Vì sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu GDCD 11

GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [227.37 KB, 31 trang ]

*] VÀI KHÁI NIỆM CẦN LÀM RÕ.
Trước khi phân tích bất kỳ một vấn đề nào, một thao tác không thể
thiếu là làm rõ các khái niệm liên quan. Dưới đây cách hiểu riêng của nhóm
về ba khái niệm giáo dục, chính sách giáo dục, quốc sách hàng đầu.
Giáo dục: không có một định nghĩa về giáo dục nhưng ai cũng có thể
hiểu một cách đơn giản nhất giáo dục nghĩa là dạy và học. Xét trên góc độ
lý luận, giáo dục là một bộ phận thuộc một chế định của Hiến pháp: Văn
hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ. Giáo dục vừa là một lĩnh vực điều
chỉnh gồm nhiều quan hệ xã hội của pháp luật, vừa là một nhóm các mục
tiêu, yêu cầu mà nhà nước đặt ra để thực hiện.
Chính sách giáo dục: Là các chính sách do nhà nước đặt ra nhằm điều
chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục.
Quốc sách hàng đầu: Là những chính sách trọng tâm có vai trò chính
yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt
của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, , các biện pháp và
phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.
1. GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU.
1.1. Vai trò vị trí của giáo dục.
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các
quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược
phát triển đất nước như vây?
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát
triển kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người.
Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục
mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được
một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở


mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt.
- Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, Năm
1086 thi lấy người có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện. Từ
đó đến các triều đại tiếp theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn...các
khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục
vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên
của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có
tài, đó là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là
quốc sách hàng đầu của dân tộc ta.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược
con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn tài
nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà
chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người. Muốn tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục-
đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật
chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá .
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay,
hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng
tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con
người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua
quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay được
nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu
thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia
nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát
triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công
nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ
II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi giáo
dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo
cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển.

Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản
xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ
nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư
tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo
đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc
hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ
rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con
người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ
quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộclà những người kế thừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội
Như vậy giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ
sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người
của Đảng và Nhà nước ta.
1.2 Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp.
Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô
giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và
Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản
Hiến pháp.
Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong
một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và
nghĩa vụ của người công dân.
+ Hiến pháp 1946:
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời thì giáo dục
đã được nhắc đến như một vấn đề quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Ngay sau CMT8-1945 thành công
cùng với nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Chủ thịch Hồ Chí Minh
đã chú tâm ngay đến giặc dốt. Trong HP 1946, vấn đề GD-ĐT đã được đề

cập đến trong Điều 15:
Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa
phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiến của mình.
Học trò nghèo được Chính phủ giúp
Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chuong trình nhà nước.
Tuy chưa được quy định cụ thể song nhận thức được tầm quan trọng của
GD nên Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật như sắc lệnh
số 17 ngày 08/9/1945 đặt ra một bình dân học vụ, sắc lệnh số 19 ngày
08/9/1945 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp bình dân buổi tối, sắc
lệnh số 20 ngày 08/9/1945 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc
và không mất tiền, sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946 đặt những nguyên tắc
căn bản của nền giáo dục mới.
+ Hiến pháp 1959 đã có một điều luật cụ thể giành cho giáo dục Điều
33: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền học tập. Nhà
nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển dần các
trường đại học và cơ quan văn hóa phát triển hình thức giáo dục bổ túc văn
hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở
thành thị và nông thôn để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó.
+ Đến Hiến pháp 1980 giáo dục bắt đầu được tách riêng ra và đưa vào
trong một chế định cụ thể, những quy định về giáo dục cũng cụ thể và hoàn
thiện hơn, thể hiện trong điều 40 và 41.
+ Đến Hiến pháp 1992, những quy định cơ bản về giáo dục thể hiện rõ
tính kế thừa hiến pháp 1980 đồng thời là một bước phát triển tiến lên. Tuy
chỉ thể hiện trong 2 điều 35 và điều 36 những nội dung trong đó là tương
đối đầy đủ, hoàn thiện và sát yêu cầu thực tế.
Qua bốn bản hiến pháp Việt Nam, ta có thể coi tư tưởng coi trọng giáo
dục đã xuất hiện ngay tử buổi đầu lập hiến nhưng chỉ đến những năm 80 thì
nó mới thực sự được thể chế hóa rõ nét. Thời kỳ hiện nay, thời kỳ hiến
pháp 1992 sửa đổi, sau một khoảng thời gian dài thực hiện các chính sách
phát triển giáo dục, thành quả có, tồn tại có, thắng lợi có, yếu kém có... ta

