Ý nghĩa của bánh chưng trong cuộc sống người việt

Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam bao đời này đều không thể thiếu những chiếc bánh chưng vuông trên bàn thờ để cúng ông bà tổ chiên chưa? Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt.

Lịch sử ra đời những chiếc bánh chưng

Trước khi đi tìm hiểu ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết của người dân Việt là gì, thì chúng ta cần biết được nguồn gốc ra đời của nó. Bánh chưng không những là món ăn ngon, mà còn là một nét đẹp truyền thống bao đời nay của người Việt Nam.

Bánh chưng là món ăn đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt

Mỗi khi Tết đến xuân về, dù có đi ngược về xuôi thì ngày Tết trong gia đình không bao giờ thiếu cặp bánh chưng xanh trong mâm cỗ. 

Theo truyền thuyết kể lại, bánh chưng được ra đời cùng bánh dày từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Sau khi phá xong giặc  n, vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho con, nhân dịp đầu xuân năm mới, ông đã mời tất cả các con đến và tuyên bố rằng nếu vị hoàng tử nào tìm được món ăn ngon lành, bổ dưỡng để đem cúng dâng tổ tiên thì ông sẽ truyền ngôi lại cho.

Các vị hoàng tử đua nhau đi tìm kiếm những vật ngon của lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu, tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm nên không có người vẽ chỉ cho cách bày trí sắp xếp nên rất lo lắng không biết làm gì. 

Rồi một ngày, Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo rằng mọi vật trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, thức ăn nuôi dưỡng con người và chàng nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và vuông để tượng trưng Trời Đất, lấy lá bọc ngoài, đặt nhân bên trong để làm ruột tượng hình cha mẹ sinh thành.

Lang Liêu tỉnh giác, liền cùng vợ làm ngày những gì Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn ba rọi dày, tươi. Đến đúng ngày hẹn, các chàng hoàng từ mang đến trước mặt mua cha rất nhiều của ngon vật quý, sơn hào hải vị.

Bánh chưng đẹp làm từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo 

Tuy nhiên, vua Hùng ngạc nhiên với món bánh màu xanh và trắng, ông đẹp nếm thử bánh và thấy ngon, bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng thứ 7. Và từ đó, cứ đến Tết nguyên Đán dân gian lại bắt đầu làm những chiếc bánh chưng, bánh dày để dâng lên cúng ông bà tổ tiên, đất trời sau một vụ mùa bội thu.

Ý nghĩa của bánh chưng

Có thể nói, bánh chưng trong tâm thức người Việt Nam là món bánh truyền thống thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, là món bánh cảm giác của sự sum họp gia đình đầu năm. Những chiếc bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng cho Trái Đất. Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dày dành cho Cha, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công lao sinh thành dưỡng dục bao la của cha mẹ.

Ý nghĩa bánh chưng còn được ví như linh hồn của ngày Tết. Được gói ghém  trong những chiếc lá dong xanh, với nhân đậu xanh, thịt lợn. Với nguyên liệu là những hạt gạo nếp căng tròn thể hiện nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Nó còn thể hiện sự biết ơn với đất trời cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống người dân ấm no, thể hiện sự an cư lạc nghiệp: nhân đỗ vàng, thịt mỡ với hình ảnh màu mỡ của những cánh đồng quê hương đang vào vụ.

Bánh chưng phải được gói với lá dong, buộc 4 hoặc 6 lạt và phải gói vuông vắn, chặt tay, không cần ép. Khi luộc bánh, bánh sẽ có màu xanh đẹp của lá dong, có độ dẻo ngọt của gạo nếp, thơm béo ngậy của đỗ và thịt lợn.

Vào mỗi tối 30 Tết, mọi gia đình sẽ chọn ra những cặp bánh chưng thơm ngon, đẹp nhất đặt lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện chữ hiếu đạo làm con cháu. Không những được dùng để bày cúng tổ tiên, mà bánh chưng còn được làm món quà mang đi biếu Tết những người lớn tuổi trong dòng họ.

Bánh chưng được sử dụng để làm quà biếu Tết cho người thân, họ hàng

Ngoài ý nghĩa bánh chưng về mặt đạo lý, nét đẹp trong văn hóa người dân Việt Nam, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn về mặt dinh dưỡng. Với những nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo, bánh chưng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Không những thế, đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc làm giảm các hiện tượng sưng tấy, nên bánh chưng được xem là  một thực phẩm rất tốt cho gan.

Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống bao đời nay của người dân Việt. Với những ý nghĩa bánh chưng, người dân ngày càng tự hào về nét đẹp này trong mắt bạn bè quốc tế. Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, tất cả mọi người chúng ta cần biết chung tay gìn giữ và lưu truyền phong tục tốt đẹp này.

>> Cách luộc bánh chưng ngon bạn nên “bỏ túi” ngay

>> Cách gói bánh chưng vuông xinh xắn ai cũng khen

>> Mâm cơm ngày Tết gồm những món gì


Tags: Nấu ăn Tết

Ý nghĩa của bánh Chưng là gì? Tại sao những ngày tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh Chưng, bánh giày, bánh tét?

Mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà trên khắp cả nước lại nô nức chuẩn bị những chiếc bánh Chưng, bánh tét truyền thống. Mặc dù đây là một hương vị rất quen thuộc nhưng có mấy ai biết về ý nghĩa của những chiếc bánh này. Hôm nay ta hãy cùng Coolmate tìm hiểu về món ăn truyền thống của dân tộc này nhé.

1.    Tại sao ngày tết lại có bánh Chưng?

Mỗi khi Tết đến Xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu những chiếc bánh Chưng, bánh tét trong mâm cỗ cúng gia tiên. Nếu gia đình nào không có điều kiện để tự gói bánh và làm bánh, thì nhất định phải đặt mua vài cặp bánh mới cảm thấy cái Tết trọn vẹn.

Trong cuộc sống hiện nay, ta hoàn toàn có thể mua chúng lúc nào cũng được. Nhưng chỉ trong dịp Tết, ta mới có thể thưởng thức trọn hương vị đặc biệt của những loại bánh cổ truyền này. Trong tâm thức của người Việt, bánh Chưng, bánh tét không chỉ là món ăn nữa, mà đó là truyền thống, là tinh thần, là biểu tượng mà mỗi khi ngửi thấy hương bánh thơm thơm là biết Tết đã về.

Trong những ngày lạnh của Tết miền Bắc, ta vẫn thích nhất khoảnh khắc được sum họp cùng gia đình quanh nồi bánh Chưng. Cái khoảnh khắc khi mùi củi cháy, mùi khói cay xè, hơi nóng nồng đượm đến bỏng rát hoà quyện cùng mùi hơi nước sôi và hương thơm của bánh chín là khoảnh khắc mà những đứa con xa quê chẳng thể quên được.

Cũng như thế, người dân miền Trung và miền Nam lại quen thuộc hơn với những chiếc bánh tét. Được quây quần bên nhau, cùng nhau gói những chiếc bánh tét thơm mềm, ôn lại kỉ niệm của một năm qua và ước mong về một năm mới đủ đầy, đó là tất cả những gì mà những người dân nơi đây trân trọng.

2.    Nguồn gốc bánh Chưng – Sự tích bánh Chưng bánh giày

Nguồn gốc bánh Chưng được gắn liền với sự tích bánh Chưng bánh giầy. Sự tích đó kể lại rằng trong thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền lại ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, Vua mới hội các con đến và bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho.”. Các lang nghe vậy, liền cho người đi khắp rừng núi biển sâu để tìm kiếm của ngon vật lạ để dâng vua.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi mất sớm. So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vì vậy, trong khi các anh em đi khắp chốn tìm thức ăn quý báu, thì chàng chỉ lủi thủi ở nhà mà chẳng biết làm thế nào để đẹp lòng vua cha.

Bỗng một hôm, chàng mơ thấy một vị thần mách rằng: “ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý hiếm, người ta không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.”

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng bắt tay luôn vào việc theo lời thần chỉ dạy. Chàng chọn thứ gạo nếp thơm lừng, tròn mẩy vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông, nấu thật nhừ. Để đổi kiểu, cũng thứ nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

Đến ngày, các lang mang sơn hào hải vị tới, chẳng thiếu thứ gì. Nhưng vua cha lại ưng ý nhất với chồng bánh của Lang Liêu. Khi nghe chàng kể lại giấc mơ, Vua đã quyết định đem hai thứ bánh ấy lễ tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, Vua họp mọi người lại và nói: “Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thù, cây cỏ, muôn loài, ta đặt tên là bánh Chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ hợp ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên vương chứng giám.”

3.    Nguồn gốc bánh Tét

3.1.  Câu chuyện vua Quang Trung đánh bại nhà Thanh

Tết Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung tiến hành một cuộc tiến công thần tốc từ Thuận Hoá ra Thăng Long để đánh đuổi quân Thanh. Đạo quần gồm 7 vạn binh lính phải thực hiện cuộc hành quân ngày đêm không nghỉ. Để đảm bảo lương thực cho quân lính, vua Quang Trung cho người nấu bánh chưng, nhưng lại thay đổi hình dạng của bánh như bánh tét miền Nam ngày nay để tiện trong việc di chuyển.

Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết khác cũng tại thời điểm đó. Sau khi đánh thẳng nhà Thanh, vua Quang Trung cho quân lính nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số đó, có một người lính được người nhà gửi cho một món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh. Anh đã mang bánh lên mới vua Quang Trung và kể rằng: bánh do vợ anh ở quê nhà làm gửi cho, mỗi lần ăn bánh là một lần anh càng thương và nhớ vợ nhiều hơn. Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh mọi người gói loại bánh này để ăn tết và đặt tên là bánh Tết, vừa là để tưởng nhớ chiến thắng giặc Thanh vừa là một biểu tượng của tình cảm gia đình mỗi khi xuân về.

Về sau bánh Tết được gọi trại thành bánh Tét như ngày nay.

3.2.  Theo các nghiên cứu về văn hoá

Các nghiên cứu về văn hoá cũng có khá nhiều giả thuyết đặt ra về nguồn gốc bánh Tét. Được chấp nhận nhiều nhất có lẽ là giả thuyết rằng: bánh tét là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hoá Việt Chăm. Bánh tét có thành phần nguyên liệu giống bánh chưng theo văn hoá Việt, nhưng lại mang hình dạng của hình tượng Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

Hình tượng Linga của thần Sinva trong tín ngưỡng người Chăm

4.    Ý nghĩa của bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết

4.1.  Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

4.1.1. Biểu tượng cho Đất

Theo quan niệm của người xưa, Đất là hình vuông và Trời là hình tròn, ôm lấy Đất. Tương tự như thế, bánh chưng hình vuông là tượng Đất, hay còn tượng trưng cho nguyên tố Âm. Bánh giầy hình tròn, màu trắng là tượng Trời, hay còn tượng trưng cho nguyên tố Dương. Như vậy, hai loại bánh nào thể hiện triết lí Âm Dương, quan niệm Đông phương nói chung và triết lí Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

4.1.2. Ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn

Bánh chưng mang nguyên tố Âm, tượng trưng cho mẹ. Bánh giầy mang nguyên tố Dương, tượng trưng cho cha. Do đó, bánh chưng bánh giầy mang ý nghĩa về truyền thống hiếu thuận,   “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hai thứ bánh đặc biệt này luôn là thức ăn cao quý và trang trọng để cúng Tổ tiên, đặc biệt là trong dịp Tết, để tưởng nhớ công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ và các thế hệ đi trước.

4.1.3. Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương

Cũng như nhận định của Vua Hùng “ Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau”, bánh chưng thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc và yêu thương, vốn đã là truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Mỗi khi đất nước lâm nguy, thì bất cứ ai mang dòng máu Việt đều sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân vì lợi ích của cả dân tộc. Cứ mỗi khi vùng miền nào, cá nhân nào gặp nạn, đều có những hành động giúp đỡ, xả thân một cách rất đẹp và cao cả. Và đôi khi chẳng cần là Tết, một chiếc bánh chưng sẻ nửa cũng làm ấm lòng cả người cho và người nhận.

4.1.4. Biểu tượng của nền văn minh lúa nước

Gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ và lá dong là đặc sản ở Việt Nam, cũng là đại diện cho nền văn minh lúa nước nơi đây. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi, là công sức lao động của những người nông dân cần cù, chịu khó. Bánh chưng vừa giản dị, bình dị, là sản phẩm của đồng quê, lại vừa là thứ quà cao quý và sang trọng.

4.1.5. Mang khát vọng về cuộc sống no đủ và sung túc

Bánh chưng là tượng Đất, trong đó có cả muông thú và cây cỏ. Như vậy, một chiếc bánh chưng có đầy đủ mĩ vị tượng trưng cho một mùa màng bội thu và cuộc sống no đủ.

Chính vì vậy, bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết, nhằm thể hiện sự biết ơn Trời Đất đã cho mưa thuận gió hoà, để mùa màng bội thu. Đồng thời, thứ bánh này cũng gửi gắm đến “Đất Trời” khát vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, làm ăn phát tài và cuộc sống ấm no sung túc của gia chủ.

4.2.  Ý nghĩa bánh tét trong ngày Tết

4.2.1. Biểu tượng của thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành

Ta có thể thấy rõ ràng ở bánh Tét của sự xuất hiện của 5 màu sắc: màu xanh của lá gói bánh, màu vàng của nhân bánh đậu xanh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn. Đó chính xác là 5 màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hoả [màu đỏ], thuỷ [màu đen], mộc [màu xanh], kim [màu trắng], thổ [màu vàng].

Ngoài ra, bánh Tét đặc trưng của miền Tây còn rất đặc biệt với những chiếc bánh tét lá bồ ngót xanh mát mắt, bánh tét lá cẩm tím mộng mơ hoặc bánh tét ba màu. Những gam màu này đã thể hiện sức sáng tạo tuyệt vời, sự tươi trẻ và lạc quan của những người dân miền Tây về một cái Tết cổ truyền ấm no, đủ đầy.

4.2.2. Thế hiện truyền thống dân tộc

Trong những ngày đất nước còn loạn lạc, những chiếc bánh tuy đơn giản nhưng lại làm no bụng và ấm lòng các chiến sĩ nơi tiền tuyến. Nhờ những chiếc bánh này mà tình cảm vợ chồng cảm thêm khăng khít, tình yêu quê hương càng thêm mặn nồng.

Vua Quang Trung không chỉ đánh giặc giỏi, mà ngài còn là người quan tâm đến truyền thống văn hoá của dân tộc. Việc ra lệnh cho ba quân tạo nên những chiếc bánh Tét này, không chỉ nhắc nhở con cháu

4.2.3. Văn hoá bao bọc và yêu thương

Từng lớp bánh bao bọc lấy nhau, đậu xanh bọc nhân, nếp bọc đậu, lá chuối bọc nếp. Đó chính là biểu tượng của sự yêu thương, đùm bọc, lá lành đùm lá rách truyền thống của dân tộc ta.

Cùng với đó, đây cũng là biểu tượng của gia đình Việt điển hình. Hình ảnh bà và mẹ tỉ mẩn gói từng đòn bánh tét, đặt trọn yêu thương và gửi cho những người chồng, người con xa quê. Những đòn bánh được nâng niu một cách nhẹ nhàng, như tình cảm của mẹ bao bọc đàn con, khiến bao người con xa quê phải nức lòng mỗi dịp Tết đến.

4.2.4. Ước mong về sự ấm no, hạnh phúc

Thịt mỡ, đậu xanh, nếp trắng đều là những nguyên liệu quen thuộc của nền văn minh lúa nước. Chúng được quyện chặt vào nhau trong những đòn bánh Tét thể hiện ước muốn sự no ấm, đủ đầy. Biểu tượng của sự ấm no đó sẽ được đặt trên bàn thờ tổ tiên, được đặt trong mâm cổ đêm giao thừa và được gửi làm quà cho người thân, bạn bè.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu ý nghĩa bánh chưng bánh giày, bánh tét rồi nhỉ? Những thứ bánh bình dị mà cao quý này sẽ luôn là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta.

=>>Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề