Ý nghĩa của chính sách giải quyết việc làm

Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách kinh tế – xã hội cụ thể. Các chính sách tác động đến việc làm có nhiều loại, có loại tác động trực tiếp, có loại tác động gián tiếp tạo thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ có quan hệ tác động qua lại, bổ sung cho nhau hướng vào phát triển cả cung lẫn cầu về lao động; đồng thời làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau, thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế. Chính sách giải quyết việc làm rất đa dạng đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến.

1. Chính sách đất đai

Đất đai có vị trí đặc biệt quan trong, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội. Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Khuyến khích người có điều kiện [kể cả người trong nước và nước ngoài] đến khai hoang và kinh doanh theo mô hình trang trại ở các vùng đất còn hoang hóa, quai đê lấn biển… tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua. Tuy nhiên, dưới góc độ chính sách việc làm, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai hướng vào các nội dung sau:

– Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nông dân dồn điền, đổi thửa tập trung ruộng đất theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.

– Thừa nhận quyền sử dụng ruộng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, đòi hỏi phải được lưu thông tự do và đảm bảo khả năng sinh lợi.

– Xây dựng khung giá đất phù hợp với thực tiễn khách quan đối với mỗi vùng, mỗi địa phương sát với giá thị trường nhằm chống nạn đầu cơ trục lợi từ đất, chống thất thu cho ngân sách nhà nước… 

2. Chính sách huy động vốn

Vốn có vị trí quan trọng, là yếu tố cơ bản để giải quyết việc làm, nếu vốn được gia tăng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như: lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ… để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. Vốn trong nước có vai trò quyết định tới sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế vì nó là yếu tố nội lực để đảm bảo xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ không phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, muốn huy động được đa các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách huy động vốn đúng đắn, hữu hiệu và đồng bộ.

3. Chính sách giáo dục đào tạo Chính sách giáo dục đào tạo có ý nghĩa quyết định tới việc làm của người lao động. Thực tiễn cho thấy, chỉ khi nào được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ, người lao động mới có hy vọng có khả năng tìm được việc làm. Chính sách phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là con đường và hướng đi tất yếu để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. .

4. Chính sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành, nghề mới

-  Nước ta có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng nhanh, kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, mật độ cao, phân bố chưa hợp lý. 

Dân số nước ta phân bố chưa hợp lí.

b] Mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số

- Mục tiêu: Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, ổn định qui mô, cơ cấu và phân bố dân số, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước.

- Phương hướng cơ bản:

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ TW đến cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành.

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dung thích hợp, hình thức đa dạng với nội dung rộng rãi các chủ trương, biện pháp KHHGĐ.

+ Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản, nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

+ Nhà  nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xh hoá công tác dân số, tạo điêù kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia chính sách dân số.

Thành tựu công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam.

@48389@@48390@@48392@

-Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao.

-Thu nhập thấp.

-Chất lượng nguồn nhân lực thấp.

-Số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ít.

Số lượng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều.

- Dòng di chuyển lao động từ nông thôn về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng.

b] Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm

- Mục tiêu: Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lđ đã qua đào tạo nghề.

- Phương hướng cơ bản:

+ Thúc đẩy phát triển sx và dịch vụ, [KKcác thành phần KT, các nhà đầu tư trong, ngoài nước sx, kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều việc làm cho người lđ.

+ KK làm giàu theo PL, tự do hành nghề, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

+ đẩy mạnh XK lao động, đặc biệt lđ qua đào tạo, lđ nông nghiệp, nhằm giải quyết y/c trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lđ.

+ Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động.

@48402@@48403@

- Chấp hành chính sách dân số.

- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

- Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đấu tranh chống hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.

- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đúng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

- Thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội do vậy tự tạo việc làm có thu nhập hợp pháp là biện pháp hữu hiệu để phòng chống các tệ nạn xã hội.

Chính sách việc làm [tiếng Anh: Employment policy] là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó.

Hình minh hoạ [Nguồn: agilityracblog]

Khái niệm

Chính sách việc làm trong tiếng Anh được gọi là Employment policy.

Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực lượng lao động đó.

Nói cách khác, chính sách việc làm là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã hội.

Như các chính sách khuyến khích phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách việc làm cho những đối tượng đặc biệt [người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương…]; chính sách hợp tác và xuất khẩu lao động đi nước ngoài…

Vai trò, vị trí của chính sách việc làm

- Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

- Chính sách việc làm tác động đến một vấn đề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội.

- Chính sách việc làm có mối quan hệ biện chứng với các chính sách kinh tế và các chính sách xã hội khác, đặc biệt là mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách việc làm với chính sách dân số, chính sách giáo dục – đào tạo, chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách công nghệ.

Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn nhân lực được sử dụng có hiệu quả thì hiện tượng thất nghiệp sẽ giảm đi, như vậy chính sách bảo hiểm xã hội sẽ giảm được chi phí trợ cấo thất nghiệp. 

Ngược lại, khi chính sách việc làm chưa được giải quyết tốt, nhất là vào thời kì kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp sẽ tăng lên, và cùng với nó là tình trạng đói nghèo, các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng phát sinh. 

Khi đó gánh nặng đối với các chính sách về bảo trợ xã hội, an ninh xã hội sẽ lớn hơn rất nhiều, thậm chí còn có thể gây bất ổn định về chính trị, xã hội.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội, TS. Nguyễn Thị Lệ Thuý, TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Tài chính, 2012]

Diệu Nhi

Video liên quan

Chủ Đề