Vốn điều lệ là gì vốn pháp định là gì năm 2024

(LSVN) - Chúng ta thường nghe nhắc tới vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty, liệu vốn điều lệ có phải là vốn pháp định không, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Vốn điều lệ là gì vốn pháp định là gì năm 2024

Ảnh minh họa.

Vốn điều lệ là gì?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo khoản 34, Điều 4, Luật Doanh nghiệp, vốn điều lệ là:

- Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh;

- Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề.

Vốn pháp định xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

Khác nhau

Vốn điều lệ

Vốn pháp định

Cơ sở xác định

Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

- Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỉ.

- Cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỉ đồng.

Thời hạn góp vốn

Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một, đây là 02 loại vốn mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp.

Tăng, giảm vốn điều lệ thực hiện thế nào?

Tại Điều 68, Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ, doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

- Tăng vốn góp của thành viên;

- Tiếp nhận thêm vốn góp từ thành viên mới.

Theo đó, thủ tục tăng vốn điều lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Về hồ sơ làm thủ tục:

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

+ Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

- Về trình tự, thủ tục thực hiện:

+ Bước 1:Nộp hồ sơ

Thực hiện theo một trong 02 cách sau:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Nộp online qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Vốn pháp định là gì? Là câu hỏi của nhiều người khi nghe đến khái niệm này. Chúng ta đã biết Vốn là một yếu tố quan trọng và cần thiết để khởi tạo bất kỳ một dự án kinh doanh nào. Chúng ta có thể nhắc nhiều tới vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, vốn góp… còn vốn pháp định ít được nhắc tới hơn. Vốn pháp định là một loại vốn khá đặc thù và được áp dụng trong một số lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và quy định liên quan tới vấn đề này ra sao?

1. Khái niệm Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là mức vốn được pháp luật quy định khi các cá nhân tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức của vốn pháp định sẽ tùy thuộc theo lĩnh vực kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền quy định.

Vốn điều lệ là gì vốn pháp định là gì năm 2024

Đặc biệt mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tuân theo quy tắc phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà liên quan tới tổng số vốn đầu tư. Theo quy định mới nhất vào năm 2000 thì vốn pháp định để thành lập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng số vốn đầu tư, ngoại trừ những trường hợp thuộc diện khuyến khích đầu tư.

2. Đặc điểm của vốn pháp định

So với nhiều loại vốn khác thì vốn pháp định có một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành nghề nhất định.
  • Đối tượng áp dụng thuế là các chủ thể kinh doanh. Có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
  • Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập.
  • Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh.
  • Vốn pháp định thường không vượt quá mức vốn góp hoặc vốn kinh doanh.

3. Các ngành nghề cần có vốn pháp định khi thành lập

Vốn pháp định không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà tùy thuộc vào quy mô và hình thức đăng ký mà doanh nghiệp sẽ có từng mức quy định cụ thể.

  • Lĩnh vực Kinh doanh cảng hàng không, sân bay từ 100 tỷ – 200 tỷ đồng.
  • Lĩnh vực Kinh doanh vận tải hàng không từ 100 tỷ – 1300 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ hàng không – 30 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng phục vụ công bố Thông báo hàng hải – 10 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước, luồng hàng hải chuyên dùng – 20 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ thanh thải chướng ngại vật – 5 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ nhập khẩu pháo hiệu hàng hải – 2 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng – 30 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ – 5 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh hoạt động mua bán nợ – 100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ – 500 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh dịch vụ kiểm toán – 6 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh chứng khoán từ 10 tỷ – 100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Ngân hàng thanh toán – 10.000 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ từ 200 – 400 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ từ 600 – 1.000 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe – 300 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh tái bảo hiểm từ 400 – 1.100 tỷ đồng
  • Lĩnh vực Kinh doanh môi giới bảo hiểm từ 4 – 8 tỷ đồng

4. Ý nghĩa của vốn pháp định

  • Đối với doanh nghiệp:

Vốn pháp định giúp doanh nghiệp đảm bảo năng lực tài chính của mình với khách hàng và đối tác, từ đó tạo nên niềm tin, sự an tâm đối với họ. Bên cạnh đó, vốn pháp định cũng tạo nên thế phòng bị vững chãi trước những biến cố khó lường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát số vốn sở hữu của Doanh nghiệp để cảnh báo cho khách hàng, đối tác, cổ đông và những đối tượng liên quan vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định, để từ đó có những biện pháp quản lý kịp thời hoạt động của doanh nghiệp.

  • Đối với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng:

Vốn pháp định không phải là một quy định có tính chất xâm phạm quyền tự do kinh doanh của các ngành nghề được áp dụng. Vốn pháp định được ban hành với mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng đối với người tiêu dùng, đối tác và khách hàng của các doanh nghiệp. Dễ có thể nhận ra rằng những ngành nghề bị ràng buộc với quy định về vốn pháp định đều có tính chất nhạy cảm rất cao như ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… Nếu dễ dàng trong việc thành lập thì quyền lợi của khách hàng sẽ rất dễ dàng bị bác bỏ hoặc chiếm đoạt, gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước.

5. Phân biệt Vốn pháp định và vốn điều lệ

Với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã phần nào tự có những đánh giá riêng để phân biệt được 2 khái niệm vốn pháp định và vốn điều lệ. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một cách cụ thể nhất để quý bạn đọc có cái nhìn rõ ràng hơn.

Tiêu chíVốn pháp địnhVốn điều lệĐịnh nghĩaLà mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.Đặc điểmViệc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã

– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Ngành nghề quy địnhMột số ngành nghề khi hoạt động cần có mức vốn đầu tư cao như: Ngân hàng, bất động sản….Áp dụng cho tất cả các ngành nghề, trừ những ngành nghề pháp luật quy định về vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì vốn pháp định?

Vốn điều lệ áp dụng theo loại hình doanh nghiệp, còn vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Về mức vốn: Vốn điều lệ không đưa ra mức vốn tối thiểu hay tối đa, góp bao nhiêu cũng được. Còn vốn pháp định sẽ có con số cố định tuỳ thuộc vào từng ngành nghề.

Vốn điều lệ và vốn cổ phần khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần sẽ dùng cổ phần này để tiến hành chào bán ,cổ phần, tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó vốn điều lệ chính là số vốn mà công ty cổ phần dùng để kinh doanh.

Vốn điều lệ của công ty TNHH là bao nhiêu?

Đối với công ty TNHH, công ty CP và công ty HD, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cũng như không giới hạn mức vốn điều lệ tối đa. Đối với công ty TNHH một thành viên, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rằng vốn điều lệ của công ty không được thấp hơn 10 triệu đồng.

Vốn điều lệ là gì cho ví dụ?

Về khái niệm, luật doanh nghiệp mới nhất quy định vốn điều lệ là tổng số vốn do các cổ đông hoặc thành viên góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Ví dụ: 2 thành viên là X và Y dự định cùng nhau thành lập Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC.