Với những ưu điểm và hạn chế của thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên người ta chỉ sử dụng chúng khi

Biện pháp hóa học là sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh. Đối với biện pháp này, cần sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc trừ sâu bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp sinh học, biện pháp kiểm dịch thực vật, biện pháp phòng trừ tổng hợp thì trong hoạt động nuôi trồng chúng ta thường xuyên sử dụng Biện pháp hoá học phòng trừ sâu bệnh hại.

Với biện pháp hóa học thì bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì biện pháp vẫn còn tồn tại những nhược điểm. Vậy nhược điểm của biện pháp hóa học là?  Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây của chúng tôi.

Câu hỏi: Nhược điểm của biện pháp hóa học là?

A. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái

B. Khó thực hiện, tốn tiền…

C. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch

D. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của

Đáp án đúng A.

Nhược điểm của biện pháp hóa học là gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, bởi biện pháp hóa học là sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh nên khi sử dụng thì bên cạnh những ưu điểm của biện pháp hóa học là: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công thì cũng còn tồn tại các nhược điểm.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

Biện pháp hóa học là sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh. Đối với biện pháp này, cần sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc trừ sâu bệnh. Ưu điểm là hiệu quả cao, diệt sâu bệnh nhanh.

Nhược điểm la gây độc hại cho con người, vật nuôi, ô nhiễm môi trường, gây hại cho các sinh vật có lợi khác trên đồng ruộng. Để tăng hiệu quả của thuốc và khắc phục các nghiệm hạn chế khi diệt sâu bệnh bằng thuốc hóa học, cần lưu ý:

– Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách.

– Phun thuốc đúng kỹ thuật[đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược gió, không phân lúc mưa]

– Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi phun thuốc bảo vệ thực vật [đeo khẩu trang, găng tay, ủng, đeo kính mặc quần áo dà,…]

  • Công ty cổ phần Tuấn Huy đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án " Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê " thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  • Trước ngày 29/11/2021 , Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 14 tuổi [tương đương khối lớp 7,8,9] đang học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • 3 chính sách mới về đất đai có hiệu lực từ 28/12/2021
  • Hướng dẫn sử dụng "Ứng dụng quản lý F0": f0.phutho.vn
  • BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
  • KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐI ĐÔI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
  • Ngành TN&MT triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 5 năm [2021-2025] theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
  • HƯỚNG DẪN Xây dựng và nhân rộng các gương tập thể tiêu biểu, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025
  • Cùng hành động để thực hiện cam kết COP26

Thứ tư - 23/01/2008 22:59

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :  Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra  Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.  Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.  Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.  Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.  Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

Tác giả bài viết: Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Biện pháp chính bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều lợi ích, trong đó, nổi bật là phòng, trừ sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả. Trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, thuốc BVTV có vai trò quan trọng. Các nhà chuyên môn cho rằng, thiếu đi công cụ này, hơn nửa sản lượng lương thực toàn cầu sẽ bị thất thoát do tác hại của sâu, bệnh và cỏ dại, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tác động xấu đến đời sống, thu nhập của người nông dân. Tại nước ta, đơn cử trên cây lúa, nếu không có các loại thuốc BVTV đặc trị vi-rút vàng lùn, lùn xoắn, ngành lương thực, nhất là cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [ÐBSCL] sẽ bị tàn phá nặng nề. Cụ thể, vào những năm 1970 của thế kỷ trước, bệnh vi-rút vàng lùn phát sinh và gây hại nặng trên cây lúa ÐBSCL. Tiếp đến những năm 1978 đến 1980, bệnh vi-rút lúa lùn xoắn lá cũng gây hại hơn 40.000 ha lúa ở khu vực này. Ðến những năm 2000, vi-rút vàng lùn, lùn xoắn lại tiếp tục bùng phát. Tuy nhiên, nhờ kịp thời xây dựng quy trình và lựa chọn thuốc BVTV phòng, trừ phù hợp, dịch bệnh đã được khống chế, giảm thiểu được nhiều thiệt hại.

Theo Cục BVTV [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều. Ðiều này tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho những loại sinh vật gây hại sinh sôi, nảy nở nhanh. Cùng với đó, vấn đề thâm canh tăng năng suất và biến đổi khí hậu cũng khiến cho nhiều sinh vật gây hại phát sinh, phá hoại trên diện rộng. Trong những trường hợp nêu trên, nếu không sử dụng thuốc BVTV để phòng, trừ dịch bệnh, ngành nông nghiệp sẽ tổn hại rất lớn.

Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ [Hưng Yên] Nguyễn Hữu Hưng cho biết, cả xã Yên Phú có hơn 500 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó khoảng 300 ha trồng rau màu. Bình quân mỗi ngày HTX cung cấp cho thị trường từ 50 đến 70 tấn rau, củ. Sản xuất với quy mô lớn không tránh khỏi tình trạng bùng phát sâu bệnh trên cây trồng. Trong những trường hợp bệnh nặng không xử lý được bằng biện pháp thủ công chúng tôi phải sử dụng thuốc BVTV sinh học, hóa học phòng trừ sâu bệnh. Ðể bảo đảm an toàn, hợp tác xã đã chủ động và tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "bốn đúng’’ gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp. Chúng tôi hướng dẫn người dân lựa chọn các loại thuốc có tác động chọn lọc, có hiệu lực cao, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinh vật có ích, ít gây hại với người tiêu thụ sản phẩm... Nhờ vậy, các sản phẩm nông sản của hợp tác xã những năm qua luôn bảo đảm chất lượng.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam Nguyễn Văn Sơn cho biết, thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ qua. Hiện, tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta, loại vật tư nông nghiệp đặc thù này cũng đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp từ gần 60 năm nay. Không thể phủ nhận việc sử dụng thuốc BVTV đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế, kỹ thuật cho nhà nông, giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng và giá trị nông sản. Ðồng thời, diệt trừ sinh vật gây hại nhanh, triệt để, có thể chặn đứng dịch hại trong thời gian ngắn. Có thể khẳng định thuốc BVTV là một vật tư quan trọng không thể thiếu trong việc phòng, trừ dịch hại cây trồng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nhà nông cần phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly và thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng về đúng nơi quy định; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

Tuân thủ kỹ thuật khi sử dụng

Không thể phủ nhận thuốc BVTV là trợ thủ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV có thể gây ra nhiều hậu quả, như dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản, làm giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường, làm ngộ độc cấp tính người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm; diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích [thiên địch], là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm…

Ðể sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam Nguyễn Văn Sơn cho rằng, thuốc BVTV được sử dụng phải nằm trong chương trình phòng trừ tổng hợp cây trồng và nông sản [IPM], mà trong đó điểm nổi bật là sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc bốn đúng. Khi sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng quy định, đúng thời gian cách ly thì sẽ bảo đảm được việc phòng trừ dịch hại, tăng năng suất cây trồng, an toàn cho sức khỏe con người, sinh vật có ích và cho môi trường.

Ðể bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, sử dụng, nông sản, môi trường… các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc cần tiếp tục cải tiến các phương pháp chế biến thuốc, đưa ra thị trường các dạng chế phẩm có độ bám dính vào cơ thể sinh vật gây hại cao hơn [25 đến 30%] so với các dạng cổ điển trước đây chỉ 1 đến 2% [số còn lại bị rơi xuống đất]. Ðồng thời, sản phẩm thuốc BVTV thân thiện với môi trường, nhất là các sản phẩm thuốc BVTV sinh học, các nhóm thuốc BVTV tiên tiến… Không nên phun thuốc định kỳ nhiều lần mà không dựa vào tình hình dịch hại. Ðiều này gây nên sự lãng phí và cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng "kháng thuốc" của dịch hại. Ngoài việc sử dụng thuốc BVTV, để kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng người dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện dịch bệnh, từ đó có biện pháp phòng, trừ hiệu quả.

Minh Huệ

Video liên quan

Chủ Đề