Viện đại học mở hà nội khoa đào tạo từ xa

  • - Trường Đại học Mở Hà Nội là trường Công lập, được thành lập ngày 3/11/1993, theo Quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ, có chức năng nhiệm vụ:

    - “Trường Đại học mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường tiềm lực cán bộ khoa học - kỹ thuật cho đất nước.”

     “Trường Đại học mở Hà Nội là tổ chức hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý và được hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập.”  [ Trích: Quyết định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 03/11/1993, về việc thành lập Viện Đại học Mở Hà Nội. Xem tại đây

    - Đại học mở Hà Nội triển khai đa dạng các phương thức đào tạo: Đào  tạo chính qui; Đào tạo từ xa; Đào tạo trực tuyến E-learning; Đào tạo vừa học vừa làm.


    - Chương trình đào tạo trực tuyến E-learning của Đại học Mở Hà Nội [HOU] hoạt động theo cơ chế quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Qui chế, qui định pháp luật hiện hành, như là:

    * Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28/4/2017_Quy chế đào tạo Từ xa trình độ Đại họcXem tại đây 

    Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 22/4/2016_Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức, đào tạo qua mạng. Xem tại đây 
    * Quyết định số 320/QĐ-MHN của Viện Trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội, ký ngày 26/8/2017_Quy định đào tạo từ xa trình độ đại học tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Xem tại đây

          
    Ngoài ra, còn có các Quyết định, Thông tư của Bộ GD&ĐT, của cá Cơ quan ngang Bộ, và một số Văn bản khác của Chính Phủ, Trung ương, Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Xem thêm tại Trang:  VĂN BẢN PHÁP LUẬT:

    * Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 28/2/2011_ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ. Xem tại đây

    * Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 8/8/2003_Quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa. Xem tại đây

    * Thông tư 05/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, ký ngày 24/10/2012_Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-BNV [Ngày 30/12/2010]. Xem tại đây

    * Thông tư 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ, ký ngày 30/12/2010_Qui định chi tiết một điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP [Ngày 15/3/2010]. Xem tại đây

    * Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ký ngày 15/3/2010_Qui định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Xem tại đây 

    - Nghị quyết 29/2013/QH-TW ngày 14/11/2013_NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Xem tại đây
    - Luật 08/2012/QH13 của Quốc hội, ký ngày 18/6/2012_Luật Giáo dục đại học 2012. Xem tại đây
    - HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2013, ký ngày 28-11-2013_. Xem tại đây
    - Và các Văn bản khác...

    - Sinh viên ra trường được nhận bằng Cử nhân hoặc Kỹ sư hệ đại học Từ xa, do trường Đại học Mở Hà Nội cấp là văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được Nhà nước bảo đảm về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng, chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác. Tham khảo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 3. Xem tại đây

    - Được học tiếp lên các chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ tại Việt Nam. Tham khảo Thông tư 10/2011/TT-BGDĐT, về Đào tạo trình độ Thạc sĩ, Điều 9 – Điều kiện dự thi. Xem tại đây

    - Với văn bằng Cử nhân hay Kỹ sư hệ đào tạo từ xa, vẫn được thi tuyển công chức và làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Tham khảo Thông tư 05/2012/TT-BNV_Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-BNV_Qui định chi tiết một điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP_Qui định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tại Khoản 1, Điều 1, có nêu rõ: “… Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ…”. Tham khảo ==> Xem Thông tư 05/2012 ; Xem Thông tư 13/2010 ; Xem Nghị định 24/2010  
    Như vậy, sinh viên học ở E-HOU khi ra trường sẽ được cấp bằng Đại học và được công nhận danh hiệu Cử nhân hoặc Kỹ sư; được quyền học tiếp ở bậc học cao hơn theo quy định của Bộ GDĐT; và được tham gia thi tuyển công chức để làm việc ở các cơ quan Nhà nước mà không hề có sự phân biệt bằng cấp giữa các loại hình đào tạo khác nhau. 


    - Tham khảo Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT, tại Điều 20, có ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam có đủ sức khỏe theo học, không bị mắc bệnh tâm thần, nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, trình độ văn hóa theo quy định đều được đăng ký tham gia các khóa giáo dục từ xa.”

    - Hoặc theo Quyết định số 320/QĐ-MHN, tại Điều 12 cũng nêu rõ: “..điều kiện về trình độ văn hóa [có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên] và đảm bảo các quy định về Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành đều được đăng ký tuyển sinh theo học chương trình ĐTTX.”

    ===> Vậy, theo đó thì Đối tượng tuyển sinh là bao gồm:

         * Cán bộ công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang nhân dân [đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương]

         * Những người đã có bằng tốt nghiệp THPT, THBT hoặc tương đương trở lên [THCN, TCCN, CĐ, ĐH các ngành…]

         * Sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẵng…


    - Tham khảo Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT tại Điều 21, có ghi rõ: “Giáo dục từ xa không tổ chức thi tuyển sinh, chỉ tổ chức xét tuyển. Trong trường hợp nếu vì nguồn lực có hạn [thiếu người hướng dẫn, thiếu học liệu…] hoặc do tính chất, đặc thù riêng của từng ngành học, từng loại chương trình giáo dục, từng loại đối tượng, các trường có thể giới hạn số lượng nhập học bằng hình thức kiểm tra, sát hạch để tuyển chọn.”
    ===> Vậy, theo đó thì Hình thức tuyển sinh là chỉ xét tuyển hồ sơ đăng ký, không thi tuyển.


