Vườn quốc gia xuân thủy ở đâu

Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 160km. Là một điểm du lịch sinh thái lý thú cho những ai thích tìm hiểu đời sống của những loài chim di trú và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã mà thiên nhiên ban tặng.


Chim di trú - đặc trưng của vườn Quốc gia Xuân Thủy

Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận 5 xã là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Riêng khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh [thuộc xã Giao Thiện]. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn.


Tổng quan vườn Quốc gia Xuân Thủy

Tại vườn Quốc gia Xuân Thủy có trên 500 loài động, thực vật sinh sống. Trong đó có khoảng 120 loài thực vật, 30 loài bò sát và lưỡng cư. Đáng chú ý là 220 loài chim, thuộc 41 họ, 13 bộ. Với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm, cá, cua biển,... Ngoài ra khai thác rau câu cũng là một trong những hoạt động mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Nổi bật nhất là sản lượng nuôi ngao ở khu vực này được xếp loại hàng đầu cả nước, ổn định khoảng 12.000 tấn với mức thu nhập từ 150 đến 200 tỷ đồng/năm. Hàng năm cho thu nhập tới hàng trăm tỷ đồng đã góp phần tạo nên sự khởi sắc về kinh tế- xã hội cho các xã vùng đệm.


Một trong những loại tôm được nuôi tại đây


Nơi đây có sản lượng ngao lớn nhất cả nước

Hàng ngàn con chim di trú với rất nhiều giống, loài trên đường tìm về phương nam vào mùa đông [khoảng cuối tháng 11 âm lịch] và khi chúng từ phương nam quay lại [vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm] thường chọn Xuân Thủy làm trạm dừng chân. Trong đó, đã ghi nhận nhiều loài chim trong sách đỏ quốc tế như: Choắt lớn, Rẽ mỏ thìa, Cò thìa, Mòng biển mỏ ngắn, Cò lạo Ấn Độ…


Cò Lạo Ấn Độ


Cò Thìa

Nơi đây, biển giao hòa với rừng, “chim trời, cá nước” giao hòa với hình ảnh con người mưu sinh. Những mô hình sinh thái, nuôi trồng thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng, đã tạo nên bức tranh sinh động về vùng quê điển hình ở cửa sông ven biển miền Bắc.


Khai thác rau câu

Hãy đến với Vườn Quốc gia Xuân Thủy để tận mắt chứng kiến sự kỳ thú của thiên nhiên, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà không phải ở đâu cũng tìm được, cùng thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của cư dân bản địa và góp thêm một hành động dù là nhỏ nhất của bạn để bảo vệ môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta!

Nguồn: sưu tầm

Vườn quốc gia Xuân Thủy, với tổng diện tích là 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Vườn quốc gia Xuân Thủy còn là khu Ramsar [vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của các loài chim nước theo công ước Ramsar] của Việt Nam. Đây là một điểm du lịch sinh thái thú vị, phù hợp với việc khám phá thiên nhiên hoang dã và tìm hiểu về những loài chim di trú. Vào tiết cuối thu, đầu đông, du khách đến với Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ được nhìn thấy những đàn chim di trú bay về đây sinh sống. Vườn quốc gia Xuân Thủy có “ba điều nhất” - đó là: Đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất.

Vườn quốc gia Xuân Thủy có tới 105 loài thực vật bậc cao, trong đó có 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước; trên 200 loài chim, trong đó có trên 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Đặc biệt, một số loài chim nước quý hiếm trong sách đỏ quốc tế cũng có mặt ở đây như cò thìa, mòng bê mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Ở Việt Nam, hầu như chỉ có thể bắt gặp cỏ thìa và Choi Choi mỏ thìa ở Vườn quốc gia Xuân Thủy [ước chiếm tới 20% số lượng cá thể hiện có của Thế giới]. Vườn còn có trên 500 loại động vật thủy sinh, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế như: tôm, cua bể, nghêu, rong câu chỉ vàng, trên 10 loài thú, trong đó có 3 loại thú quý hiếm ở nước như cá heo, cá đầu ông sư, rái cá... cùng với hàng trăm loại bò sát, côn trùng và lưỡng cư khác đã tạo lên bức tranh về đa sinh học rất độc đáo và vô giá.

Các nhóm du khách đến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy thường nghỉ đêm tại vườn để có dịp ngắm bình minh và hoàng hôn - thời điểm vườn quốc gia đẹp nhất. Nếu nghỉ lại, khách có thể trang bị cho đoàn vài chiếc lều, bạt căng giữa rừng và đốt lửa trại, để cảm nhận những giây phút gần gũi với thiên nhiên. Sáng sớm, khi ánh bình minh vừa ló dạng, khách có thể được đánh thức bởi tiếng ríu rít của đàn chim. Những tia nắng đầu tiên của ngày mới lấp lánh trên mặt nước khi cồn Lu thức dậy trong hương vị rất riêng của biển, của rừng đầy sự bí ẩn và hấp dẫn.

PhuthoPortal [Nguồn Tin tức du lịch]

  • Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 160km. Là một điểm du lịch sinh thái lý thú cho những ai thích tìm hiểu đời sống của những loài chim di trú và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã mà thiên nhiên ban tặng.

  • Toàn bộ vùng đệm và vùng lõi của vườn nằm trên địa phận 5 xã là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Riêng khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lu và cồn Xanh [thuộc xã Giao Thiện]. Diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và 4.000 ha đất rừng ngập mặn.

Tháng 1/1989 Xuân Thủy là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR [Công ước bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước – Ramsar, Iran, 1971]. Và là khu RAMSAR thứ 50 của thế giới
Tháng 1/2003 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định nâng hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thủy thành Vườn quốc gia Xuân Thủy

Tháng 12 năm 2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.

Vườn quốc gia [VQG] Xuân Thủy là khu rừng ngập nước quan trọng của Việt Nam và quốc tế, là điểm “dừng chân” của nhiều loài chim di cư quý hiếm, với hơn 200 loài, trong đó gần hơn 50 loài chim nước và 100 loài chim di cư. Trong đó có nhiều loài chim có tên trong sách đỏ quốc tế. Có nhiều thời điểm, Vườn quốc gia Xuân Thủy là nơi trú ngụ của hơn 40 ngàn loài chim. Ngoài ra khu rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái cá... Dưới nước là các loại tôm, cá, cua, rắn, ngao, sò... Đây có lẽ là lý do vì sao các loài chim tụ tập về đây bởi có nguồn thức ăn phong phú dồi dào.

Cửa Ba Lạt tại vườn Quốc Gia Xuân Thủy Nam Định là danh giới hành chính giữa Nam Định và Thái Bình đồng thời là nơi con sông Hồng đổ ra biển. Hiện tại, Vườn quốc gia Xuân Thủy đã trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước khi chọn lựa du lịch Nam Định. Du khách tham khảo tour vườn quốc gia Xuân Thủy, các nhà thờ đẹp tại Nam Định

Chim về VQG Xuân Thủy Nam Định nhiều nhất khi nào?

Nếu muốn ngắm chim du khách đến VQG Xuân Thủy trong thời gian từ tháng 11, đến tháng 3,4 của năm sau, tại đây có hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ phương Bắc trở về đây, kiếm ăn, tránh rét tạo nên một khung cảnh độc đáo hiếm có cho vườn quốc gia khi mùa chim di cư đến.Mùa hè và mùa thu đến vườn quốc gia Xuân Thủy du khách có thể tận hưởng những cơn gió mát từ biển và vẫn có thể xem những loài chim di trú tránh nóng đến từ Nam Bộ và Campuchia như Giang Sen, Bồ nông…và những loài chim bản địa như: vịt trời, chèo bẻo, bói cá, bìm bịp...hay những loài chim sặc sỡ như: đuôi cụt bụng đỏ, sẻ đồng ngực vàng. Sau khi ngắm chim ở vườn quốc gia du khách có thể liên hệ với người dân nơi đây để có một bữa ăn dân dã ngay trên những chiếc chòi hướng ra sông cực hiền hòa với các loại hải sản tươi ngon vùng cửa biển. Và không thể bỏ qua việc thưởng thức các món đặc sản Nam Định nức tiếng như: Nem nắm Giao Thủy, nem chạo Giao Xuân, nước mắm Sa Châu [Giao Châu], mắm cáy Hoành Nha, nộm sứa, mật ong rừng ngập mặn…

  • 11°47’27”-11°59’20” Vĩ độ Bắc
  • 107°53’10”-108°6’32” Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 7.100 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 5.380 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái:  1.710 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 10 ha

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Ngày 19/01/1995, Bộ Lâm nghiệp [nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT] phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Hà [nay là Nam Định], nằm trong hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nam Định. 

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Đặc trưng của Vườn quốc gia Xuân Thủy là các hệ sinh thái đất ngập nước; trong đó, có bãi triều lầy có rừng ngập mặn, bãi triều lầy không có rừng ngập mặn, như: đầm nuôi tôm và cồn cát vùng cửa sông luôn có những biển động lớn bởi các quá trình phát triển tự nhiên và do hoạt động khai thác, sử dụng của con người.

HỆ THỰC VẬT

Đã ghi nhận 202 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 145 chi, 62 họ, bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu. Tại đây có 07 loài chính, như: Sú [Aegiceras corniculatum], Bần chua [Sonneratia caseolaris], Trang [Kandelia candel], Đước [Rhizophora apiculata],…

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Đã ghi nhận 386 loài động vật không xương sống ở đáy thuộc 6 ngành, 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống; 110 loài động vật nổi thuộc các phân lớp Giáp xác chân chèo [Copepoda], nhóm giáp xác râu chẻ [Cladocera], 154 loài Cá thuộc 14 bộ và 53 họ; 37 loài Bò sát, Ếch nhái; 427 loài và dạng loài Côn trùng. Đặc biệt, tại đây có khu hệ chim khá phong phú, đã thống kê được 222 loài Chim thuộc 42 họ của 12 bộ; trong đó, có 166 loài chim di cư [chiếm 75,45% tổng số loài chim]; 51 loài chim định cư [23,18%] và 3 loài chim lang thang [1,36%]. Một số loài chim quý, hiếm như: Cò thìa [Platalea minor], Rẽ mỏ thìa [Eurynorhynchus pygmeus], Choắt chân màng lớn [Limnodromus semipalmatus], Choắt đốm đen [Tringa stagnatilis], Choắt mỏ vàng [Tringa guttifer], Cò trắng Trung Quốc [Egretta eulophotes], Te vàng [Vanellus cinereus], Mòng bể mỏ ngắn [Saundersilarus saundersi], Bồ nông [Pelecanidae/Pelecanus], Cò lạo An Độ [Mycteria leucocephala],…

THÔNG TIN DU LỊCH

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á; nằm trong Khu dự trữ sinh quyển Đồng bằng ven biển Châu thổ Sông Hồng; là vùng đất ngập nước với sinh cảnh đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt với du khách muốn trải nghiệm tìm hiểu cây rừng ngập mặn, khai thác hải sản dưới tán rừng, thử làm ngư dân.

Với tuyển du lịch xem chim nổi tiếng, tập trung ở những sinh cảnh đầm tôm, cồn Lu và cồn Xanh là điểm đến đầy lý thú. Kết hợp với khám phá thiên nhiên, theo xuồng ngắm cảnh rừng ngập mặn, thăm cửa Ba Lạt [cửa sông Hồng đổ ra biển], ngắm ngọn Hải Đăng [Tiền Hải – Thái Bình], trải nghiệm các hoạt động bắt ngao, bắt còng cáy, lội rừng tìm hiểu về rừng ngập mặn tại Xuân Thủy.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy
  • Địa chỉ: Xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
  • Điện thoại: [0350] 3741 501; Fax: [0350] 3895125
  • Website: vuonquocgiaxuanthuy.org.vn
  • Email: [email protected]
  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Video liên quan

Chủ Đề