hoàn toàn có thể khẳng định tính đúng đắn của các điều khoản ghi nhận cho
giáo dục trong các bản hiến pháp, đặc biệt hiến pháp 1992 với chính sách
Giáo dục là quốc sách hàng đầu Việt Nam.
2.CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
2.1] Nhà nước coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu là một sự đổi mới về nhận thức
của Nhà nước và lần đầu tiên được quy định tại điều 35 Hiến pháp 1992.
đến Nghị quyết Trung ương II [Đại hội Đảng VIII. Từ thực tế của xã hội
Việt Nam cũng như các nước khác, Đảng và Nhà nước ta phải có cách nhìn
nhận mới, phải coi giáo dục là một hoạt động đặc biệt, nhờ đó hình thành và
bồi dưỡng nhân cách công dân, đào tạo những người lao động có tay nghề
cao, năng động và sáng tạo... vì vậy không có sự đầu tư nào mang lại nhiều
lợi ích như dầu tư cho giáo dục và khuyến khích các nguồn đầu tư khác,
đồng thời phải ban hành những chính sách phù hợp để điều chỉnh trong lĩnh
vực giáo dục. Đáp ứng đòi hỏi này ngày 09/12/2000, Quốc hội khóa X đã
thông qua hai nghị quyết quan trọng: Nghị quyêt số 40 về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41 về thực hiện phổ cập giáo dục
trung học cơ sở.
Dưới đây bảng tập hợp lại số liệu trong bản báo cáo của bộ Giáo dục.
Số chi ngân sách từ trung ương mà nhà nước kiểm soát được.
Bảng 1: Chi ngân sách cho giáo dục [tỷ đồng]
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng chi từ ngân sách
theo loại chi
19.747 22.601 28.951 34.872 42.943 54.798
Chi thường xuyên 16.082 18.754 24.162 28.712 35.717 44.798
Chi đầu tư 3.665 3.847 4.789 6.160 7.226 10.000

Tổng chi từ ngân sách
theo cấp

19.747 22.601 28.951 34.872 42.943 54.798
Chi ở địa phương 15.452 17.471 22.535 27.412 32.063 40.458
Chi ở trung ương 4.295 5.130 6.416 7.460 10.880 14.340
Nguồn: Giáo dục Việt Nam Đầu tư và Cơ cấu Tài chính [Hà Nội, tháng 10
năm 2007]
Đảng đã đề ra sáu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó định hướng thứ hai là
Thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Luật Giáo dục năm
2005 cũng một lần nữa nhấn mạnh lại vấn đề này trong điều 9 Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Tuy có sự khác nhau về thuật ngữ và phạm vi ngoại diên
[giáo dục. giáo dục đào tạo, phát triển giáo dục] nhưng nhìn ở góc độ tổng
thể thì từ ba văn bản trên ta đều thấy rõ được ý chí của Đảng, Nhà nước coi
giáo dục [với nghĩa đầy đủ của nó] là quốc sách hàng đầu.
2.2] Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về
mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo
viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
a] Vấn đề phổ cập giáo dục.
Điều 11 Luật giáo dục quy định về phổ cập giáo dục như sau:
1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.
Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều
kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình
độ giáo dục phổ cập.
3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong gia
đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ
cập.
Trước đó nghị quyết số 41/2000/QH10 đã tán thành chủ trương thực
hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước từ năm 2001 đến năm
2010. Trong những năm đổi mới sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển về

quy mô, đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân; cả nước đã
hoàn thành phổ cập tiểu học vào năm 2000 và đến năm học 2004-2005 đã
có 20 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành phổ
cập trung học cơ sở.
b] Vấn đề đổi mới chương trình giáo dục, mở rộng quy mô giáo dục.
Nghị quyết số 40/2000/QH10 chỉ ra rằng: Mục tiêu của việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn
truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước
phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Mở rộng quy mô giáo dục cũng là một nhiệm vụ cấp bách gắn với nó là
một loạt mục tiêu cụ thể:
-Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm
2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70-80%
tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp- ứng dụng vào
khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về
số lượng, có phẩm chất đạo đức là lương tâm nghề nghiệp, có trình độ
chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ
sinh viên /giảng viên của hệ thống giáo dục không quá 20. Đến năm 2020 có
ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 20% đạt trình độ tiến sỹ; đến
năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ
tiến sỹ.
Đổi mới sách giáo khoa cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan
trọng : Việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai thí
điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các
mục tiêu nêu trên; lầm lượt triển khai địa trà việc áp dụng chương trình,

sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm 2002-2003, bắt đầu lớp
10 từ năm 2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều
thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
1. Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý giáo dục.
Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề này như sau:
- Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ
chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm
về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.
- Quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện
chiến lược phát triển; chỉ đạo triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng và
kiểm định giáo dục đại học; hoàn thiện môi trường pháp lý; tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại
học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.
- Xây dựng Luật Giáo dục đại học [Nghị quyết 14/2005/NQ-CP]
- Đổi mới toàn diện công tác quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng
phân công, phân cấp rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ sở giáo dục,lấy việc
quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; củng cố, tổ chức thanh tra và
đẩy mạnh công tác thanh tra giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng giáo
dục hàng năm, đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích
chủ nghĩa.
[ Nghị quyết 37/2004/QH11]
d] Vấn đề ngân sách cho giáo dục :
Được quy định cụ thể trong mục 2 chương VII Luật giáo dục 2005.
Nghị quyết số 37/2004/QH11 về giáo dục cũng đã định ra mức đầu tư ngân
sách cho giáo dục như sau:
Đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo đảm bảo đạt tỉ lệ 20% tổng
chi ngân sách nhà nước trước năm 2010 từ 2 đến 3 năm. Đảm bảo tỷ lệ hợp
lý giữa chi lương và chi cho các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để
thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục...

Nghị quyết số 14/2005 NQ-CP bổ sung thêm:
Bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo
dục đại học thực hiện các nhiệm cụ khoa học và công nghệ quy định trong
Luật Khoa học và công nghệ.
2.3 Sự đảm bảo phát triển cân đối hệ thống giáo dục từ phía Nhà nước.
Nhà nước ta phát triển đồng đều tất cả các cấp và trình độ đào tạo
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục
mầm non vì đây là độ tuổi mà trẻ em đặt nền móng đầu tiên cho tính tình
của nó với những nét tính cách mang tính ổn định lâu dài. Quan tâm đến
giáo dục phổ thông vì tiểu học là trình độ phổ cập bắt buộc, trung học cơ sở
là mục tiêu phổ cập tiếp theo, và trung học phổ thông là bước quan trọng
bậc nhất trong việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa và nghề nghiệp cho con
người. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến giáo dục đại học và sau đại học vì
đây là khâu cốt yếu nhất để đào tạo và phát huy tối đa nguồn nhân lực,
nguồn vốn tri thức cho đất nước trong điều kiện hội nhập. Bên cạnh giáo
dục chính quy, nhà nước mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục
thường xuyên. Bên cạnh hệ thống các trường công lập, nhà nước còn phát
triển hệ thống các trường dâh lập và tư thục, luôn có những chính sách
nhằm đa dạng hóa các loại hình trường. Tuy cơ cấu về ngân sách đầu tư là
khối lượng chương trình giữa các cấp học, các trình độ đào tạo là khác nhau
nhưng nhìn chung chúng đều được cân đối và phát triển một cách đồng đều.
2.4] Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân.
Với tư cánh là một quốc sách hàng đầu, giáo dục phải được xem là sự
nghệp của toàn dân. Điều 12 Luật giáo dục 2005 ghi nhận việc xã hội hóa
sự nghiệp giáo dục :
a] Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà
nước và sự nghiệp của toàn dân.
b] Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục,
thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục,
khuyến khích , huy động và tạo điều kiện đẻ tổ chức, cá nhân tham gia

phát triển sự nghiệp giáo dục.
c] Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
Để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, phải xã hội hóa giáo dục
tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội trong
sự nghiệp giáo dục; phải xây dựng một cộng đồng trách nhiệm của các
tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã
hội lành mạnh và thuận lợi cho cá hoạt động giáo dục; phải đa dạng hoá
giáo dục để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để
phát triển giáo dục...nhà nước một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo dục mặt
khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước phải ban hành
các văn bản pháp luật tổ chức chỉ đạo thực hiện và phối hợp với các tổ
chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo
ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.
2.5] Các chính sách ưu tiên của Nhà nước để đảm bảo phát triển
giáo dục ở miền núi, các cùng dân tộc thiểu số, cùng đặc biệt khó
khăn.
Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giả học phí cho người học là
đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi
nương tựa. Người tàm tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có
hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.
Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp theo
chế độ cử tuyển đối với học sinh các dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn để đaò tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng này.
Nhà nước dành riêng chỉ tiêu tuyển cử đối với những dân tộc thiểu số
chưa có hoặc có rất ít cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; có
chính sách tạo nguồn tuyển sinh trên cơ sở tọa điều kiện thuận lợi để học
sinh các dân tộc này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng

thời gian học dự bị đại học.
Nghị quyết số 37/2004/QH11 cũng nhấn mạnh:
Thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển
giáo dục vùng đồng bào đân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và giáo
dục cho trẻ em khuyết tật.
3.THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
3.1 Thực trạng :
a] Những kết quả đạt được của nền giáo dục Việt Nam.
Việt Nam được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nước có
những thành tựu đáng kể về giáo dục, đào tạo so với nhiều nước có thu
nhập tính theo đầu người tương đương. Việt Nam hoàn toàn có khả năng
hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [MDG] về phổ cập giáo dục
tiểu học trước năm 2015. Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống giáo
dục đầy đủ các cấp học ở mọi vùng, miền với nhiều loại hình trường lớp với
số lượng học sinh đến trường ở các cấp ngày một tăng. Năm học 2004-
2005, đã có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học trong hơn 37.000 cơ
sở giáo dục - đào tạo.
Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng được mở rộng về quy mô
đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp, chương trình đào tạo dần
dần được đổi mới. Nền giáo dục đại học Việt Nam một mặt đã đáp ứng xu
hướng thế giới là tiến tới phổ cập giáo dục đại học, mặt khác vẫn giữ nền
tảng giáo dục tinh hoa. Việc đầu tư cho đội ngũ giáo viên đã được chú trọng
đặc biệt.
Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập
tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi
15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3
năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ
lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.

Ngành giáo dục và đào tạo đã đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản mà Chiến
lược phát triển giáo dục đề ra cho năm 2005 trong năm học 2003-2004. Phổ
cập giáo dục tiểu học đã đạt được thành tích đáng kể ở tất cả các vùng miền
trong cả nước. Việt Nam được đánh giá là có tiến bộ nhanh hơn so với phần
lớn các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc khắc phục
những sự chênh lệch về giới và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi. Tỷ lệ học
sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi đã tăng từ 90% trong thập niên 1990
lên gần 98% trong năm học 2004-2005 [mục tiêu quốc gia đề ra là đạt 97%
vào năm 2005. Trong năm học 2003-2004, hầu hết các địa phương trong cả

Video liên quan

Chủ Đề