Xét nghiệm thận ở đâu

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng ở giai đoạn sớm ít có biểu hiện lâm sàng nên người ta thường phát hiện ra khi xét nghiệm chẩn đoán các bệnh lý khác hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Để tránh tình trạng bệnh vào giai đoạn muộn, khó khăn trong điều trị thì mọi người nên khám sức khỏe định kỳ, trong đó có xét nghiệm suy thận. Cùng tìm hiểu xem xét nghiệm suy thận cần làm những gì cần thiết.

1. Suy thận và xét nghiệm suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng thận không thể lọc các chất thải từ máu ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ các chất độc trong máu. Khi mắc phải bệnh này thường có dấu hiệu mệt mỏi, giảm bài tiết nước tiểu, đau ngực, co giật,... Các biểu hiện này có thể không rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên mọi người thường hay bỏ qua, không đi khám. Khi phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Bệnh nhân suy thận thường không có biểu hiện rõ ràng nên thường phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn

Nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm suy thận. Bao gồm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để đánh giá tình trạng và chức năng thận. Dựa vào kết quả của các loại xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại, đồng thời có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý.

2. Xét nghiệm suy thận cần làm những gì cần thiết?

2.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu giúp đo được nồng độ creatinin. Đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa ở cơ bắp và bài tiết ra đường nước tiểu. Chỉ số này khá tin cậy để đo chức năng thận, đồng thời chẩn đoán suy thận cấp hay mạn tính.

Xét nghiệm máu để đo nồng độ creatinin giúp phát hiện suy thận

Creatinin trong máu tăng cao thường gặp trong các trường hợp suy thận, do nhiều nguyên nhân:

+ Suy thận do nguồn gốc trước thận;

+ Suy thận do nguồn gốc tại thận;

+ Suy thận do nguồn gốc sau thận.

Nồng độ creatinin máu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và khối lượng cơ trong cơ thể. Khi bác sĩ nghi ngờ kết quả creatinin máu có thể chỉ định thêm xét nghiệm Cystain C.

Cystain C máu là xét nghiệm đặc hiệu trong phát hiện bệnh suy thận, có độ chính xác cao và không phụ thuộc vào khối lượng cơ, độ tuổi và giới tính. Đây là xét nghiệm thường quy được thực hiện hằng ngày trên hệ thống máy hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

2.2 Xét nghiệm nước tiểu

Thực hiện xét nghiệm này để đo lượng nước tiểu được bài tiết trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này sẽ xác định tình trạng suy thận và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện khi muốn chẩn đoán suy thận

2.3 Sinh thiết thận

Phương pháp sinh thiết tế bào thường dùng để chẩn đoán suy thận do tổn thương tại thận gây ra. Ngoài ra có thể chẩn đoán các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận một cách chính xác.

2.4 Một số các xét nghiệm khác

- Xét nghiệm ure máu

Cũng như xác định nồng độ creatinin thì xét nghiệm ure máu là chỉ số quan trọng để xác định tình trạng suy thận cấp. Nitơ ure được tạo ra khi gan phân hủy protein và bài tiết qua đường nước tiểu khi tích tụ đến một ngưỡng nhất định. Nồng độ ure máu cao là dấu hiệu cảnh báo bệnh như: suy thận, suy tim, mất nước, tắc nghẽn đường tiết niệu,...

- Xét nghiệm đo kali huyết

Khi thực hiện xét nghiệm đo kali huyết cho kết quả chỉ số tăng cao thì có khả năng mắc phải suy thận cấp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm rối loạn nhịp tim và nguy hiểm đến tính mạng.

- Ước tính mức độ lọc cầu thận

Dựa vào tốc độ lọc và ước tính lượng máu đi qua cầu thận mà xác định được thận đã tổn thương ở giai đoạn nào.

2.5 Chẩn đoán hình ảnh

- Siêu âm

Siêu âm là phương pháp phổ biến. Cũng có thể dùng để đo kích thước và vị trí của thận, xác định khối u hoặc các tổn thương thận, xác định vị trí tắc nghẽn mạch máu hay đường bài tiết nước tiểu.

Hiện nay, y học đã phát triển kỹ thuật siêu âm mới gọi là doppler màu. Có thể đánh giá cục máu đông, hẹp hoặc vỡ động, tĩnh mạch.

- Chụp cắt lớp vi tính

Chụp cắt lớp vi tính có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư, các tổn thương thận, áp xe, sỏi thận,...

- Chụp cộng hưởng từ

Đây là phương pháp sử dụng sóng từ để tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao, giúp chẩn đoán chính xác những tổn thương ở thận.

3. Xét nghiệm suy thận ở đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận như:

+ Nguyên nhân suy thận trước thận: do giảm thể tích tuần hoàn do mất máu vì chấn thương, xuất huyết, viêm phúc mạc, viêm tụy, xơ gan, bỏng nặng, rối loạn điều hòa thân nhiệt,...

+ Nguyên nhân suy thận tại thận: do nhiễm chất độc, nhiễm khuẩn nặng, tắc ống thận, tổn thương ống thận do thiếu máu, tổn thương do thuốc,...

+ Nguyên nhân suy thận sau thận: do sỏi, u cục trong hệ tiết niệu, các chèn ép bởi khối u ở tử cung, tuyến tiền liệt,...

Để xác định được nguyên nhân và tình trạng suy thận, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm ở địa chỉ uy tín. Chúng ta có thể lựa chọn xét nghiệm suy thận tại MEDLATEC bởi những tiện ích sau:

+ MEDLATEC có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ và luôn cập nhật.

+ Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng làm việc ở nước ngoài hay các bệnh viện có tiếng trong nước.

+ Thường xuyên có các chương trình ưu đãi về chi phí khám chữa bệnh.

+ Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 đảm bảo cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác.

+ Thực hiện khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần để khách hàng có thể chủ động thời gian sao cho thuận tiện nhất để trực tiếp tới khám.

+ Được nhắc lịch tái khám.

+ Thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của khách hàng được lưu trữ bảo mật trên hệ thống. Có thể theo dõi tiến triển sức khỏe sau điều trị.

+ Không phải mất công và mất thời gian xếp hàng chờ đợi.

+ Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nếu không có nhiều thời gian đi lại hay có sức khỏe yếu.

+ Được tư vấn tận tình về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức khỏe. Đồng thời bác sĩ cũng đưa ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân để tăng hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi có nhu cầu hay nghi ngờ mắc phải suy thận, bệnh nhân nên đến trực tiếp MEDLATEC tại địa chỉ gần nhất để được chỉ định thực hiện xét nghiệm và tư vấn kết quả chính xác nhất.

   Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất một hay nhiều năm để bệnh thận mạn [ tiếng anh viết tắt là CKD - Chronic Kidney Disease]  tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mạn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận.

   Tuy nhiên, tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì những hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất.

    Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu.

   Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ.

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu
   Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

* Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu.
* Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt.
* Số lần đi tiểu ít hơn, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối [ màu cà phê].
* Nước tiểu của bạn có thể có máu. Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn. 

Triệu chứng 2: Phù
   Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. 

Triệu chứng 3: Mệt mỏi
   Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thận bị hỏng [suy], chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Triệu chứng 4: Ngứa/phát ban ở da
  Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac
   Sự tích tụ của các chất thải trong máu [được gọi là chứng urê huyết] có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy chán ăn.

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn
   Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu [chứng ure huyết] cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn, có thể dẫn tới sút cân.

Triệu chứng 7: Thở nông
   Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu [sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy] có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông.

Triệu chứng 8: Cảm thấy ớn lạnh
   Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

  Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt. 

Triệu chứng 10: Đau chân/đau cạnh sườn.
  Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì do gan, cũng có thể gây đau. 

   Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đi khám, xét nghiệm chức năng thận, làm siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu, soi bàng quang... để xác định bệnh chính xác.

*Yếu sinh lý không phải do suy thận
   Nhiều người khi bị yếu sinh lý thường "quy tội" cho bệnh thận. Thực ra, tình trạng này xuất hiện do mạch máu đến bộ phận sinh dục bị hẹp, tắc hoặc do thần kinh điều khiển tại chỗ [hay trên não] bị trục trặc. Chẩn đoán và điều trị yếu sinh lý là một vấn đề tế nhị và phức tạp, thường do các bác sĩ Niệu - Nam khoa đảm trách.


   Được thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám Binh Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

   Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...

   Trong chuyên khoa Thận - Tiết niệuP.Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ  Đỗ Gia Tuyển, Giám đốc Trung tâm Thận – Tiết niệu & Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai; Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, Trưởng phân Môn Thận-tiết niệu, trường Đại học Y Hà Nội đang tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Thứ Bảy hàng tuần.

Xem thêm: 

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

Video liên quan

Chủ Đề