Vì sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Triết học là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề cơ bản của triết học là gì, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm triết học là gì.

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy; những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Triết học phản ánh thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề chung nhất, những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng một cách có hệ thống dưới dạng lý luận.

Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thứclà quan hệ hai chiều, qua lại và tác động lẫn nhau, trong đó vật chấtquyết định ý thức, song ý thức thì không hoàn toàn thụ động mà tác động trở lại thực tiễn thông qua những hoạt động nhận thức của con người. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chính là mối quan hệ biện chứng.

Vật chất là gì?

Vật chất là một khái niệm thuộc phạm trùtriết họcdùng để chỉ những thực tại khách quan mà con người có thể thấy được, cảm nhận, sờ thấy. Đó là những hiện hữu trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có thể chụp lại, phản ánh, nó cho ta cảm giác.

Vật chất có hai nội dung chính như sau:

  • Là phạm trù thuộc triết học thể hiện thực tại khách quan và con người nhận thức được qua cảm giác.
  • Đó là cảm giác phản ánh, là sự chụp lại không phụ thuộc cảm giác, là cái mà con người hoàn toàn nhận thức được.

Ý thức là gì?

Ý thức được biết đến là sự phản ánh thế giới khách quan lên trí óc của con người với việc lấy các hoạt động thực tiễn làm cơ sở. Ý thức cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức chính là cảm nhận và suy nghĩ, tư duy của bộ óc con người sau khi nhìn thấy thực tiễn hay sự vật hiện tượng nào đó. Có người ý thức đúng hoặc sai, trừu tượng hoặc chân thực, đó là vấn đề cảm quan của từng người.

Ý thức có những nội dung chính như sau:

  • Sự phản ánh thực tại khách quan trên cơ sở hoạt động thực tiễn chính là bản chất của ý thức. Như vậy thì ý thức không phải là huyền bí.
  • Ý thức cho thấy hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Như vậy, bản thân sự vật đi vào trí óc của con người và được cải biên trong đó. Chính bởi thế mà nội dung phản ánh mang tính khách quan và mức độ cải biên như nào sẽ phụ thuộc vào chủ thể.
  • Ý thức là sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, ý thức cũng mang kết cấu phức tạp với nhiều thành tố

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Quảng cáo

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

a] Vai trò của vật chất đối với ý thức

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau.

Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức [bộ óc người, thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ], hoặc là chính bản thân thế giới vật chất [thế giới khách quan], hoặc là những dạng tồn tại của vật chất [bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ] đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

b] Vai trò của ý thức đối với vật chất

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.

Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ýthức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn [hoạt động vật chất] của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Ý thức phương pháp luận
  • Lý thuyết: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • Triết học là gì? vấn đề cơ bản lớn của triết học là vấn đề nào? Vị trí của vấn đề đó đối với sự phân định các trường phái triết học chính trong lịch sử?

    - Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới; về tự nhiên xã hội và tư duy; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.

  • Chủ nghĩa duy vật là gì? Nó có những hình thức - trình độ phát triển nào? Vì sao nói chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức - trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử?
  • Phạm trù [khái niệm] “vật chất” giữ vai trò gì đối với chủ nghĩa duy vật? Các nhà triết học duy vật trước Mác đã có quan niệm thế nào về “vật chất”? Nêu ưu điểm và hạn chế lịch sử của những quan niệm đó?

    - Phạm trù “vật chất" giữ vai trò là phạm trù cơ bản và nền tảng của chủ nghĩa duy vật [nói chung] và chủ nghĩa duy vật biện chứng [nói riêng].

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề