Tại sao phải thay đổi người tiến hành tố tụng

Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự quy định

1. Khái niệm người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm:

–  Kiểm sát viên.

–  Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.

–  Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.

2. Bình luận và phân tích người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Việc thay đổi người tiến hành tố tụng có thể do người tiến hành tố tụng tự mình từ chối tiến hành tố tụng hoặc có đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nếu có lý do do Bộ luật tố tụng hình sự quy định phải từ chối tiến hành tố tụng mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Hội thẩm, Thư ký Toà án không tự mình từ chối tiến hành tố tụng thì Kiểm sát viên, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi. Đây là một trong những quyền tố tụng quan trọng nhằm bảo đảm cho tố tụng hình sự được tiến hành một cách khách quan, vô tư, công bằng.

–  Trong số những người tiến hành tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định Kiểm sát viên mới có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Quyền đó xuất phát từ vai trò. vị trí, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Kiểm sát viên, trong đó có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Khi thực hiện chức năng đó, Kiểm sát viên có trách nhiệm phát hiện kịp thời những vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân đó.

Khi xét thấy có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, Kiểm sát viên có quyền yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên, đề nghị Chánh án Toà án thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án.

–  Có nhiều người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan và những người tiến hành tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự không quy định tất cả mà chỉ quy định một số người nhất định có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Đó là bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ. Những người tham gia tố tụng như: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

–  Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong tố tụng hình sự trước khi Hội đồng xét xử bắt đầu xét hỏi tại phiên toà.

–  Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể thẩm quyền và trình tự giải quyết đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là bảo đảm sự vô tử của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu có căn cứ để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 [BLTTHS 2015], người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

​​​​​​​

Theo điểm e khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015, người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

  • Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

  • Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

​​​​​​​

Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp “Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 BLTTHS thì trong các trường hợp khác [như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,...] có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc,... Mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,...

Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau. [theo điểm c mục 4 phần I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003]

Theo quy định tại các Điều 51, 52, 53, 54 BLTTHS 2015, người những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 49 BLTTHS 2015, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn có thể phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Điều tra viên, Cán bộ điều tra đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

  • Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

  • Thẩm phán, Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trường hợp “đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong vụ án đó” là đã tham gia giải quyết vụ án và đã ra bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Thẩm phán, Hội thẩm được phân công tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhưng chỉ tham gia ra các quyết định: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, hủy quyết định đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, thì vẫn được tiếp tục giải quyết vụ án. [theo điểm b mục 6 phần I Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao]

  • Thư ký Tòa án đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.      

Công ty Luật TNHH Sao Sáng với đội ngũ luật sư, chuyên viên hỗ trợ pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc các câu hỏi liên quan đến mọi lĩnh vực, để tư vấn cho Quý khách hàng có những phương hướng tối ưu và hiệu quả.

Trân trọng Kính chào!

Ví dụ: đơn ly hôn, ly hôn đơn phương, tư vấn luật, tư vấn pháp luật, ...

Video liên quan

Chủ Đề