều công ty đã tung ra thị trường những chiếc PC sở hữu dung lượng RAM 64GB hoặc nhiều hơn cùng với giá thành cắt cổ, nhưng người dùng thông thường sẽ không bao giờ sử dụng hết từng đấy RAM - dù có mở100 tab phim gì đó 1 lúc.

HÃY LÀ NGƯỜI TiÊU DÙNG THÔNG THÁI!

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nâng cấp phần mềm và cải thiện phần cứng, 2GB RAM giờ đây chỉ dành cho những laptop thông thường, Chromebook hay máy tính bảng, 4GB RAM là mức tối thiểu để các máy tính Windows hoặc OS X hoạt động mượt mà. 8GB RAM đủ để bạn chạy đa tác vụ, chạy ứng dụng nặng hay chiến game khủng một cách thoải mái.

Với nhu cầu chạy đa tác vụ, xử lý ảnh và chiến game nặng như mình - 12GB là quá đủ

Cuối cùng hãy note lại điều này, RAM không giống như bộ vi xử lý - nó không thể tăng tốc tất cả các ứng dụng. Trang bị 16GB RAM là vô ích nếu bạn chỉ dùng máy tính để lướt web, đọc báo hay chơi pikachu. Bạn cũng đừng ngại ngần bỏ ra thêm vài trăm nghìn để làm việc cũng như giải trí với các tựa game “khủng” một cách thoải mái. Độc giả của chúng tôi, thiết bị của bạn đang sở hữu bao nhiêu RAM?

Tham khảo: digitaltrends

Chrome phiên bản mới sẽ không "ngốn" RAM, chạy mượt và ít tốn pin hơn

Video liên quan

Chủ Đề