Xonatrix forte là thuốc gì

Thuốc Xonatrix Forte là gì ?

Xonatrix forte là thuốc gì

Thuốc Xonatrix Forte là thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Xonatrix Forte là thuốc được biết đến với công dụng dùng để  chống dị ứng được biết đến với công dụng:  Dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi để điều trị các triệu chứng: Viêm mũi dị ứng theo mùa: hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngứa họng, mắt đỏ ngứa, chảy nước mắt. Mày đay mạn tính vô căn: ngứa, nổi mẫn đỏ, giảm số lượng ban dát.

Thuốc Xonatrix Forte gồm thành phần gì?

Fexofenadin hydroclorid 60mg

Công dụng của thuốc Xonatrix Forte

Chỉ định:
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi để điều trị các triệu chứng:

– Viêm mũi dị ứng theo mùa: hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi, ngứa họng, mắt đỏ ngứa, chảy nước mắt.
– Mày đay mạn tính vô căn: ngứa, nổi mẫn đỏ, giảm số lượng ban dát.

Sản phẩm có cùng công dụng

Thuốc Meyerbastin 20mg – Điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Palmolin 60mg – Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Liều dùng của thuốc Xonatrix Forte

– Dùng đường uống, thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.

Thuốc hàm lượng 60mg:

• Điều trị viêm mũi dị ứng:
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 60 mg x 2 lần/ ngày hoặc 120 mg x 1 lần/ ngày. Có thể dùng liều cao 180 mg/ ngày.
– Trẻ em 6 – 12 tuổi: 30 mg x 2 lần / ngày
• Điều trị mày đay mạn tính vô căn:
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 60 mg x 2 lần/ ngày
– Trẻ em 6 – 12 tuổi: 30 mg x 2 lần / ngày
• Người suy thận:
– Người lớn hay trẻ em > 12 tuổi suy thận hay phải thẩm phân máu dùng liều 60 mg x 1 lần / ngày
– Trẻ em 6 – 12 tuổi bị suy thận: 30 mg x 1 lần/ ngày
– Người suy gan: không cần điều chỉnh liều.

Thuốc hàm lượng 120mg/180mg:

– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên x 1 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của Bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Xonatrix Forte

– Tần suất các tác dụng ngoại ý kể cả buồn ngủ, không phụ thuộc liều lượng và cũng tương tự giữa các phân nhóm được chia theo giới tính, tuổi và chủng tộc.
– Các tác dụng phụ thường gặp là: nhiễm virus (cảm, cúm) (2,5%); buồn nôn (1,6%); đau bụng kinh (1,5%); buồn ngủ (1,3%); khó tiêu (1,3%); mệt mỏi (1,3%).

Cách bảo quản thuốc Xonatrix Forte

Xonatrix forte là thuốc gì

Cách bảo quản thuốc Xonatrix Forte nơi khô ráo thoáng mát

  • Nơi khô ráo, thoáng mát

Lưu ý khi dùng thuốc Xonatrix Forte

Chống chỉ định:

Quá mẫn với Fexofenadin.

Chú ý đề phòng:
– Người có nguy cơ tim mạch hoặc đã có khoảng Q-T kéo dài từ trước.
– Không dùng đồng thời với các thuốc kháng histamin khác
– Thuốc ít gây buồn ngủ nhưng cần phải thận trọng với người lái xe và vận hành máy.
– Giảm liều cho những người suy thận: 60 mg x 1 lần/ ngày
– Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi vì độ an toàn chưa được xác định. Trẻ em 6 – 12 tuổi được khuyến cáo nên dùng liều 30 mg x 2 lần / ngày.

Quy cách đóng gói của thuốc Xonatrix Forte

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Nơi sản xuất thuốc Xonatrix Forte

Công ty CP Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM) – VIỆT NAM

Địa chỉ mua thuốc Xonatrix Forte uy tín, chất lượng

Thuốc Xonatrix Forte được bán tại hệ thống nhà thuốc Thục Anh ở địa chỉ : 276 Lương Thế Vinh, Trung văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Ngoài ra quý khách hàng có thể mua thuốc online tại website: Nhathuocthucanh.com

Liên hệ hotline : 0988.828.002 nhà thuốc hoạt động online 24/24h.

Thuốc Xonatrix 120 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Fexofenadine hydrochloride 120mg. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, mày đay mạn tính vô căn ở người từ 6 tuổi trở lên.

Thuốc Xonatrix-120 có thành phần là Fexofenadine (thuốc kháng histamin thế hệ 2). Thuốc Xonatrix được chỉ định sử dụng trong trường hợp: Điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mày đay mạn tính vô căn ở người lớn và trẻ em từ đủ 6 tuổi trở lên.

Thuốc Xonatrix chống chỉ định đối với những bệnh nhân mẫn cảm với fexofenadine, terfenadine hoặc thành phần khác trong thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Xonatrix

Cách dùng: Đường uống. Bệnh nhân không nên uống thuốc với nước hoa quả. Thời điểm uống thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn nhưng người bệnh không nên uống quá gần (trong khoảng 15 phút) với các thuốc kháng acid chứa magie và nhôm.

Liều dùng:

  • Viêm mũi dị ứng:
    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg/lần/ngày;
    • Trẻ em dưới 12 tuổi: Dạng bào chế không phù hợp với liều dùng chỉ định;
  • Mày đay mạn tính vô căn:
    • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg/lần/ngày;
    • Trẻ em dưới 12 tuổi: Dạng bào chế không phù hợp với liều dùng chỉ định;
  • Người cao tuổi và suy thận:
    • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành bị suy thận, người cao tuổi: Liều dùng khởi đầu 60mg/lần/ngày, điều chỉnh liều dùng theo chức năng thận;
    • Trẻ em dưới 12 tuổi: Dạng bào chế không phù hợp với liều dùng chỉ định;

*Lưu ý: Liều dùng thuốc Xonatrix kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thuốc cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào thể trạng, mức độ diễn tiến của bệnh ở từng bệnh nhân.

Quá liều: Ngưng dùng thuốc, liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế gần nhất. Các bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hóa, điều trị hỗ trợ kết hợp với điều trị triệu chứng. Bác sĩ có thể lựa chọn thẩm phân máu để giảm nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân.

Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên, dùng liều thuốc Xonatrix tiếp theo đúng thời điểm theo liệu trình.

Xonatrix forte là thuốc gì

Thuốc Xonatrix cần được dùng đúng liều lượng

3. Tác dụng phụ của thuốc Xonatrix

Khi sử dụng thuốc Xonatrix, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn:

  • Thường gặp: Buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, dễ bị nhiễm virus (cảm, cúm), dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, ho, sốt, ngứa họng, viêm xoang, viêm tai giữa, đau lưng;
  • Ít gặp: Sợ hãi, gặp ác mộng, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, đau bụng, mệt mỏi toàn thân;
  • Hiếm gặp: Nổi mày đay hoặc phát ban trên da, ngứa da, phù mạch, khó thở, tức ngực, choáng phản vệ;
  • Không xác định tần suất: Tim đập nhanh, tiêu chảy,...

Khi gặp các tác dụng phụ kể trên, người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Xonatrix

Trước khi sử dụng thuốc Xonatrix, người bệnh cần chú ý:

  • Thận trọng, điều chỉnh liều thích hợp khi dùng thuốc cho những người bị suy giảm chức năng thận vì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng (do thời gian bán thải kéo dài). Nên thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi) vì họ thường bị suy giảm chức năng thận;
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc Xonatrix ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa được xác định;
  • Nên ngừng sử dụng thuốc ít nhất 24 - 48 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm kháng nguyên tiêm trong da;
  • Sử dụng thuốc Xonatrix có thể khiến bệnh vảy nến nặng thêm;
  • Các thuốc kháng histamin như Xonatrix có thể gây tim đập nhanh nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có tiền sử hoặc đang bị bệnh tim mạch;
  • Thuốc Xonatrix có chứa lactose monohydrate nên không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân bị thiếu hụt Lapp lactase, rối loạn dung nạp galactose hoặc rối loạn hấp thu glucose - galactose;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Xonatrix cho người lái xe, điều khiển máy móc;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Xonatrix cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Xonatrix forte là thuốc gì

Thuốc Xonatrix cần thận trọng khi lựa chọn sử dụng

5. Tương tác thuốc Xonatrix

Một số tương tác thuốc Xonatrix người bệnh cần chú ý:

  • Hoạt chất fexofenadine trong thuốc Xonatrix không chuyển hóa qua gan nên thuốc không có tương tác với các thuốc chuyển hóa qua gan khác;
  • Erythromycin và ketoconazole sẽ làm tăng nồng độ fexofenadine trong huyết tương nhưng không làm thay đổi khoảng QT. Nồng độ của fexofenadine có thể bị tăng do verapamil, erythromycin, ketoconazole và các chất ức chế p-glycoprotein;
  • Không có tương tác thuốc giữa fexofenadine và omeprazole. Không sử dụng đồng thời fexofenadine với các thuốc kháng acid chứa magie và nhôm vì làm giảm hấp thu fexofenadine;
  • Fexofenadine có thể làm giảm nồng độ các chất ức chế acetylcholinesterase, betahistine;
  • Fexofenadine có thể làm tăng nồng độ cồn, các chất kháng cholinergic và các chất an thần hệ thần kinh trung ương;
  • Fexofenadine có thể bị giảm nồng độ bởi các chất ức chế acetylcholinesterase, các chất kháng acid, amphetamine, nước ép bưởi, rifampin;
  • Nước hoa quả (cam, táo, bưởi) có thể làm giảm sinh khả dụng của fexofenadine tới 36%. Ngoài ra, nên tránh sử dụng fexofenadine với rượu vì làm tăng nguy cơ an thần (gây ngủ).

Thuốc Xonatrix có tác dụng làm giảm nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi,... Khi dùng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian dùng, liều dùng,... để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

XEM THÊM:

  • Trẻ thở khò khè trong khi ngủ có nguy hiểm không?
  • Bé bị viêm phế quản, ho và sốt lâu ngày không khỏi cần điều trị thế nào?
  • Phải làm sao khi đã uống thuốc mà vẫn đau tai, sổ mũi?