Vì sao Pháp chỉ chú trọng đầu tư nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?

29/10/2021 180

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?
A. Pháp không đủ điều kiện khoa học kĩ thuật B. pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác C. Đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận D. Nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 22
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: C
Thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng vì đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận

Cao Mỹ Linh [Tổng hợp]

Báo đáp án sai
Đang xử lý...

Cảm ơn Quý khách đã gửi thông báo.

Quý khách vui lòng thử lại sau.

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 14 trang 57

[trang 57 sgk Lịch Sử 9]:-Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời:

Vì tuy Pháp là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam.

[trang 57 sgk Lịch Sử 9]:-Dựa vào lược đồ [Hình 27, SGK, trang 56] để trình bày chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

Trả lời:

Chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chủ yếu vào hai ngành nông nghiệp và công nghiệp.

- Trong nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh đầu tư vào việc cướp đất để lập đồn điền [1927 - 1928 đầu tư 600 triệu phrăng] mà chủ yếu là đồn điền cao su. Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15 000 lên tới 120 000 hécta năm 1930. Tính đến 1929, các chủ đồn điền Pháp chiếm tới,2 triệu ha đất đai, bằng 1/4 đất canh tác ở Việt Nam. Pháp cướp đất của nông dân, biến nông dân mất đất phải làm công cho Pháp ở các đồn điền.

+ Chúng thành lập các công ty lớn: Công ty cao su đất đỏ, công ty cây trồng nhiệt đới, Công ti Misơlanh. Sản lượng cao su xuất khẩu tăng nhanh.

Trong công nghiệp:

+ Pháp đầu tư lớn vào việc khai thác hầm mỏ, chủ yếu là mỏ than. Bên cạnh các công ti khai thác than cũ còn thành lập các công ti mới: Công ti than Đồng Đăng - Hạ Long. Công ti than và kim khí Đông Dương, Công ti than Đông Triều, Tuyên Quang. Sản lượng khai thác than tăng gấp 3 lần.

+ Ngoài khai thác than, tư bản Pháp còn khai thác thiếc, chì, kẽm... ở Cao Bằng, mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng. Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn.

[trang 57 sgk Lịch Sử 9]:-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục nào?

Trả lời:

- Về chính trị:

+ Pháp thực hiện các chính sách "chia để trị", chia nước ta làm ba kì với ba chế độ chính trị khác nhau. Chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, chia rẽ tôn giáo.

+ Triệt để lợi dụng bộ máy của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn để củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị của chúng.

- Về văn hóa, giáo dục: chúng triệt để thi hành chính sách văn hóa giáo dục nô dịch, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học, xuất bản các sách báo công khai để tuyên truyền cho chính sách khai hóa của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hoà bình, hợp tác với bọn thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.

[trang 57 sgk Lịch Sử 9]:-Mục đích của các thủ đoạn đó là gì?

Trả lời:

- Để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa.

- Nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, ... truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn.

Câu 1 [trang 58 sgk Sử 9]:Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?

Lời giải:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân, bộ phận nhỏ yêu nước.

- Tầng lớp tư sản:

+ Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp.

+ Tư sản dân tộc ít người có tinh thần dân tộc.

- Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép, bạc đãi, có tinh thần hăng hái cách mạng.

- Giai cấp nông dân: Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp công nhân: là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.

Câu 2 [trang 58 sgk Sử 9]:Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.

Lời giải:

- Giai cấp địa chủ phong kiến:

+ Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng, chúng trở thành đối tượng của cách mạng.

+ Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

- Giai cấp nông dân: do bị áp bức, lóc lột nặng nề bởi thực dân và phong kiến nên nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp tư sản: có hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.

+ Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.

- Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.

- Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng của cách mạng và họ là giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng.


Bài tập Sách bài tập

Bài tập 1 trang 43 VBT Lịch Sử 9:Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời em cho là sai về lý do thực dân pháp đẩy mạnh khai thác và bóc lột nhân dân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Lời giải:

xPháp là nước thắng trận, nguồn lợi thu được trong chiến tranh nhiều nên muốn đầu tư vào Việt Nam.
Nền tài chính của Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh
Việt Nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Nguồn nhân công ở Việt Nam nhiều và rẻ mạt.

Bài tập 2 trang 43 VBT Lịch Sử 9:Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý không phải là biểu hiện của việc thực dân Pháp tăng cường khai thác ở Việt Nam

A.Tăng cường phát triển đồn điền, đẩy mạnh khai thác mỏ.

B.Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ

C.Đẩy mạnh thu thuế và phát triển giao thông vận tải.

D.Ưu tiên đầu tư vốn vào công nghiệp nặng, chủ yếu là ngành chế tạo máy móc.

Lời giải:

D.Ưu tiên đầu tư vốn vào công nghiệp nặng, chủ yếu là ngành chế tạo máy móc.

Bài tập 3 trang 44 VBT Lịch Sử 9:

a.Em hãy cho biết thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào?

- Trong những ngành đó, thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào hoạt động gì? Vì sao?

b.Hãy điền vào lược đồ để trống những nguồn lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.

Lời giải:

a.

- Em hãy cho biết thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào?

+ Thực dân Pháp đầu tư, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp và công nghiệp.

- Trong những ngành đó, thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào hoạt động gì? Vì sao?

+ Trong nông nghiệp, thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào hoạt động: lập các đồn điền cao su; Trong công nghiệp, Pháp chũ trọng vào hoạt động: Khai mỏ [chủ yếu là mỏ than].

+ Vì: Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

b.

HS theo dõi lược đồ sau [hoặc hình 27 - SGK Lịch sử 9, Trang 56] để hoàn thành bài tập:

Bài tập 4 trang 45 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Em hãy trình bày những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế của nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tuy có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Do đó, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối:

+ Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

+ Công nghiệp chiếm tỉ trọng không đáng kể và có sự mất cân đối giữa các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, trong đó, công nghiệp nặng hầu như không phát triển.

+ Hoạt động trao đổi, buôn bán và thị trường Việt Nam bị cột chặt vào Pháp.

→ sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, còn lại, phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

b.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng thể hiện chính sách của thực dân Pháp nhằm quản lý chặt chẽ thị trường Việt Nam.

xBan hành đạo luật đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam.
Miễn thuế cho các loại hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam.
Chỉ đánh thuế đối với hai loại hàng hóa là rượu và thuốc phiện.
Không cho hàng hóa Việt Nam được bán ra nước ngoài.

Bài tập 5 trang 45-46 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời sai về chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam

xMọi vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền đều do người Việt nắm giữ.

b.Hãy trình bày chính sách cai trị của thực dân Pháp về chính trị đối với nhân dân ta theo các nội dung sau:

- Tổ chức hành chính:

+ Mọi vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền đều do người Pháp nắm giữ.

+ Đưa thêm người Việt vào một số cơ quan [không quan trọng] như: phòng thương mại, phòng canh nông,... nhằm xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

- Chính sách dân tộc:

+ Chia nước ta thành ba kì – Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ cai trị khác nhau.

+ Chia rẽ các dân tộc đa số và thiểu số.

- Chính sách Tôn giáo: Chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

- Chính sách ở nông thôn:

+ Lợi dụng bộ máy cường hào, địa chủ để củng cố uy quyền và bảo vệ địa vị thống trị của Pháp.

+ Khuyến khích các hủ tục, hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội,...

Bài tập 6 trang 46 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu đúng thể hiện chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam.

xPháp triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch đối với nhân dân ta.
xKhuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan như: bói toán, lên đồng.
xKhuyến khích các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, rượu chè, mại dâm
xXuất bản báo chí ca ngợi chính sách “khai hóa” của thực dân Pháp.
xReo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước.
xMở trường học hạn chế, chủ yếu là trường tiểu học.

b.Những chính sách trên của thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

Hậu quả từ những chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp:

- Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.

- Trói buộc, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi dân tộc Việt Nam.

- Sự du nhập của các luồng văn hóa phương Tây vào Việt Nam, nếu không được tiếp thu một cách có chọn lọc, sẽ dẫn tới tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống....


Video liên quan

Chủ Đề