Vì sao nói Đacuyn đã thành công hơn Lamac trong việc giải thích sự thích nghi của sinh vật

Câu 2 trang 143 SGK Sinh học 123 nâng cao

Đề bài

Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Lời giải chi tiết

Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật vì:

- Quan niệm cho rằng trong lịch sử không có loài nào bị đào thải không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học.VD: bò sát khổng lồ, quyết khổng lồ… bị diệt vong.

- Quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. Điều này không phù hợp với quan niệm ngày nay về đặc điểm vô hướng của biến dị, tính đa hình của quần thể hay thường biến không di truyền.

Loigiaihay.com

  • Câu 3 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Giải bài tập Câu 3 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

  • Câu 4 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Giải bài tập Câu 4 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

  • Câu 5 trang 144 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Giải bài tập Câu 5 trang 144 SGK Sinh học 12 nâng cao

  • Câu 6 trang 144 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Giải bài tập Câu 6 trang 144 SGK Sinh học 12 nâng cao

  • Câu 1 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Giải bài tập Câu 1 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Học thuyết tiến hoá Lamac

a.Quan điểm của Lamack về sự hình thành loài hươu cao cổ

Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nênkhan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.

b. Nguyên nhân hình thành

  • Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhau →sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến
  • Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền lại cho thế hệ sau

c. Kết quả của học thuyết

d. Ưu điểm của học thuyết

  • Đã chứng minh sinh giới, kể cả loài người là 1 sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp.
  • Bước đầu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh thông qua việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan và sư di truyền cho đời sau các tập tính thu được.

e. Khuyết điểm của học thuyết

  • Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
  • Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
  • Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.

1.2. Học thuyết Đacuyn

a.Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ

Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.

b. Nguyên nhân hình thành

Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.

c. Kết quả của học thuyết

  • Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.
  • Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.

d. Ưu điểm của học thuyết

  • Phát hiện ra vai trò của chọn lọc tự nhiên để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.
  • Là người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể [gọi tắt là biến dị] => nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.
  • Thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. Chứng minh sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung.

e. Khuyết điểm của học thuyết

  • Chưa giải thích được cơ chế di truyền.
  • Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.

1.3. So sánh các luận điểm củahọc thuyết Lamac vàhọc thuyết Đacuyn

So sánh học thuyết tiến hóa Lamac và học thuyết tiến hóa Đacuyn

Cập nhật lúc: 15:14 22-12-2015 Mục tin: Sinh học lớp 12

02 hoc thuyet lamac va hoc thuyet dacuyn TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [251.07 KB, 4 trang ]

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
[TÀI LIỆU BÀI GIẢNG]

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Học thuyết Lamac
Lamac là người đầu tiên đưa ra quan điểm về tiến hóa. Theo ông, sinh giới ngày nay được hình
thành nhờ quá trình tiến hóa.
Tiến hóa là sự phát triển có tính kế thừa của lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến
phức tạp là dấu hiệu của tiến hóa.
Lamac cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động
của động vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ, đưa đến sự hình thành loài mới.
Khi giải thích các đặc điểm hợp lý trên cơ thể sinh vật, Lamac cho rằng ngoại cảnh thay đỏi chậm
chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. Lamac
quan niệm: Sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể
trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và không có loài
nào bị đào thải.
Quá trình hình thành loài trong quá trình tiến hoá theo quan điểm của Lamac?
Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Lamac đã giải thích sự hình thành loài Hươu cao cổ từ loài Hươu cổ ngắn như thế nào?
Khi dưới thấp không còn lá cây [môi trường sống thay đổi], các con Hươu đều phải chủ động vươn
cổ lên để lấy được các lá trên cao [thay đổi tập quán hoạt động của cổ] → cổ Hươu dài dần và được di
truyền cho đời sau → qua nhiều thế hệ loài Hươu cổ ngắn thành loài Hươu cổ dài.
Hạn chế của Lamac
+ Do hạn chế của trình độ khoa học đương thời , Lamac phân biệt biến dị di truyền với biến dị
không di truyền. Lamac cho rằng thường biến di truyền được
+ Lamac chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. Ông cho


rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có
loài nào bị đào thải. Điều này không đúng với các tài liệu cổ sinh vật học: Số lượng loài ngày nay trên trái
đất ít hơn nhiều so với số lượng loài đã bị đào thải. Mặt khác các bằng chứng hóa thạch đã cho chúng ta
thấy có rất nhiều các sinh vật đã bị đào thải do không thích nghi với điều kiện môi trường.
+Lamac quan niệm sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi
trường và mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh
mới. Điều này cũng không phù hợp với quan niệm ngày nay về biến dị trong quần thể.
II. Học thuyết của Đacuyn
Đacuyn là người đưa ra học thuyết về tiến hóa tương đối hoàn chỉnh. Những đóng góp của ông có ý nghĩa
rất lớn với di truyền học hiện đại.
1. Biến dị cá thể
Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài xuất hiện trong quá trình sinh sản, mang
tính chất bẩm sinh và không có hướng xác định [vô hướng]. Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu
của quá trình tiến hóa.
Biến dị cá thể có 2 hướng:
+ Có lợi cho sinh vật: Những đặc tính giúp cho khả năng sinh sản, sống sót tốt hơn
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

+ Có hại cho sinh vật: Những đặc tính giúp cho khả năng sinh sản, sống sót kém hơn
Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, những biến dị có lợi sẽ sống sót, sinh sản ưu thế, con cháu
ngày càng đông

tiềm năng sinh sản ngày cảng lớn. Những biến dị có lợi được di truyền cho thế hệ sau.
Trong quần thể còn lại những cá thể thích nghi với môi trường.
2. Nguyên nhân, cơ chế và kết quả của quá trình tiến hóa
Chọn lọc tự nhiên: Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Nguyên nhân tiến hoá: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Cơ chế tiến hoá: Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự
nhiên.
Hình thành các đặc điểm thích nghi: Là sự tích lũy những biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên: CLTN đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống.
Quá trình hình thành loài: Loài mới được hình thành dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính
trạng.
Tồn tại trong học thuyết tiến hoá theo quan điểm của Lamac và Đacuyn
+ Chưa phân biệt được biến dị di truyền với biến dị không di truyền.
+ Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
+ Chưa hiểu rõ cơ chế, tác dụng của ngoại cảnh và của chọn lọc tự nhiên.
+ Chưa thấy được vai trò của sự cách li đối với việc hình thành loài.
3. Chọn lọc nhân tạo
Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn luôn xuất hiện nhiều biến dị. Những cá thể mang
biến dị có lợi cho con người sẽ được ưu tiên giữ lại để nhân giống. Những cá thể mang biến dị bất lợi cho
con người sẽ bị loại bỏ, hạn chế sinh sản. Đó là quá trình chọn lọc nhân tạo, bao gồm 2 mặt song song
vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của
con người. Chọn lọc nhân tạo à nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật
nuôi cây trồng. Nó giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu
cầu xác định của con người.
Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo những hướng khác
nhau. Trong mỗi hướng, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi ở sinh ật, giữ lại những dạng tốt
nổi bật, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát
sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên. Đó là quá trình phân li tính trạng giải thích sự
hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài, xuất phát từ 1 hoặc một vài dạng tổ tiên hoang
dại.

III. Luyện tập một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu
phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 2. Theo Đacuyn, nhân tố chọn lọc đột biến không cánh ở sâu bọ tại quần đảo Mađerơ là
A. thường xuyên không có gió.
B. thường xuyên có gió mạnh.
C. thường xuyên có gió yếu.
D. thường xuyên có mưa to.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Câu 3. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là
A. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành các loài mới.
D. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá.
Câu 4. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là

A. giải thích được sự hình thành loài mới.
B. đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này.
C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
D. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 5. Quan niệm nào sau đây là của Đacuyn?
A. Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo
con đường phân li tính trạng.
B. Các cá thể cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi chậm chạp của ngoại cảnh, không có
loài nào bị đào thải.
C. Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc theo hướng thích
nghi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là
nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
Câu 7. Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đacuyn được đo bằng
A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản.
B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn.
C. sức khoẻ của cá thể đó.
D. mức độ sống lâu của cá thể đó.
Câu 8. Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 9. Theo học thuyết Đacuyn, nguyên nhân chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp theo không gian và thời gian.

B. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
C. sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật.
D. sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn lọc nhân tạo [CLNT] trong
học thuyết tiến hoá của Đacuyn?
A. CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục
tiêu sản xuất của con người.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

B. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây
trồng.
C. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định
tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng.
D. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác
nhau dẫn tới sự phân li tính trạng.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


Hocmai.vn

- Trang | 4 -



Tuyển tập các câu hỏi sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [67.35 KB, 4 trang ]

TUYỂN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP TIẾN HÓA – PHẦN 2
11. Tại sao những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi người và phôi của nhiều loài động vật lại
được xem là bằng chứng gián tiếp của tiến hóa ?
Khi so sánh quá trình phát triển phôi ở nhiều loài động vật có xương sống từ cá cho đến người, heackel và Baer nhận
thấy các loài có cấu tạo ở cá têể trường thành có thể khác xa nhau nhưng trong quá trình phát triển phôi lại rất giống
nhau. Các loài càng gần nhau trong hệ thống phân loại càng có nhiều đặc điểm giống nhau. Từ đó có thể nhận ra
người có họ hàng thân thuộc với vượn người hiện đại và có quan hệ về nguồn gốc với các họ khác trong lớp Thú và
có quan hệ họ hàng xa hơn với các loài trong siêu lớp Tetrapoda.
12. Lamac giải thích như thế nào về tính đa dạng của sinh giới ? Vì sao nói Lamac chưa thành công trong việc
giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật ?
Giải
thích
tính
đa
dạng:
- Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi làm các loài sinh vật biến đổi dần dà và liên tục
tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Do tác động của ngoại cảnh làm thay đổi tập quán hoạt động và biến đổi cấu tạo cơ thể của động vật. Các biến đổi
riêng lẻ, nhỏ nhặt được tích lũy và di truyền qua các thế hệ dẫn đến những biến đổi ngày càng sâu sắc.
Chưa thành công
- Ông cho rằng ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật phản ứng phù hợp, kịp thời do đó trong lịch sử không có
loài nào bị đào thải - điều này trái với các tài liệu cổ sinh học.
- Ông cho rằng sinh vật phản ứng phù hợp với sự thay đổi của môi trường và mọi cá thể trong loài đều đồng loạt
phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới - điều này không đúng với quan niệm hiện đại về tính vô
hướng của biến dị và tính đa hình của quần thể.
- Do trình độ khoa học đương thời nên ông chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
13. Nội dung của thuyết tiến hóa của Đacuyn gồm 3 vấn đề chính, hãy tóm tắt các vấn đề đó và cho biết
nguyên nhân của sự tiến hóa là gì ? Theo quan điểm Đacuyn tại sao đa số sâu bọ ở quần đảo Mađerơ trong
Đại Tây Dương không bay được?
* Nội dung cơ bản của học thuyết Đacuyn: bao gồm quan niệm về biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên hoặc chọn
lọc nhân tạo.


- Biến dị:
Biến
dị
xác
định:
ít

ý
nghĩa
trong
chọn
giống

tiến
hóa
- Biến dị cá thể - biến dị không xác định - là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa
- Di truyền: qua sinh sản, biến dị cá thể được di truyền cho thế hệ sau.
- Chọn lọc:
- Quá trình gồm 2 mặt: tích lũy biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại
- Gồm chọn lọc tự nhiên và chọn nhân tạo
* Nguyên nhân tiến hóa: Quá trình chọn lọc diễn ra trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
* Sâu bọ không bay được: do tác động của chọn lọc tự nhiên - gió mạnh và thường xuyên - đào thải các loài sâu bọ
bay yếu, chỉ còn các loài sâu bọ có cánh tiêu giảm hoặc không có cánh bò sát mặt đất hoặc sâu bọ có cánh khỏe
thắng được gió biển.
14. So sánh quan niệm của Đacuyn về sự chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
* Điểm giống:


- Biến dị cung cấp nguyên liệu, di truyền tạo điều kiện tích lũy các biến dị có lợi. Quá trình chọn lọc bao gồm 2 mặt
song song: tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại.

- Kết quả của sự chọn lọc diễn ra theo chiều hướng dẫn đến sự phân li tính trạng, hình thành tính thích nghi và đa
dạng ở sinh vật.
* Điểm khác
Nội dung

Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc tự nhiên

Đối
tượng

Do con người tiến hành trên vật nuôi cây
trồng - từ khi con người biết chăn nuôi và
trộng trọt.

Xảy ra với mọi sinh vật hoang dại trong
thiên nhiên - từ khi sự sống hình thành.

Động lực

Nhu cầu nhiều mặt của con người

Sự đấu tranh sinh tồn trong điều kiện sống
của sinh vật.

Thích
nghi

Vật nuôi, cây trồng thích nghi với nhu cầu Sinh vật hoang dại thích nghi với môi

của con người.
trường sống của chúng.

Đa dạng

Phân li tính trạng hình thành các giống vật Phân li tính trạng hình thành các dạng mới,
nuôi, cây trồng cùng loài
khi có điều kiện cách li sinh sản dẫn đến
hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên.

Kết quả

Hình thành nòi và thứ

Hình thành loài mới

15. So sánh quan điểm của Lamac và Đacuyn về nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.
Nội dung Quan niệm của Lamac

Quan niệm của Đacuyn

Nguyên
nhân tiến
hóa

- Ngoại cảnh thay đổi dần qua không gian và Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua
thời gian.
tính biến dị và di truyền của sinh vật
- Biến đổi trực tiếp ở thực vật và động vật
bậc thấp - gián tiếp [do thay đổi tập quán] ở

động vật bậc cao nhờ có hệ thần kinh.

Cơ chế
tiến hóa

- Tất cả các đặc tính thu được trong đời cá
thể đều được di truyền.

- Tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các
biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự
nhiên.

Hình
- Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có sự
thành đặc thích nghi phù hợp.
điểm thích - Không có sự đào thải.
nghi

- Biến dị cá thể phát sinh vô hướng.
- Dạng thích nghi tồn tại, dạng kém thích
nghi bị đào thải

Hình
- Hình thành qua nhiều dạng trung gian,
thành loài tương ứng với những thay đổi ngoại cảnh.
mới

- Hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới
tác dụng của chọn lọc tự nhiên, bằng con
đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc

chung.

Ưu điểm

- Đề cao vai trò của ngoại cảnh đối với quá - Giải thích thành công tính thích nghi và đa
trình tiến hóa của sinh vật.
dạng nhờ tác động song song tồn tại 2 mặt
tích lũy và đào thải của quá trình chọn lọc tự
nhiên

Tồn tại
chung

- Chưa phân biệt biến dị di truyền và biến biến dị không di truyền.
- Chưa hiểu nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị.
- Chưa giải thích được cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên.


16. Phân tích nguyên nhân, nội dung, kết quả của quá trình phân li tính trạng. So sánh kết quả của phân li
tính trạng trong chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
- Nguyên nhân: Chon lọc tự nhiên hoặc chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo nhiều hướng, ở mỗi hướng quá trình
chọn lọc đều giữ lại những cá thể thích nghi nhất.
- Nội dung: Sự tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại trong quá trình chọn lọc.
- Kết quả: Hình thành nhiều dạng mới khác nhau và khác dạng gốc ban đầu, mỗi dạng thích nghi với một hướng
chọn lọc nhất định.
- Điểm giống nhau: Đều là quá trình phân hóa dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh
vật.
- Điểm khác nhau:
- Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự hình thành loài mới trong tự nhiên.
- Chọn lọc nhân tạo dẫn đến sự hình thành nòi và thứ vật nuôi, cây trồng mới trong cùng loài

Lưu ý rằng quan niệm này chỉ đúng trong thời đại của Đacuyn. Khoa học chọn giống hiện đại đã có thể tạo ra những
loài mới chưa từng có trong điều kiện tự nhiên và các dạng vật nuôi, cây trồng mới hình thành đã được phân loại học
hiện đại xếp vào những loài, thậm chí chi khác nhau.
Ví dụ: Cải củ Raphanus sativus - Cải bắp Brassica oleracea
17. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ [tiến hóa vi mô]

Tiến hóa lớn [tiến hóa vĩ mô]

- Tiến hóa nhỏ xảy ra trong phạm vi tương đối - Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn, qua
hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn nên có thể thời gian lịch sử rất dài, chỉ có thể nghiên cứu gián
nghiên cứu bằng thực nghiệm.
tiếp qua cổ sinh học, giải phẩu học so sánh .... Gần
đây cũng đã có nhiều thực nghiệm nhằm kiểm
chứng các luận điểm của tiến hóa lớn
- Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần
kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài
mới ...Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát
sinh đột biến, phát tán đột biến và tổ hợp các đột
biến qua giao phối, chọn lọc các đột biến có lợi,
cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với
quần thể gốc dẫn đến hình thành loài mới

- Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị
phân loại trên loài [chi, họ, bộ, lớp, ngành]. Thuyết
tiến hóa lớn đã góp phần làm sáng tỏ quan niệm của
Đacuyn về quan hệ và nguồn gốc chung của các
loài.

- Tiến hóa nhỏ là vấn đề trung tâm của thuyết - Tiến hóa lớn không chỉ là hệ quả của tiến hóa nhỏ,

tiến hóa hiện đại.
mà còn có những quy luật riêng của nó như hiện
tượng đồng quy tính trạng.
18. Nội dung của thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính ?
"Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chon
lọc tự nhiên."
- Đây là một nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử - loại đột biến trung tính đã được di truyền học phân
tử xác định.
- Bằng chứng trong tự nhiên: tính đa hình cân bằng của các nhóm máu ABO trong quần thể người cũng là kết quả
của quá trình củng cố những đột biến ngẫu nhiên, trung tính.
- Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hóa bằng con đường chọn
lọc tự nhiên.


Nếu như thuyết tiến hóa tổng hợp giải thích thành công sự tiến hóa thích nghi ở cấp độ cá thể, quần thể, loài ... thì
thuyết tiến hóa của Kimura xem sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở
cấp độ phân tử.
19. Tại sao nói tiến hóa lớn vừa là hệ quả của tiến hóa nhỏ vừa có những quy luật riêng của nó ?
- Tiến hóa nhỏ diễn ra bằng con đường phân li tính trạng, sự phân li tính trạng kéo dài trên phạm vi loài tất yếu dẫn
tới sự hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành. Do đó tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn diễn
ra theo cùng một cơ chế chọn lọc tự nhiên bằng con đường phân li tính trạng.
- Mặt khác, một số loài thuộc các đơn vị phân loại khác xa nhau nhưng sống trong cùng một điều kiện giống nhau đã
được chọn lọc tự nhiên diễn ra theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến thích nghi tương tự nhau nên hình
thành một số đặc điểm hình thái giống nhau. Đó chính là quá trình chọn lọc theo con đường đồng quy tính trạng, là
nét riêng của tiến hóa lớn.
Ví dụ: cá mập - ngư long - cá voi đều có hình dạng cá nhưng rất khác nhau về mức độ tổ chức cơ thể vì cá mập là cá
sụn, ngư long thuộc lớp Bò sát còn cá voi là thú quay lại đời sống dưới nước; hoặc chuột túi và gấu túi có những đặc
điểm thích nghi tương tự nhau.




Video liên quan

Chủ Đề