    - Thứ nhất, chất lượng đào tạo không hoàn toàn phụ thuộc vào “hình thức đầu vào”, mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào “quá trình dạy và học”. Chất lượng đào tạo của mô hình trực tuyến E-learning ở đây [E-HOU], thể hiện ở phương thức đào tạo mang tính thực tiễn cao; dịch vụ hỗ trợ sinh viên chu đáo; môi trường học tập trực tuyến tiện ích; và đặc biệt là luôn chủ động về mặt thời gian và không gian...

    - Thứ hai, chương trình đào tạo của Đại học Mở Hà Nội nói chung, là luôn tuân thủ các Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành. Cụ thể như là dựa theo Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ký ngày 22/4/2016_Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức, đào tạo qua mạng.  Xem tại đây.  Và, mô hình đào tạo E-HOU ở đây nói riêng, là một mô hình đào tạo tiên tiến, luôn luôn cập nhật phương thức giảng dạ, kế thừa mô hình giáo dục hiện đại trên thê giới để mang lại lợi ích tốt nhất cho sinh viên của mình.

    - Thứ ba, ngoài ra với nhiều lý do khác nhau, thông thường những người đi làm không thể học được chính quy, một là thi đầu vào khó; hai là không có thời gian theo học. Nên phải chọn học một trong ba loại hình đào tạo: Tại chức; Từ xa truyền thống; và Từ xa trực tuyến E-learning [E-HOU] đều có giá trị như nhau. Nhưng trong đó, với E-HOU là chương trình đào tạo tiên tiến và mang tính thực tiễn rất cao. Bởi lẽ, ngoài phương pháp học hiện đại, sinh viên còn được “học hỏi” với nhiều giảng viên doanh nghiệp, xử lý được nhiều tình huống khác nhau, nên sẽ “tích lũy” được nhiều kiến thức thực tiễn, khả năng vận dụng thực tế tốt hơn, giúp sinh viên ra trường tìm việc dễ hơn...


    ====> Tóm lại, E-HOU thực hiện đúng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ứng dụng công nghệ mới theo chuẩn quốc tế là nhằm tạo cơ hội học tập tốt nhất cho tất cả mọi người, mọi lúc, mọi nơi.


    a] Chuyên ngành đào tạo:

    Hiện nay, Chương trình đào tạo trực tuyến E-learning của HOU gồm có bảy chuyên ngành phổ biến như sau: Xem thêm tại đây  
                1. Kế toán

                7. Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành


    ==> E-HOU đào tạo các chuyên ngành có nhu cầu học tập và tuyển dụng cao, đáp ứng nguyện vọng của số đông học viên, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp của nền kinh tế thị trường => tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

    b] Thời gian đào tạo:

         Thời gian đào tạo khoảng từ một đến ba năm rưỡi, được căn cứ vào hồ sơ, văn bằng của thí sinh khi xét tuyển [tính đến ngày có Quyết định công nhận Sinh viên], thì thời gian đào tạo tối thiểu để hoàn thành Chương trình ĐTTXa các ngành, được Nhà trường quy định như sau:

    Trường hợp 1: Thời gian học tối thiểu là từ  1-->1,5 năm.

    - Tốt nghiệp Đại học [cùng ngành hoặc khác ngành].

    Trường hợp 2: Thời gian học tối thiểu là từ  1,5-->2 năm.

    - Tốt nghiệp Cao đẳng [cùng ngành hoặc khác ngành].

    Trường hợp 3: Thời gian học tối thiểu là khoảng  2,5 năm.

    - Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp; hoặc Trung cấp chuyên nghiệp [cùng ngành].

    Trường hợp 4: Thời gian học tối thiểu là khoảng  3 năm.

    - Tốt nghiệp THPT; hoặc BTTH và có bằng Trung cấp về Lý luận chính trị.

    Trường hợp 5: Thời gian học tối thiểu là khoảng  3,5 năm.

    - Tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp; hoặc Trung cấp chuyên nghiệp [khác ngành].

    - Trung cấp nghề; hoặc tốt nghiệp THPT; hoặc Bổ túc Trung học.

    - Cùng ngành: Là thuộc cùng khối ngành; Khác ngành: Là khác khối ngành trong danh mục ngành cấp IV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    - Việc rút ngắn thời gian học là căn cứ dựa trên số môn miễn [số môn được miễn].

    - Thời gian học của sinh viên được tính bằng thời gian của một khóa đào tạo, tương ứng với từng đối tượng khác nhau.



    a] Học phí phục vụ công tác đào tạo:

    Học trực tuyến để lấy bằng Đại học là chương trình đào tạo Cử nhân hệ từ xa theo phương thức E-Learning, vì thế theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 14của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định rõ: “Khi đăng ký học chương trình giáo dục từ xa, học viên phải đóng học phí, lệ phí thi, tiền học liệu để sử dụng cho các chi phí đào tạo của trường như: văn phòng phẩm, vật tư và dụng cụ thí nghiệm, tổ chức các buổi hướng dẫn, phụ đạo, các kỳ thi, kiểm tra, cước phí bưu điện, chi phí cho phát sóng trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình…”. Xem tại đây 

    ===> E-HOU thu phí theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là để phục vụ cho công tác giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo, phát triển các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cải tiến công nghệ học tập, đảm bảo quá trình hoạt động được xuyên suốt, hỗ trợ kiên thức thực tiễn từ đội ngũ GV hướng dẫn…


    b] Mức thu học phí 280.000 đ/tín chỉ:

    - Căn cứ Biên bản họp bàn về dự kiến mức thu học phí các hệ đào tạo năm học 2018 – 2019 của Hội đồng trường, Ban Giám hiệu và Trưởng các đơn vị ngày 17/01/2018;

    - Căn cứ Quyết định số 1971/QĐ-ĐHM ngày 04/06/2018 v/v ban hành Quy định mức thu học phi và các khoản thu ngoài học phí năm học 2018 – 2019 của Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội. Xem tại đây

    - Căn cứ Thông báo số 20517/TTEL-TBThông báo số 20617/TTEL-TB ngày 10/7/2017 về mức thu học phí năm học 2018 – 2019. Xem tại đây

    ===> Theo đó, thì từ ngày 01/09/2018 mức thu học phí được tính như sau:

    - Mức thu học phí đối với loại hình đào tạo Từ xa E–Learning hiện nay là: 280.000đ/tín chỉ.

    - Và, tổng số học phí phải nộp là [=] Số tín chỉ phải học [x] 280.000đ/tín chỉ. Xem tại đây 

    - Ước tính từ 65 đến 140 tín chỉ cho mỗi sinh viên, tùy ngành học và tùy đối tượng học.

    c]  Theo quy định thì trước mỗi đợt học, sinh viên phải hoàn thành học phí của đợt học đó. Nhưng nhà trường cũng tạo điều kiện, hỗ trợ cho những học viên khó khăn về kinh phí, sẽ lùi lịch đóng học phí, nhưng vẫn phải đóng trước mỗi kỳ thi. Vì theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 26 - Điều kiện dự thi, có nêu rõ: “Học viên có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi kết thúc học phần: 1. Học viên đã làm thủ tục đăng ký kế hoạch học tập và đóng đầy đủ học phí, lệ phí…”


    ===> E-HOU luôn lấy người học làm trung tâm, vì thế trong một số trường hợp đặc biệt, E-HOU vẫn luôn tạo điều kiện hỗ trợ học viên tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất để học viên được tiếp tục tham gia khóa học, và sẽ hoàn thành các khoản phí trước ngày thi...

    a] Những thuận lợi của CTĐT trực tuyến E-learning:
    - Thứ nhất, sinh viên được học tập trên nền Công nghệ E-learning hiện đại của Trường Đại học Mở Hà Nội [vì Trường không đi thuê và cũng không hợp tác với bất cứ doanh nghiệp nào bên ngoài, để cung cấp dịch vụ hạ tầng công nghệ]

    - Thứ hai, Sinh viên được học tập với bộ Học liệu điện tử[*] đa dạng do các giảng viên chuyên môn có uy tín giảng dạy trên bài giảng điện tử; Được cung cấp Môi trường học tập trực tuyến[*] với đầy đủ nội dung học tập tiện ích; Được tham gia Diễn đàn thảo luận và giải đáp thắc mắc H113[*] hỏi đáp một-một và giải đáp trong vòng 72 giờ; Các hình thức Hỗ trợ kỹ thuật qua tổng đài tự động[*], như thư điện tử, SMS để nhắc nhở nhiệm vụ học tập, bài tập về nhà, bài tập nhóm/cá nhân và deadline…;

    - Thứ ba, đội ngũ Giảng viên nhiệt tình, giải đáp online và qua các buổi học trực tuyến;

    - Thứ tư, sinh viên được đăng ký tham gia thi tại địa điểm đào tạo mà Trung tâm liên kết được trải dài gần khắp cả nước, như ở: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Hà Tỉnh, Đồng Nai, Cân Thơ,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí đi lại cho sinh viên… Xem tại đây

    - Thứ năm, sinh viên được cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về chương trình đào tạo; được hỗ trợ các thủ tục hành chính giấy tờ; được nhắc nhỡ nhiệm vụ học tập trong suốt quá trình theo học thông qua Cố vấn học tập, Giáo vụ trung tâm E-learning của Đại học Mở Hà Nội... Trung tâm thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của sinh viên thông qua Ban học viên; tổ chức hội thảo chuyên đề; tham gia hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT; khen thưởng định kỳ,…

    b] Học E-learning có thể chủ động về thời gian và địa điểm: Bởi lẽ, hình thức học E-learning cho phép sinh viên học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi lẽ, ngoài những buổi học tập trung và thi được tổ chức định kỳ hàng tháng, sinh viên không cần phải đến trường hằng ngày như các loại hình đào tạo khác. Điều này cho phép người học chủ động về thời gian, địa điểm học tập. Ví dụ như, sinh viên vẫn có thể học bài, nghe giảng và nộp bài ngay cả khi đang đi công tác nước ngoài; hoặc vào thời gian học online trực tiếp, mà người học không thể tham gia thì vẫn có thể nghe lại [nhờ ứng dụng công nghệ mới];… Do đó, việc học trực tuyến E-learning sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được rất nhiều thời và chi phí đi lại.



    - Vẫn có thể học được, là vì trước khi nhập học, sinh viên sẽ được hướng dẫn đầy đủ phương pháp học tập trực tuyến; được tư vấn sử dụng các trang thiết bị phục vụ học tập phù hợp.


    - Vào đầu khóa học, sinh viên được học môn Nhập môn Internet E-learning. Với môn học này, người học sẽ có đầy đủ kỹ năng sử dụng máy tính để học tập trên môi trường trực tuyến E-learning. Đồng thời, trong suốt quá trình học tập sinh viên còn được hướng dẫn thường xuyên, hỗ trợ kỹ thuật nhiệt tình từ các giảng viên kỹ thuật E-learning,.. tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất, giúp cho sinh viên “tiếp thu” bài giảng một cách dễ dàng, có thể tham gia đầy đủ tất cả các môn học.

    ***Ngoài ra, rước mỗi môn học, sinh viên được cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu học tập, như là:

    Kế hoạch học tập: Trên đó thông tin đầy đủ, rõ ràng đến từng người học về Giảng viên, Cố vấn học tập, Giáo vụ… và yêu cầu học tập môn học, cách kiểm tra đánh giá, tính điểm, các lưu ý khác giúp sinh viên học tập tốt nhất.

    Nhiệm vụ học tập: Bao gồm các nội dung học tập và các bài tập cần phải hoàn thành hàng tuần, hàng tháng cho mỗi học kỳ.



    a] HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ: Là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học trong học tập điện tử [E-learning], học liệu điện tử bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử,

    phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo, vv… Theo Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016_Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức, đào tạo qua mạng...  Xem tại đây

    - Học liệu điện tử là một trong những điều kiện quan trọng nhất mà các cơ sở đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng. Học liệu điện tử được cung cấp dưới nhiều định dạng, đảm bảo chuyên môn, sinh viên có thể truy cập với nhiều loại thiết bị và các trình duyệt phổ biến, như là dạng đa phương tiện-Multimedia; Text; Video; và Audio.

    - Tại Trung tâm Đào tạo Trực tuyến E-learning Đại học Mở Hà Nội, học liệu cho môn học được xây dựng căn cứ vào đề cương chi tiết môn học theo chương trình đào tạo, dựa trên giáo trình của Trường, được nghiệm thu về nội dung và kỹ thuật theo qui định của Trường. Học liệu được biên soạn dành cho đối tượng tự học. Học liệu cho đào tạo E-learning bao gồm hệ thống học liệu điện tử theo chuẩn qui định của Đại học Mở Hà Nội, được cung cấp miễn phí cho sinh viên, về cơ bản bao gồm:

         * Bài giảng ở dạng văn bản hoặc eBook

         * Bài giảng đa phương tiện [Âm thanh, Video, Slide]

         * MP3 cho các bài giảng trực tuyến trên lớp

         * Tài liệu hướng dẫn học tập môn học

         * Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

         * Bài tập tình huống, chủ đề thảo luận liên quan đến môn học

         * Bài tập nhóm/Bài tập kỹ năng.

    - Ngoài ra, để sinh viên tự học offline còn có giáo trình in ấn [sinh viên đăng ký mua thêm]


    b] MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN: được xây dựng trên hạ tầng công nghệ đào tạo E-learning, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22/4/2016_Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức, đào tạo qua mạng. Xem tại đây

    Môi trường học tập trực tuyến, bao gồm các thành phần sau đây:

         * Lớp học trực tuyến được đăng tải nội dung học tập, nhiệm vụ học tập, và lịch học tập;

         * Diễn đàn trên mạng để trao đổi với Giảng viên, Cố vấn học tập, và Chủ nhiệm lớp;

         * Hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua helpdesk, điện thoại, thư điện tử [Email], tin nhắn;
         * Trang thông tin điện tử [Website].




    - Học từ xa lấy tự học là chủ yếu [Theo Qui chế 40/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]. Khác với giáo trình thông thường dùng cho hệ chính quy, thì ở đây giáo trình E-learning được biên soạn theo hướng học liệu tự học và được xây dựng thành hệ thống bài giảng điện tử, đóng gói theo chuẩn SCORM, đảm bảo các yêu cầu về học liệu điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dựa theo qui định của  Thông tư 12/2016 /TT-BGDĐT ngày 22/4/2016. Xem tại đây 

    - Đầu mỗi bài giảng đều có nêu rõ mục tiêu và hướng dẫn học tập, các nội dung học tập được trình bày rõ ràng dễ hiểu phù hợp với đối tượng tự học, cuối mỗi bài giảng có câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự đánh giá trình độ của mình.


    a] HỒ SƠ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: Hồ sơ theo mẫu, hai bộ, mỗi bộ gồm có:

    - Phiếu đăng ký xét tuyển [Xác nhận chính quyền địa phương, hoặc nơi công tác]; Tải tại đây 

    - Văn bằng học tập cao nhất [Chứng thực, không nộp bản chính];

    - Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân [Chứng thực, không nộp bản chính];

    - Ảnh 4x6 ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau [Không kể ảnh dán trên phiếu đăng ký];

    - Văn bằng lý luận Chính trị [nếu có, chứng thực, không nộp bản chính];

    - Nộp lệ phí xét tuyển: 60.000đ/hồ sơ [để check hồ sơ theo qui định];

    - Phí nhập học: 200.000đ/hồ sơ [để làm thẻ tích hợp [thẻ SV, thẻ ngân hàng, thẻ thư viện...];

    - Học phí, học liệu: 280.000đ/tín chỉ [chỉ nộp khi nhập học].

    b] HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: Có hai hình thức.

    Một là, Đăng ký “Trực tiếp” tại Văn phòng tuyển sinh:

    - [1]Điền và ký Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu [2 bản]; - [2]Điền và ký Bản cam kết hoàn thiện hồ sơ [theo thời gian quy định]; - [3]Nộp lệ phí xét tuyển [theo quy định 260.000đ/ngành học].

    Hai làĐăng ký qua “Email” theo hướng dẫn của Tư vấn tuyển sinh:

    - Nhận bản “mềm” Phiếu đăng ký xét tuyển và bản Cam kết hoàn thiện hồ sơ qua Email; - Điền đầy đủ thông tin ở hai bản trên, có chữ ký viết tay và gửi lại qua Email cho TVTS;

    - Chuyển khoản Lệ phí xét tuyển qua tài khoản ngân hàng theo quy định.

    Lưu ý [1]: TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN XÉT TUYỂN:
    - THÔNG BÁO TUYỂN SINH, sinh viên có thể tải xem lại. Tải tại đây 

    - Hồ sơ đăng ký xét tuyển, sinh viên có thể nhận "trực tiếp" tại Văn phòng tuyển sinh Trường Đại học Mở Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh, theo các địa chỉ sau:

    Cơ sở 1   : Trung tâm GDTX Tôn Đức Thắng

    - Địa chỉ  :  37/3 - 37/5 Ngô Tất Tố, P.21, Q.Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Cơ sở 2   : Trường Trung cấp Nghề ÂU VIỆT

    - Địa chỉ  : 15 Lương Minh Nguyệt, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.HCM.

    - Số điện thoại        : 0903 85 1199  hoặc  0942 150 156

    - Địa chỉ Email        :

    - Website                 : daihocmohanoitphcm.com

    - Fb/Zalo/Viber    : 0942 150 156

    - Đại diện                 : ĐẶNG THANH SƠN


    Lưu ý [2]: SAU KHI NỘP ĐƠN XÉT TUYỂN:

    - Trường luôn khuyến khích học viên nên đăng ký “Trực tiếp” tại văn phòng thì sẽ được nhiều “quyền lợi” hơn như là: Được hỗ trợ đầy đủ, trực quan các thông tin về mẫu Bằng; khung chương trình; được giải thích mọi băn khoăn, thắc mắc; và được giới thiệu lớp học demo… Nếu học viên ở xa, đi lại khó khăn, hoặc đang bận công tác... sẽ được hỗ trợ đăng ký qua Email, nhằm giúp học viên tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. - Tuy nhiên, theo quy định, học viên cũng phải “nộp đủ” hồ sơ kể trên, để hoàn thiện thủ tục nhập học trước ngày khai giảng. Bao gồm: [1]Phiếu đăng ký xét tuyển; [2]Bản cam kết hoàn thiện hồ sơ; và [3]Lệ phí xét tuyển. - Trước ngày khai giảng một tuần, sinh viên sẽ nhận được giấy báo nhập học, nếu chưa nhận, thì phải báo ngay với Trường. - Khi đến làm thủ tục nhập học, mang theo Giấy báo nhập học và các giấy tờ ghi trong giấy báo nhập học; Nhận lịch khai giảng, kế hoạch học tập. - Tại lễ Khai giảng và nhập học, sinh viên sẽ được phổ biến nội qui học tập và kế hoạch học tập. - Những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang học Đại học, Cao đẳng làm các thủ tục Đề nghị xét miễn môn sau khi nhập học.

    - Các thủ tục phát sinh khác [như chuyển ngành, chuyển địa điểm, bảo lưu kết quả học tập] chỉ được giải quyết sau khi đã làm thủ tục nhập học.



    - Theo Quyết định 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 24, có nêu rõ: “Kỳ thi nhất thiết phải tiến hành tập trung tại Trường hoặc tại trạm giáo dục từ xa địa phương..” Xem tại đây 

    - Hơn nữa, đây là chương trình Đại học cấp bằng Cử nhân cho đối tượng vừa đi học vừa đi làm nên hầu hết tập trung vào ba thành phố lớn, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

    - Ngoài ra, sinh viên cũng có thể lựa chọn địa điểm thích hợp hơn tại các Cơ sở liên kết trên khắp cả nước như là: Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình,Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Điện Biên, Hà Tĩnh, Phú Yên, Đồng Nai, Cần Thơ...

    Đội ngũ Giảng viên và Cán bộ hỗ trợ học tập luôn là người có đủ trình độ, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức và kinh nghiệm để phục vụ công tác đào tạo từ xa, theo đúng nội dung của Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT, Điều 3, Khoản 6 có quy định rõ: “Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý có đủ kiến thức, đã được bồi dưỡng kỹ năng và phương pháp về giảng dạy và quản lý ĐTTX”.
    Xem tại đây 


    a] GIẢNG VIÊN: Là giảng viên cơ hữu đến từ các trường Đại học như: ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Luật, ĐH Thương Mại, ĐH Mở Hà Nội…
    - Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt;
    - Có trình độ chuyên môn cao;
    - Có bằng thạc sĩ trở lên;
    - Có công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với bộ môn giảng dạy;
    - Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm giảng dạy theo đúng chuyên ngành đăng ký…

    Xem DANH SÁCH GIẢNG VIÊN tại Đề án tuyển sinh 2019 - Thông tin chung về Trường Đại học Mở Hà Nội [Mục 2.2]. Xem tại đây 


    b] CÁN BỘ HỖ TRỢ HỌC TẬP:

    - Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp: Có nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập như là: Phổ biến các quy định, quy chế về đào tạo và các quy định của Trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Tư vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến; Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo toàn khóa và đăng ký kế hoạch học tập; Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; Hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trường; Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên...

    - Giáo vụ: Quản lý quá trình học tập của sinh viên; Quản lý hồ sơ, thông tin sinh viên; Quản lý kế hoạch học tập của sinh viên; Xác nhận sổ đầu bài, xác nhận giảng dạy; Quản lý kết quả học tập của sinh viên [chuyên cần, giữa kỳ và thi]; Theo dõi học phí từng kỳ; Chuẩn bị tổ chứcthi hết môn, học lại, thi lại…

    - Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật: Có nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ sinh viên về mặt kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng hệ thống công nghệ phục vụ học tập; Cách đăng nhập sử dụng hệ thống công nghệ E-learning [hướng dẫn trực tiếp trên lớp]; Chuẩn bị phương tiện học tập [máy vi tính, đường truyền, thiết bị…]; Thường trực hỗ trợ giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình học tập của sinh viên. 

    c] HỆ THỐNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT:
    - Hệ thống giải đáp thắc mắc H113:
      [1]Diễn đàn: SV trao đổi thảo luận mở với giảng viên, SV khác trong nhiều ngày với nhiều người tham gia;
      [2]Hệ thống H113: SV hỏi đáp một – một, với giảng viên hoặc với quản lý học tập, hoặc với các bộ kỹ thuật;
      [3]Câu hỏi tự động: được hệ thống ghi nhận trong 24h và trả lời trong vòng 72h kể từ khi nhận được câu hỏi.
    - Hình thức hỗ trợ kỹ thuật qua tổng đài, thư điện tử, SMS: 
      [1]Trước khi bắt đầu học môn học, SV được hướng dẫn:    - Cách học tập trên công nghệ E-Learning [hướng dẫn trực tiếp trên lớp]    - Chuẩn bị phương tiện học tập [máy vi tính, đường truyền, thiết bị, công cụ…]    - Cách thức và phương pháp học tập hiệu quả.

      [2]Hỗ trợ qua SMS/Email:

       - SV được hệ thống tổng đài tự động gửi tin nhắn SMS tới điện thoại di động nhắc nhở về thời gian cần hoàn thành các bài tập về nhà, bài tập cá nhân/nhóm.    - SV được Quản lý học tập gửi tin nhắn Email về lịch trình học tập [trước mỗi môn học] và gửi kết quả học tập [sau mỗi môn học]. Email sẽ do nhà trường cung cấp.

    CÂU SỐ [15]: Xin nhà trường cho biết những qui định về việc thi ‘kết thúc học phần’ - cách đánh giá kết quả học tập? Và thi ‘tốt nghiệp’ - cách xếp loại tốt nghiệp?

    1. Thi kết thúc học phần:
    a] Điều kiện dự thi:
    Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 26 - Điều kiện dự thi, có nêu rõ: “Học viên có đủ các điều kiện sau đây thì được dự thi kết thúc học phần: [1]Học viên đã làm thủ tục đăng ký kế hoạch học tập và đóng đầy đủ học phí, lệ phí; [2]Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên, các bài làm, bài tập thực hành, thí nghiệm, bài tiểu luận, bản thu hoạch kết quả tự học, tất cả đều phải đạt từ 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10.” Xem tại đây 
    b] Hình thức thi:
    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 24 – Yêu cầu chung, có nêu rõ: “Kỳ thi nhất thiết phải tiến hành tập trung tại trường hoặc tại trạm giáo dục từ xa địa phương. Bài thi nhất thiết phải mang về trường chấm.” Xem tại đây 
    - Bài thi kết thúc học phần theo hình thức thi viết [tự luận hoặc trắc nghiệm]; kết quả thi sẽ được thông báo sau 2 tuần và được cập nhật trên hệ thống quản lý kết quả học tập của sinh viên.
    c] Cách đánh giá kết quả học tập:
    Điểm tổng kết học phần bao gồm:
    - Điểm ‘chuyên cần’ được tính là: 10%
    - Điểm kiểm tra ‘giữa kỳ’ được tính từ: 20-30%
    - Và điểm thi ‘cuối kỳ’ được tính từ: 60-70%.

    2. Thi tốt nghiệp:
    a]  Điều kiện dự thi tốt nghiệp:
    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 33 - Điều kiện dự thi tốt nghiệp. Xem tại đây  - Theo đó thì, những sinh viên có đủ các điều kiện sau đây sẽ được dự thi tốt nghiệp:
    Đã được xét tuyển vào hệ đại học từ xa của Trường Đại học Mở Hà Nội và có đủ thời gian đào tạo tối thiểu theo qui định.

    - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không vi phạm pháp luật từ cảnh cáo trở lên.

    - Hoàn thành chương trình học tập với tất cả các học phần theo qui định, không học phần nào bị dưới điểm 5.

    - Chấp hành đầy đủ các qui định của Trường Đại học Mở Hà Nội về việc nộp học phí, lệ phí.

    - Hoàn thành hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp và đã được Hội đồng xét tốt nghiệp thẩm định.
    b] Hình thức thi tốt nghiệp:
    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 34 - Hình thức thi tốt nghiệp Xem tại đây 
    - Theo đó thì thi tốt nghiệp có các hình thức sau:
       + Một là, ‘Bảo vệ luận án tốt nghiệp’ [còn gọi là làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp].
       + Hai là, ‘Thi tốt nghiệp’ và thi 2 môn chuyên môn mang tính chất tổng hợp.
    - Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng ngành học mà Nhà trưởng sẽ tổ chức hình thức thi tốt nghiệp thích hợp cho mỗi học viên theo quyết định của Hiệu trưởng.
    - Và hiện tại thì chương trình đào tạo đại học trực tuyến E-HOU liên kết với các trường, tổ chức thi tốt nghiệp cho các chuyên ngành[!?]
    c] Cách xếp loại tốt nghiệp:
    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 38 – Xếp loại tốt nghiệp Xem tại đây 
    - Điểm xếp loại tốt nghiệp = Trung bình cộng của điểm ‘Khóa học’ và điểm thi ‘Tốt nghiệp’.
    Trường hợp sinh viên bảo vệ luận án tốt nghiệp, thì điểm luận án tốt nghiệp sẽ thay cho điểm thi tốt nghiệp.
    - Căn cứ vào điểm xếp loại tốt nghiệp để phân loại tốt nghiệp như sau:
    - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 5,00 – cận 6,00 : Xếp loại TRUNG BÌNH.
    - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 6,00 – cận 7,00 : Xếp loại TRUNG BÌNH KHÁ.
    - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 7,00 – cận 8,00 : Xếp loại KHÁ.
    - Điểm xếp loại tốt nghiệp từ 8,00 – đến 10,0  : Xếp loại GIỎI.


    CÂU SỐ [16]: Sinh viên viên học xong bằng Luật kinh tế tại Đại học Mở Hà Nội thì có được học tiếp Bằng Luật sư không?


    Sinh viên học xong và có Bằng Luật kinh tế [Chính quy hoặc Từ xa] của Trường Đại học Mở Hà Nội sẽ được học lên tiếp lấy Bằng Luật sư tại Học viện Tư pháp [thời gian học 6 tháng kiến thức và 18 tháng thực tập]. Sau khi hoàn thành người học sẽ được cấp bằng và hành nghề Luật sư theo qui định của Bộ Tư pháp.

    Câu [17]: Do đặc thù công việc, phải thường xuyên di chuyển, hoặc phải đi công tác nước ngoài vậy với phương pháp E-learning này, thì có học được không? Hoặc với những người sinh sống ở những nơi xa xôi không có kết nối mạng Internet thì học thế nào?


    - Người học có thể theo học bình thường, khi phải di chuyển thường xuyên. Vì chương trình được thiết kế ‘linh hoạt’, giúp người học hoàn toàn ‘chủ động’ về thời gian và địa điểm học tập, nếu chỉ cần có mạng wifi là học được.

    - Ngoài ra, với những người sinh sống ở những nơi xa xôi, không có mạng wifi thì vẫn có thể theo học, vì tất cả tài liệu học E-learning đều có 3 dạng với nội dung bài giảng hoàn toàn ‘giống nhau’. Trong đó:

       * Video kết hợp với Slide bài giảng: thì phải có mạng wifi mới học được;

       * Tài liệu File PDF: thì không cần có mạng wifi, bằng cách download File PDF về máy tính có sẵn hoặc in ra giấy để học;

       * Tài liệu File MP3: cũng không cần có mạng wifi, mà chỉ cần tải về ĐTDĐ [hoặc máy tính cá nhân] là có thể nghe và học được.

       Và tóm lại, nếu kết hợp cùng lúc: Vừa ‘xem’ File PDF [máy tính], vừa ‘nghe’ File MP3 [ĐTDĐ] thì cũng giống như đang xem video khi có mạng wifi vậy.

    ==> Vì vậy, dù ở xa xôi hay bận công tác, thì người học vẫn có thể chọn một trong các hình thức nêu trên để chủ động học tập theo cách thích hợp nhất.

    Câu [18]: Nhiều người vẫn còn e ngại phương pháp học E-learning! Sợ rằng khó học và khó tiếp cận?


    - Đây là phương pháp học dựa trên những ứng dụng công nghệ ‘hiện đại’ nhưng lại rất dễ tiếp cận. Chỉ cần, với trình độ tin học ‘cơ bản’ là sinh viên hoàn toàn có thể học được, vì hầu hết các thao tác chỉ cần ‘Click chuột’ vào những nội dung cần tìm kiếm.

    - Hơn nữa, trước khi vào học, sinh viên sẽ được học 2 môn cơ bản là Nhập môn Internet & E-learning, và môn Phát triển kỹ năng cá nhân. Học xong 2 môn này, kỹ năng tin học của sinh viên sẽ được nâng cao rõ rệt. Ngoài ra, trong suốt quá trình học tập, còn có đội ngũ ‘Cán bộ Hỗ trợ kỹ thuật’ thường xuyên hướng dẫn chu đáo.

    - Với phương thức hỗ trợ này, thực tế ở Trung tâm đào tạo trực tuyến E-learning Đại học Mở Hà Nội [E-HOU] đã có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp với điểm số rất cao. trong khi trước đó,  cũng sinh viên ấy gần như chưa biết gì nhiều về tin học, vi tính.

    Câu [19]: Học ‘tập trung’ còn chưa chắc có hiệu quả, vậy học ‘trực tuyến’ thì làm sao đảm bảo chất lượng?


    - Đúng là học tập trung thì sẽ tốt hơn, nhưng chỉ với những ai ‘có đủ điều kiện’ tham gia học tập[*]. Còn trong điều kiện “Vừa phải đi làm – vừa đi học” như chúng ta, thì sẽ rất khó để tham gia một lớp học ‘tập trung’ vào các buổi tối. Bởi lẽ, thử hình dung: “Sau giờ làm việc, sẽ rất mệt mỏi, mà còn phải miệt mài tham gia lớp học tập trung suốt mấy tiếng đồng hồ… thì liệu người học còn có đủ tinh thần tỉnh táo để ‘tiếp thu’ kiến thức nữa không? Trong khi học ‘trực tuyến’ thì sinh viên hoàn toàn tự chủ, có thể học bất cứ khi nào cảm thấy thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất.

    - Hơn nữa, trong quá trình học, sinh viên vẫn được ‘tương tác’ thường xuyên với thầy/cô và bạn học thông qua hệ thống diễn đàn ‘thảo luận mở’, và qua những buổi học online… Đặc biệt, là khi có bất kỳ câu hỏi nào sinh viên đều được giải đáp trong thời gian ‘hạn định’.

    - Trong khi học ‘tập trung’ thì việc hỏi-đáp trực tiếp cũng không dễ; hoặc muốn ‘tiếp xúc’ với thầy/cô thường rất hạn chế, bất tiện vì đa phần thời gian trên lớp cũng chỉ là.. ‘nghe giảng’

    Câu [20]: Tại sao học trực tuyến mà lại phải đến trường thi hết môn, sao nhà trường không tổ chức thi luôn trên mạng, để đỡ mất thời gian, chi phí đi lại?


    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, về việc ban hành “QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, THI, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG CHỈ, VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP THEO HÌNH THỨC GIÁO DỤC TỪ XA”, Điều 24, Chương IV – Thi, kiểm tra kết thúc học phần, có quy định rõ: “Kỳ thi nhất thiết phải tiến hành tập trung tại Trường hoặc tại Trạm giáo dục từ xa địa phương. Bài thi nhất thiết phải mang về trường chấm”. Xem tại đây 

    - Do vậy, với mỗi học phần/môn học, sinh viên học online tại nhà nhưng chỉ cần có ‘hai’ lần đến trường.
    [1]Một là, kiểm tra giữa kỳ;
    [2]Hai là, thi cuối kỳ [thi hết học phần/hết môn].

    ===> Như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng và chính xác… theo đúng qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Câu [21]: Đề thi hết môn là do giảng viên chuyên môn hay do giảng viên hướng dẫn ra đề? Ai sẽ là người chấm bài?


    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 27- Thành lập Hội đồng ra đề thi. Xem tại đây  

    - Theo đó, Hiệu trưởng trường sẽ lập ra Hội đồng thi, tuyển chọn một số cán bộ, giáo viên của khoa, bộ môn có liên quan… để lập ra Ban đề thi, Ban coi thi, và Ban chấm thi…

    ==> Như vậy, Giảng viên ra đề thi và chấm thì đều là Giảng viên chuyên môn, thực hiện dưới sự chỉ đạo và quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội.

    Câu [22]: Nếu thi không qua thì có phải học lại không? Mỗi lần thi lại phải đóng lệ phí thế nào? Và trường hợp hoãn thi thì sao?


    - Nếu thi ‘trượt’, thì vẫn được phép thi lại ‘nhiều lần’, mà không phải học lại.

    - Theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGDĐT, Điều 25 - Số lượng kỳ thi, có nêu rõ: “ không hạn chế số lần thi lại với mỗi học viên”. Xem tại đây 

    - Nhưng, mỗi lần thi lại phải đóng phí thi lại: 150.000đ/lần/học phần. Xem tại đây 

    - Trường hợp hoãn thi: Sinh viên nếu đủ điều kiện dự thi hết học phần, mà bận thời gian không đi thi được, thì phải làm đơn hoãn thi, ít nhất 3 ngày trước ngày thi. Trường hợp KHÔNG nộp đơn hoãn thi, thì coi như BỎ thi, và thi đợt sau coi như THI LẠI [phải đóng lệ phí]./.

    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    "Là người đã đi làm, đã từng học qua trường Đại học, trong quá trình làm việc, bản thân em nhận thấy còn nhiều kiến thức liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước mà trước đây ở trường ĐH chuyên ngành Kỹ thuật em chưa được học. Vì thế, để phục vụ tốt hơn cho quá trình công tác em nghĩ mình phải học thêm một cách bài bản chuyên ngành liên quan đến hệ thống Luật, Quản lý nhà nước…Qua tìm hiểu bạn bè rồi trên mạng internet, em nhận thấy CTĐT Đại học trực tuyến EHOU rất thích hợp để mình theo học, bởi: Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những cơ sở có bề dày kinh nghiệm đào tạo từ xa ở Việt Nam, có liên kết với nhiều đối tác nước ngoài uy tín trong lĩnh vực Đào tạo.  Bạn của em đã từng theo học tại trường và họ có nhận xét rất tích cực về đội ngũ Giảng viên, CVHT, Kỹ thuật viên… rất nhiệt tình, chu đáo và thân thiện. Ngoài kiến thức có thể lĩnh hội được thì Bằng cấp của nhà trường được Bộ GD&ĐT, Nhà nước công nhận. Điều này cho em niềm tin sẽ có được một môi trường học tập tốt.".

    "Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết chương trình đào tạo đại học trực tuyến EHOU có thời gian học tập linh hoạt, rất thuận tiện và phù hợp với người đang công tác mà muốn học tập nâng cao trình độ như tôi. Sau khi đăng ký học EHOU, tôi được cố vấn học tập quan tâm, hỗ trợ rất nhiệt tình, chu đáo. Bản thân tôi thấy EHOU là một môi trường học tập chủ động, đòi hỏi người học phải có ý thức trách nhiệm cao. Điều này rèn luyện cho người học tính tự giác, kỷ luật, linh hoạt và nâng cao được kỹ năng cá nhân, đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian".

    “Là một người trẻ nên em có ưu thế khi tiếp cận với phương pháp học qua mạng internet. Qua tìm hiểu em thấy hình thức học elearning rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với những người vừa đi làm vừa đi học như em. Ưu điểm của elearning là người học có thể tự học, tự làm bài bất cứ khi nào thu xếp được thời gian. Trung tâm Elearning cho phép em được lựa chọn địa điểm thi phù hợp điều kiện bản thân, nên rất phù hợp với những người hay phải đi công tác như em. Giáo trình của nhà trường rất bài bản, các thầy cô rất tận tình hỗ trợ sinh viên. Em cảm thấy hài lòng và rất có hứng thú học tập”.

Video liên quan

Chủ Đề