Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau như thế nào năm 2024

Trong một vài năm gần đây, xuất nhập khẩu và logistics đang có sự phát triển vượt bậc không ngừng. Số lượng người theo đuổi ngành này vì thế cũng tăng lên đột biến. Nhưng liệu rằng có phải ai trong số đó cũng phân biệt được đâu là xuất nhập khẩu. Đâu là Logistics? Bài viết dưới đây của Hà Thành sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể về sự khác nhau giữa hai lĩnh vực này.

Khái niệm về Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài. Hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Khái niệm về Logistics

Có nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics. Ngay giai đoạn đầu mới xuất hiện, người ta đưa ra khái niệm: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp”.

Khi logistics phát triển, định nghĩa được coi là đầy đủ và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển. Dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.”

Với định nghĩa như vậy, Logistics có thể coi là một công cụ liên kết các hoạt động kinh tế quốc tế như cung cấp, sản xuất, phân phối và lưu thông, mở rộng thị trường. Ngoài ra, nó còn giúp hỗ trợ dòng luân chuyển các giao dịch kinh tế. Giúp cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng và đồng bộ.

Phân biệt Logistics và Xuất nhập khẩu

Nhiều người cho rằng, Logistics được sinh ra nhằm phục vụ xuất nhập khẩu. Điều này chưa hoàn toàn đúng. Logistics là một ngành nghề mang nhiều sứ mệnh khác ngoài việc phục vụ ngành xuất nhập khẩu. Đó là hoạt động vận chuyển – ngành nghề riêng biệt của Xuất nhập khẩu.

Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau như thế nào năm 2024

Logistics và Xuất nhập khẩu là hai ngành nghề có mối liên quan mật thiết và bổ trợ cho nhau. Có thể nói đây là hai hoạt động không thể tách rời. Nhắc đến xuất nhập khẩu là chúng ta nhắc đến việc mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế. Còn Logistics chịu trách nhiệm nhiều hoạt động khác để bổ trợ cho việc mua bán hàng hoá. Để có thể xuất – nhập hàng hoá, công ty xuất nhập khẩu bắt buộc phải có bộ phận Logistics. Hoặc thuê công ty Logistics để làm các thủ tục như hải quan, kho bãi, thanh toán quốc tế,…

Ngành xuất nhập khẩu – Logistics: Cặp đôi không thể tách rời

Xuất nhập khẩu và Logistics là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau và không thể tách rời. Nếu như mục đích của Xuất nhập khẩu là đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế thì Logistics là một chuỗi các hoạt động từ vận chuyển, kho bãi. Nhằm đưa hàng hóa từ người bán đến người mua. Có Logistics thì hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu mới đến được tay người mua.

Cho nên có thể nói, không có Logistics thì không thể thực hiện hoạt động Xuất nhập khẩu. Đối với Logistics, nếu không có nhu cầu đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua, thì Logistics cũng không có ý nghĩa gì. Và vì vậy, hoạt động Xuất nhập khẩu về thực chất đang là một trong những bộ phận không thể thiếu giúp vận hành Logistics. Nếu chỉ có mua bán hàng hóa trong nước thì Logistics sẽ không thể nào phát triển được.

Bài viết trên của Hà Thành đã trình bày những điểm khác biệt cơ bản giữa Xuất nhập khẩu và Logistics. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Logistics cũng như Xuất nhập khẩu, nhưng bạn không biết nó khác nhau như thế nào? Hay các bạn nghĩ Logistics chỉ là 1 bộ phận của Xuất nhập khẩu và cứ nhắc đến xuất nhập khẩu thì luôn có hoạt động logistics?

Vậy thì, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất và phân biệt 2 hoạt động này.

Thứ nhất, Logistics là một chuỗi các dịch vụ vận chuyển, hoạt động kho bãi và các dịch vụ đi kèm với mục tiêu là vận chuyển hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua theo đúng yêu cầu của khách hàng. Vì chỉ là các dịch vụ nên Logistics sẽ không có các sản phẩm hữu hình. Thường thì các công ty Logistics sẽ cung cấp các dịch vụ như kho bãi, vận chuyển, khai báo thủ tục hải quan,... cho các công ty xuất nhập khẩu, hết hợp đồng thì công ty xuất nhập khẩu trả cho công ty Logistics 1 khoản phí gọi là phí dịch vụ

Thứ hai, về các công ty xuất nhập khẩu thường có các sản phẩm hữu hình – hàng hóa, xuất hoặc nhập sang các thị trường khác. Vì thế, khi làm việc trong ngành xuất nhập khẩu thì sẽ thường làm các việc như: xúc tiến thương mại xuất khẩu, bán hàng hóa đi nước ngoài, đám phán về giá, về các điều kiện giao và vận chuyển hàng (tức là lựa chọn các điều kiện Incoterms cho phù hợp với hàng hóa), lập hợp đồng và chốt hợp đồng. Cuối cùng, liên hệ với các công ty Logistics làm các thủ tục xuất hàng.

Dưới đây là 1 số lí do mà các bạn hay nhầm giữa công ty Logistics và công ty xuất nhập khẩu:

- Ở xuất nhập khẩu thì có nghiệp vụ khai báo hải quan và nghiệp vụ này cũng là mắt xích nhỏ trong chuỗi hoạt động Logistics. Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trước khi xuất khẩu/ nhập khẩu đều phải khai báo hải quan, công việc này doanh nghiệp có thể tự làm hoặc thuê công ty Logistics làm giúp mình. Khi công ty Logistics đi khai báo hải quan thì sẽ dựa trên các thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, các bộ chứng từ mà doanh nghiệp cung cấp. Nhưng người đứng tên nhập khẩu/ xuất khẩu trên tờ khai hải quan vẫn là công ty xuất nhập khẩu.

- Ở các công ty XNK hay Logistics thì đều có phòng Xuất nhập khẩu tuy nhiên 2 phòng này sẽ có các chức năng khác nhau. Ở công ty Logistics, phòng XNK sẽ thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi các dịch vụ để giúp hàng hóa của doanh nghiệp có thể nhập khẩu/ xuất khẩu về Việt Nam. Còn ở các doanh nghiệp XNK, phòng XNK sẽ làm các nghiệp vụ như: giao dịch với ngân hàng, làm các hợp đồng mua bán hàng hóa, liên hệ với công ty dịch vụ Logistics để đưa hàng hóa xuất khẩu đi hay nhập khẩu về Việt Nam,..

Tóm lại, Logistics và Xuất nhập khẩu là 2 ngành độc lập nhưng tác động qua lại, thân thiết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tiến hoặc cùng lui. Sẽ không bao giờ xảy ra trường hợp các hoạt động mua bán quốc tế giảm mà ngành Logistics lại phát triển.

Xuất nhập khẩu và logistics có gì khác nhau?

Có thể hiểu logistics là cung cấp các sản phẩm dịch vụ để vận chuyển hàng hóa quốc tế. Xuất nhập khẩu (Export – Import) là hoạt động thương mại trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ với nhau và được trao đổi mua bán bằng tiền tệ. - Bao gồm cả các hoạt động kinh doanh quốc tế lẫn nội địa.

Xuất nhập khẩu là như thế nào?

Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.

Logistics quốc tế là gì?

Logistics là quá trình quản lý, lập kế hoạch, triển khai và điều phối các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa và dịch vụ. Trong đó bao gồm những công việc như đóng gói, giao hàng, lưu kho, quản lý kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển và giải quyết vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Hải quân và logistics ra làm gì?

- Có khả năng làm việc tại: Công ty logistics (các công ty có vốn nước ngoài), các công ty giao nhận, vận tải quốc tế (các hãng vận chuyển hàng không, các hãng vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đa phương thức quốc tế, các công ty dịch vụ cảng hàng không, cảng biển, các trung tâm kho vận); các doanh nghiệp cung ...