Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

(TNO) Nhiều người nghĩ 'bảo tàng' là một nơi khá khô khan, nhiều kiến thức nhưng nhàm chán thì phải nghĩ lại khi có dịp đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em
Quy trình làm nón lá của người Việt - Ảnh: Huỳnh Mai

Tự hào bản sắc văn hóa Việt Nam

Cảm nhận đầu tiên sau một ngày tham quan Bảo tàng Dân tộc học của tôi là hai chân mỏi nhừ và tốn nhiều năng lượng vì đây là một trong những bảo tàng hoành tráng nhất ở thủ đô.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi giới thiệu, tôn vinh một cách trang trọng và chi tiết nhất những bản sắc, phong tục, văn hóa của nhiều dân tộc anh em khắp Việt Nam. Tôi nghĩ rằng, chỉ thông qua sách vở, chúng ta không thể nào nhớ hết được những kiến thức về các dân tộc trên nhiều vùng miền đất nước. Nhưng với Bảo tàng Dân tộc học, từ cách trình bày, bố trí đến nội dung thể hiện đều rất khoa học và logic, khiến người xem dễ dàng nắm bắt và “thẩm thấu” trước nhiều sắc màu văn hóa của các dân tộc anh em.

Bảo tàng có ba khu vực tham quan: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á.

Khu vực trong tòa nhà là không gian giới thiệu 54 dân tộc anh em, trải dài trên 2 tầng. Ở tầng 1, khách tham quan sẽ được tìm hiểu khái quát về các dân tộc Việt Nam thông qua vùng cư trú. Sau đó, họ sẽ đi tham quan từng nhóm dân tộc như người Việt, người Mường, Thổ, Chứt… Từng dân tộc sẽ được hiện lên rõ nét qua những hiện vật, hình ảnh và video minh họa sinh động.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em
Đám tang của người Mường - Ảnh: Huỳnh Mai

Tôi đã bao lần ngỡ ngàng trước những hiện vật đẹp mắt, được trưng bày rất chăm chút như quần áo người dân tộc, đồ nghề thủ công; các mô hình về lễ nghi, ma chay, cưới hỏi, nghề truyền thống được dựng lại với đầy tâm huyết và trân trọng.

\n

Nhiều du khách rất thích thú khi được tìm hiểu về tục ma chay của người Mường, cách làm nón lá của người Việt, quy trình dệt vải của người Dao hay lễ nghi cưới hỏi của người Mông…

Tầng 2 là nơi trưng bày hiện vật của các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Thái, Lô Lô, Xơ đăng, Giarai… trải dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam.

Top những bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á

Ấn tượng nhất với tôi là khu vực trưng bày ngoài trời với 10 công trình nhà ở của các dân tộc, được chính những người dân tộc đến Hà Nội để dựng nên.

Đó là nhà sàn của người Tày, ngôi nhà rông cao 19 m của người Bana, nhà mồ của người Giarai, nhà dài của người Ê Đê, nhà nửa sàn nửa trệt của người Dao, nhà hoàn toàn bằng gỗ pơ mu của người H’ Mông… và đương nhiên, không thể thiếu ngôi nhà truyền thống xây theo hình chữ U của người Việt.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em
Nhà truyền thống của người Việt - Ảnh: Huỳnh Mai

Lần đầu tiên tôi được chứng kiến những sắc màu văn hóa trên khắp cả nước tụ về một khối, từng ngôi nhà đều mang trong mình những vẻ đẹp rất riêng. 

Với những giá trị văn hoá có sẵn, sự đa dạng của nhiều dân tộc anh em cùng cách đầu tư chăm chút, công phu đã khiến Bảo tàng Dân tộc học nằm trong top những bảo tàng hấp dẫn nhất của châu Á, theo trang du lịch Trip Advisor.

Câu 2: Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?

A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn.

B. Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác.

C. Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ.

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những giá trị về văn hóa của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.

Đây là địa điểm thu hút rất đông du khách tới tham quan mỗi năm. Giờ hãy cùng VNTRIP.VN tìm hiểu xem bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có những gì thú vị nhé!

Xem thêm: Bảo tàng Hồ Chí Minh: Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá về Bác

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Cổng vào bảo tàng dân tộc học Việt Nam (ảnh sưu tầm)

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đâu

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 8km. Bảo tàng mang ý nghĩa giá trị văn hóa to lớn quy mô quốc gia cũng như địa phương. Bạn có thể dễ dàng di chuyển tới đây bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy hoặc taxi. Đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến “không thể bỏ qua”.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Giới thiệu về bảo tàng

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được hình thành từ năm 1981 tại Hà Nội với diện tích 3,27 ha. Công trình này do kiến trúc sư Hà Đức Linh thiết kế và nữ kiến trúc sư Veronique Dollfus (người Pháp) thiết kế nội thất. Bảo tàng như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử cũng như văn hóa của đồng bào 54 dân tộc anh em tại Việt Nam với đa dạng nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Các hiện vật này được trưng bày theo nhiều loại khác nhau như: y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, tín ngưỡng và nhiều hoạt động tinh thần khác.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Bảo tàng như một bức tranh thu nhỏ về lịch sử và văn hóa của đồng bào 54 dân tộc Việt Nam (Ảnh sưu tầm)

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có gì hấp dẫn?

Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. Từ ngoài nhìn vào, du khách sẽ thu hút bởi cách trình bày, bố trí từ hình thức đến nội dung thể hiện đều rất khoa học và logic, dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

(Ảnh sưu tầm)

Tòa nhà Trống Đồng

Tòa nhà Trống Đồng có hai không gian, 1 không gian trưng bày theo chủ đề và luôn được làm mới ở tầng 2, còn không gian tầng 1 giới thiệu bản sắc 54 dân tộc. Tại đây có 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc. Để phục vụ khác tham quan, các hiện vật ở đây đều được dịch chủ yếu 3 thứ tiếng: Tiiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Pháp và một số thứ tiếng khác để du khách tiện cho việc tham quan, tìm hiểu bảo tàng.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Tái hiện hoạt động văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc (Ảnh sưu tầm)

Du khách sẽ ngỡ ngàng trước những hiện vật đẹp mắt được trưng bày cẩn thận từ quần áo, đồ nghề cho tới mô hình các lễ nghi, ma chay, cưới hỏi… Tất cả được dựng lại như một góc thu nhỏ cuộc sống cũng như văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc xưa kia.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

(Ảnh sưu tầm)

Khu trưng bày ngoài trời

Du khách sau khi tham quan qua tòa nhà Trống Đồng sẽ bắt gặp một khoảng sân lớn, đó khu trưng bày ngoài trời. Tại đây sẽ bắt găp những kiến trúc độc đáo của người dân tôc như nhà sàn của người Tày, nhà sàn của người Ê đê, nhà sàn của người Tày, nhà trệt lợp ván Pơmu của người H’mong. Nằm trong khuôn viên khu vườn còn có cối giã gạo bằng sức nước của người Dao.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Khu trưng bày ngoài trời (Ảnh sưu tầm)

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Khu trưng bày ngoài trời trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam (ảnh sưu tầm)

Khu trưng bày Đông Nam Á

Tiếp theo các du khách có thể tham quan khu trưng bày Đông Nam Á ở trong bảo tàng. Nhìn từ xa, du khách sẽ nhận thấy khu trưng bày được xây dựng theo hình cánh diều – một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực ASEAN. Cánh diều tượng trưng cho ước mơ, hoài bão, cho sự tự do còn mãi với thời gian.

Ở đây thường xuyên trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tranh kính Indonesia, một thoáng châu Á và vòng quanh thế giới. Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục, hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện, du khách có thể xem tư liệu văn hóa không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước ASEAN. Đây chính là cầu nối, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè khu vực Đông Nam Á cũng như nhiều nơi trên thế giới.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Nhìn từ xa, du khách sẽ nhận thấy khu trưng bày được xây dựng theo hình cánh diều (Ảnh sưu tầm)

Các hoạt động thú vị ở Bảo tàng

Du khách đến đây không chỉ tham quan mà vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, Bảo tàng Dân tộc học còn tổ chức nhiều chương trình biểu diễn múa rối nước, các hoạt động văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam phục vụ du khách. Ngoài ra du khách sau khi tham quan bảo tàng có thể dừng chân mua vài món đồ lưu niệm nhỏ nhắn, xinh xắn về làm quà cho gia đình hay những người bạn của mình.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

Chương trình biểu diễn múa rối nước (Ảnh sưu tầm)

Không chỉ đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mà du khách còn cảm nhận được sự giao thoa mang đậm né tvăn hóa của các nước Đông Nam Á. Điều này càng làm cho mối quan hệ giữa văn hóa Việt nam với văn hóa của các nước Đông Nam Á trở nên tốt đẹp hơn.

Vì sao nói bảo tàng dân tộc học Việt Nam là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em

(Ảnh sưu tầm)

Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của 54 dân tộc anh em kết hợp những sắc màu văn hóa trên khắp cả nước, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chắc chắn là một trong những địa điểm mà các bạn không thể bỏ qua khi đến với thủ đô. Nếu bạn có chọn địa điểm du lịch đến Hà Nội để tới tham quan, bạn có thể đặt phòng tại VNTRIP.VN.