Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu dựa trên những căn cứ nào

TIÊU CHÍ CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bước đầu tiên và có thể nói là nền móng cho cả quá trình nghiên cứu chính là bước chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể đến từ nhiều nguồn như đời sống thường nhật, bài giảng của giảng viên, bài báo khoa học,… và đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu cũng như khả năng của người viết.

Tuy nhiên, những yếu tố trên là chưa đủ. Trong quá trình nghiên cứu, có nhiều nhóm nghiên cứu khoa học càng đi sâu càng gặp khó khăn, hoặc là có thể hoàn thành đề tài nhưng điểm lại không cao, một trong những nguyên nhân chính là do bước chọn đề tài chưa tốt. Để chọn được một đề tài “tốt”, các nhóm cần lưu ý một số tiêu chí sau.

1. Tính khoa học

Rõ ràng là bất cứ bài viết nghiên cứu khoa học nào cũng phải đảm bảo được tính khoa học của nó. Tính khoa học thể hiện ở việc đề tài nghiên cứu khoa học phải gắn với một khuôn khổ lí thuyết và cơ sở lí luận rõ ràng.  Đây chính là cơ sở cho các chương tiếp theo trong một đề tài nghiên cứu khoa học, vì vậy nên nếu đề tài chưa đảm bảo được tính khoa học thì khó lòng mà có thể tiếp tục được.

2. Tính mới và độc đáo

Tính mới của một đề tài nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể liệt kê ra như sau:

a, Đề tài hoàn toàn mới:

Đề tài hoàn toàn mới [trong một phạm vi lãnh thổ nhất định] là những đề tài chưa hoặc được rất ít người nghiên cứu đến. Những đề tài này thường được đánh giá cao vì kết quả của đề tài mang lại giá trị cao hơn so với một đề tài nghiên cứu lại đề tài cũ.

b, Đề tài sử dụng cách tiếp cận mới:

Nói vậy tức là đề tài đã được nghiên cứu trước đây, nhưng nay được nghiên cứu lại với cách tiếp cận mới, đó có thể là cơ sở lí thuyết mới, phương pháp mới hoặc sử dụng công cụ, kĩ thuật nghiên cứu mới

c, Đề tài sử dụng số liệu mới:

Việc sử dụng số liệu mới sẽ giúp kết quả của đề tài có tính cập nhật và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao hơn.

d, Khám phá ra điều mới:

Tức là sau quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều mà chưa nghiên cứu nào đã phát hiện ra trước đây, dựa trên cơ sở lí luận đúng đắn. Như vậy đề tài có thể đưa ra một hướng đi mới mà các đề tài tương tự trước đó chưa thực hiện được.

3. Tính khả thi

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khi nghiên cứu khoa học. Một đề tài được coi là có tính khả thi khi mà nhóm nghiên cứu có thể tiếp cận được cơ sở lí luận cần thiết cũng như nguồn số liệu liên quan. Ngoài ra các yếu tố khác như kinh phí, người hướng dẫn cũng có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của đề tài.

4. Tính áp dụng

Sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu phải đưa ra được một giải pháp nhất định cho đề tài nghiên cứu [nếu đấy là đề tài nghiên cứu thực tiễn] hoặc một lí thuyết mới [nếu đấy là đề tài nghiên cứu lý thuyết]. Đề tài có khả năng áp dụng như vậy sẽ được đánh giá cao hơn.

Trên đây là một số yêu cầu cơ bản mà một đề tài nghiên cứu khoa học cần thoả mãn được. Một khi đã đảm bảo được các tiêu chí trên thì đề tài của các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn, cũng như được đánh giá cao hơn trong mắt hội đồng đánh giá đề tài.

Chính xác hóa đề tài

Chính xác hóa đề tài là bước thực hiện từ

lúc chọn đề tài đến lúc thực hiện việc nghiên

cứu, thậm chí cho đến khi viết thành văn

bản.

- Đề tài NC cái gì?

- Giải quyết vấn đề gì?

- Nhằm mục đích gì?

[Tránh dùng các cụm từ cĩ nghĩa chung

chung, như: Một vài suy nghĩ…, Thử tìm

hiểu…, Về vấn đề…,Bàn về…, v.v.]

29

BÀI TẬP:

Bạn hãy nêu

một đề tài nghiên cứu!

30

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Xem đề tài này đã có ai nghiên cứu

rồi, tránh trùng lặp đề tài.

Nếu

đã trùng lặp cần phải điều

chỉnh để tận dụng cái đã nghiên

cứu, xác đònh được cái mới của đề

tài.

31

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

khám phá một điều mới mẻ, người

ta đều xuất phát từ một ý định, một

nghi vấn khi bắt đầu cơng việc.

 Để

 Giả

định về điều nghi vấn [đốn trước

một kết quả cho điều nghi vấn].

 Giả

thuyết NC chính là cấu trúc hồn

chỉnh về mặt ngơn ngữ của một giả

định.

32

TD: «Nghiên cứu thử nghiệm PPDH

khám phá ở trường phổ thơng của VN ».

 M ục

đích: chứng minh rằng có thể đưa phương

pháp ấy vào trường phổ thơng ở Việt Nam.

 Nghi vấn: Phương pháp dạy học mới đã được sử

dụng tốt ở các nước phát triển nhưng liệu có áp dụng

cho nhà trường Việt nam được khơng.

 Gỉa định: thay đổi một vài cách tổ chức, lựa chọn

nội dung phù hợp và đặc biệt là chú ý tới ngun tắc từ

dễ đến khó, từ ít đến nhiều... để phù hợp với mơi

trường sư phạm ở Việt Nam thì sẽ vận dụng

được phương pháp dạy học mới này vào nhà trường

33

Giả

thuyết nghiên cứu:

PPDH khám phá là rất có hiệu quả ở các

nước tiên tiến. Nếu đưa nó vào thực hiện

ở những nội dung học phù hợp, thay

đổi cách tổ chức lớp học sao cho phù

hợp với hồn cảnh nhà trường Việt Nam

và đặc biệt là mức độ vận dụng tn theo

ngun tắc kết hợp giữa truyền thống và

hiện đại... thì có thể thực hiện PPDH

ấy ở nhà trường phổ thơng Việt Nam.

34

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Muốn cấu trúc giả thuyết khoa

học, trước tiên phải xác định mục

đích của đề tài.

=> Nhà nghiên cứu có thể thấy trước

được rằng nếu tơi có những điều

kiện xác định thì tơi sẽ đạt được

mục đích. Ðiều giả định ấy sẽ trở

thành các giả thuyết.

35

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

GTNC là một quan niệm chưa

được chứng minh trong khoa học, có

thể bổ khuyết những thiếu sót hoặc

thay thế những cái đã lỗi thời trong một

hệ thống khoa học, là giai đoạn trước

của sự nhận thức, một hình thức phát

triển của khoa học và có thể trở thành

những lí luận khi được xác nhận đầy

đủ trong thực tiễn.

36

Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

 Một

đề tài nghiên cứu khoa học mà khơng

có GTKH thì cơng trình nghiên cứu chẳng

qua là sự tích lũy những sự kiện và thơng

tin rời rạc, khơng mang ý nghĩa khoa học.

 Nhà NCKH trước khi bắt đầu cơng việc mà

khơng có giả thuyết thì chẳng khác nào một

người mò mẫm trong đêm khơng có mục

đích, may ra thì nắm được một cái gì đó và

cũng chẳng biết nó q giá hay thứ bỏ đi.

37

Dự kiến các cơng việc cần thiết:

 Quyết

định đề tài nghiên cứu.

 Xác định các mục tiêu của đề tài.

 Biến các mục tiêu thành giả thuyết NC.

 Xác định và định nghĩa các thuật ngữ chủ

yếu dùng trong đề tài.

 Lập danh sách các tài liệu tham khảo.

 Dự kiến quan sát, điều tra, ... nhằm thu

thập các thơng tin cần thiết [Làm gì? Làm

thế nào? Cần dữ kiện nào? Ghi nhận ra

sao? Phân tích thế nào ? ... ].

 Lên lịch làm việc cho từng tháng, tuần.

38

Khai thác tài liệu, lập phiếu nghiên cứu:

 Ðọc tài liệu:

– Tìm mục lục, đọc những vấn đề cần thiết.

– Ðọc lướt để lấy nội dung ghi vào phiếu.

– Đọc kỹ, ghi phiếu chi tiết hơn một số vấn đề liên

quan trực tiếp cho việc nghiên cứu.

 Phiếu

nghiên cứu: [phục vụ cho nghiên cứu

lí thuyết và thực tiễn]

– Ghi tóm tắt nội dung vấn đề đã đọc.

– Phân loại các phiếu ấy theo ý đồ của mình.

– Lập phiếu ghi số liệu, sự kiện, vụ việc.

39

Chủ Đề