Ý nghĩa của phân tích hình cây

Hình ảnh cây xà nu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm với nhiều lớp nghĩa khác nhau:

- Nghĩa cụ thể:

+Là một loài cây khỏe khoắn, dẻo dai.

+Rừng xà nu bảo vệ cho dân làng Xô Man trước tầm đại bác của đồn giặc.

+Gắn bó với đời sống dân làng Xô Man: làm bảng, nhựa xà nu, dầu xà nu,..

- Nghĩa biểu tượng: Xà nu từ một hình ảnh thiên nhiên bình thường đã được tác giả nâng lên thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, là hình ảnh ẩn dụ cho tư thế, sức sống và nghị lực của người dân Tây Nguyên:

+ “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”- Cây xà nu ở đây được nhân hóa lên, cây nào cũng có vết thương như dân làng ai cũng mang một nỗi đau riêng do kẻ thù gây ra [anh Xút bị treo cổ lên cây vả, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị tra tấn dã man cho đến chết..]

+ “Cây mẹ ngã, cây con mọc lên”, “cạnh một cây xà nu mới ngã, đã có bốn năm cây con mọc lên” - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, bất diệt, cứ nối tiếp nhau mà vươn lên như các thế hệ dân làng Xô Man nối tiếp nhau dệt nên truyền thống yêu nước, bất khuất hào hùng [ Mai mất thì còn Dít thay thế, anh Quyết hi sinh thì Tnú thay anh lên cùng dân làng mài giáo mác đợi ngày trả thù..]

+ “Cũng ít loại cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế” – Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như người làng Xô Man chuộng tự do, yêu hòa bình. Như cây xà nu, họ luôn đứng thẳng, vươn cao chứ không chịu khuất phục làm kiếp trâu ngựa.

+Cây con mọc lên thẳng nhọn kiên cường, bất khuất.

- “Đổ ào ào như một trận bão, quyện thành cục máu,…- có hi sinh thì cũng phải oanh liệt, bất khuất, thà chết chứ không chịu khuất phục..

Phân tích hình tượng rừng xà nu không chỉ khai thác vẻ đẹp khu rừng mà từ đó còn ẩn ý hướng đến mảnh đất và con người Tây Nguyên luôn khao khát tự do và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, xứ sở. Cùng Kiến Guru khám phá khu rừng mang nhiều dấu tích lịch sử ở Tây Nguyên qua phân tích Rừng xà nu nhé.

I. Mở bài khi phân tích hình tượng rừng xà nu

1. Tác giả

- Nguyễn Trung Thành [sinh năm 1932] có bút danh Nguyên Ngọc.

Tác giả Nguyễn Trung Thành

- Ông là một nhà văn quân đội, cuộc hành trình của ông gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên trong suốt các chiến dịch và vì thế ông có rất nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất nơi đây.

- Những tác phẩm nổi tiếng: Rừng xà nu, Đất nước đứng lên,…

Tham khảo thêm: Tác giả Nguyễn Trung Thành

2. Tác phẩm

- Phân tích rừng xà nu để thấy tác phẩm chính là khúc sử thi hùng tráng trong thời kì chống Mĩ của dân tộc Tây Nguyên, tái hiện tinh thần chiến đấu và con đường đấu tranh trải qua nhiều thế hệ của người dân làng Xô Man.

- Tác giả không chỉ xây dựng hình tượng con người dũng cảm, hào hùng trong cuộc chiến đấu mà hình ảnh cây xà nu cũng là nhân vật chính được tác giả nhắc đến xuyên suốt tác phẩm và cũng là nhân chứng sống trước mọi sự kiện xảy ra tại nơi này..

II. Thân bài phân tích hình tượng rừng xà nu

Hình ảnh cây xà nu xuất hiện xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, thể hiện ý tưởng chủ đề chính của tác phẩm.

1. Những đặc trưng của rừng xà nu

- Loại cây đặc trưng cho màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động, chiến đấu và những sự kiện quan trọng của dân làng Xô Man:

Rừng xà nu

+ Gỗ xà nu, khói xà nu làm nhuộm đen bảng để tụi nhỏ học chữ, lửa xà nu thắp sáng mỗi ngôi nhà.

+ Chính ngọn đuốc xà nu đã đồng hành trong đêm, chiếu sáng cho dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí sẵn sàng để đánh giặc.

+ Cả rừng xà nu vươn ưỡn thân mình để bảo vệ, bao bọc buôn làng tránh khỏi những trận bom từ kẻ địch, để rồi trong hàng vạn cây, không cây nào là không bị thương tích.

2. Rừng xà nu đồng hành cùng các thế hệ người dân làng Xô Man

- Hình tượng rừng xà nu còn mang vẻ đẹp song hành cùng với những thế hệ cách mạng tiếp theo của dân làng Xô Man.

Những hình ảnh về cuộc kháng chiến anh dũng của mảnh đất Tây Nguyên

+ Những cây xà nu cổ thụ lâu năm chính là đại diện cho lớp người già như thế hệ cụ Mết: chúng không dễ dàng bị quật ngã bởi gió bão, cùng giống như cụ Mết vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh để là chỗ dựa tinh thần cho người dân trong buôn làng.

+ Những cây xà nu mang dáng vóc trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: những vết thương do bom đạn gây ra cũng trở nên mau lành như trên thân thể cường tráng [giống như hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo nhanh chóng].

+ Những cây xà nu nhỏ mới mọc chính là hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, giống như bé Heng dù tuổi còn nhỏ nhưng đã rất dũng cảm bước tiếp dấu chân của cha anh.

- Thế hệ cha anh đi trước ngã xuống đã có thế hệ con em đứng lên đấu tranh giành tự do và “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên” như đang nối tiếp sự nghiệp thế hệ trước để lại.

- Những nỗi đau xé lòng mà cây xà nu phải chịu đựng cũng chính là những gì con người ở đây phải trải qua: “có những cây bị chặt ngang mình ... ở chỗ vết thương nhựa ứa ra rồi dần bầm lại rồi đặc quyện thành từng cục máu lớn ...”:

+ Nhớ tới hình ảnh anh Xút và bà Nhan bị chặt đầu rồi treo lên cây vả.

+ Mai cùng đứa con bị tra tấn bằng cây gậy sắt cho đến chết.

+ Hình ảnh đắt giá mang nhiều ý nghĩa là 10 đầu ngón tay Tnú bị bọn giặc đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt.

3. Hình ảnh ẩn dụ của rừng xà nu

- Rừng xà nu là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo về sức sống mãnh liệt, bất diệt, tinh thần bất khuất, trỗi dậy khí thế hào hùng của dân làng Xô Man trong giai đoạn đấu tranh.

+ Cả ngọn đồi xà nu rộng lớn cả hàng trăm cây luôn gắn kết với nhau như một khối thống nhất và giống như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng xà nu bao la, bạt ngàn ấy sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu không ngừng sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời, luôn hướng về nguồn sống bất diệt như người Tây Nguyên hiền lành, khao khát tự do.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng: ở phần đầu và kết thúc chuyện, tác giả đều nhắc đến hình ảnh rừng xà nu bao la, tạo hơi hướng không gian sử thi cho tác phẩm.

Xem thêm:

Soạn bài Rừng Xà Nu

Phân tích bài Những đứa con trong gia đình

III. Kết bài phần phân tích hình tượng rừng xà nu

1. Giá trị nội dung

- Phân tích rừng xà nu để thấy khúc sử thi tái hiện vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ của núi rừng, sự đồng hành của con người núi rừng và những nét truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

- Hình tượng rừng xà nu đại diện cho con người Tây Nguyên với những đặc tính tốt đẹp tiêu biểu, đặc trưng.

2. Giá trị nghệ thuật

- Ngòi bút đậm chất sử thi.

- Ngôn từ giản dị, mang màu sắc Tây Nguyên.

Những phân tích hình tượng rừng xà nu chi tiết như trên sẽ là một lựa chọn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình học tập. Hình tượng rừng xà nu là điểm nhấn đắt giá của tác phẩm nên hy vọng các bạn đã có nhiều kiến thức hơn từ những hướng dẫn trên để phân tích hình tượng này tốt nhất. Kiến Guru rất vui vì đồng hành cùng bạn không chỉ tác phẩm này mà còn nhiều tác phẩm ngữ văn đặc sắc khác.

Một cây vấn đề cung cấp cái nhìn tổng quan về tất cả các nguyên nhân được biết và ảnh hưởng tới một vấn đề được xác định. Điều này rất quan trọng trong việc lập kế hoạch gắn kết cộng đồng[Community Engagement] hoặc dự án thay đổi hành vi vì nó thiết lập bối cảnh mà dự án sẽ xảy ra trong đó. Hiểu được bối cảnh giúp tiết lộ sự phức tạp của cuộc sống và đó là điều thiết yếu trong việc lập kế hoạch cho một dự án thay đổi thành công. Một cây vấn đề bao gồm việc viết ra các nguyên nhân trong hình thức tiêu cực [ví dụ : thiếu hiểu biết, thiếu tiền ...]. Ngược lại với cây vấn đề, bằng cách thay đổi các câu tiêu cực thành câu tích cực, chúng ta sẽ tạo được cây giải pháp. Một cây giải pháp xác định mối quan hệ phương tiện [phương pháp] - mục đích như một sự đối lập với nguyên nhân - ảnh hưởng. Điều này cung cấp tổng quan về phạm vi của các dự án hoặc các can thiệp cần thiết đề giải quyết các vấn đề cốt lõi.

Một hoạt động phân tích cây vấn đề :

  • Giúp đỡ trong việc lập kế hoạch của một dự án
  • Hướng dẫn về sự phức tạp của một vấn đề bằng cách xác định nhiều nguyên nhân
  • Xác định các hoạt động can thiệt cụ thể và các yếu tố có thể cần thiết để giải quyết bằng các dự án bổ sung
  • Cung cấp phác thảo của kế hoạch dự án, bao gồm các hoạt động cần thực hiện, mục đích và kết quả cần đạt được của dự án

Một cây vấn đề cung cấp một phương tiện để giúp bạn lựa chọn các hành vi bạn muốn nhắm tới trong dự án. Bằng cách này, một cây vấn đề liên kết với sự lựa chọn của những hành vi bước vào trong Tiếp thị xã hội dựa vào cộng đồng[Community-Based Social Marketing - CBSM].

Thực hiện phân tích cây vấn đề/ cây giải pháp cung cấp một phương tiện để đánh giá sự hiểu biết hiện tại về những nguyên nhân của một vấn đề cụ thể và làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề. Một cây vấn đề có khả năng hé lộ nhiều nhánh [nguyên nhân & ảnh hưởng ] dẫn tới vấn đề cốt lõi. Điều này rất có giá trị vì nó có thể xác định các yếu tố không được biết đến trong các can thiệp đã được lập kế hoạch. Ví dụ, các quy định hiện hành có thể là một yếu tố trong vấn đề nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi các can thiệp được lập kế hoạch. Nó có thể dẫn tới việc không thể đạt được các mục tiêu của dự án. Nó có thể ảnh hưởng tới việc các quy định được coi là không thể đạt được và nằm ngoài phạm vi của dự án. Nếu đúng là như vậy, thì những người đánh giá cần tính tới điều này khi đánh giá sự can thiệp.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Một cây vấn đề tốt nhất là được hoàn thành bởi người đề xuất dự án và các bên liên quan. Phân tích bên liên quan và cơ sở lý thuyết [nếu có] cũng báo hiệu về sự phát triển của một cây vấn đề

Yêu cầu cần có :

  • Những người phù hợp - có thể bao gồm người thiết kế dự án, nhóm thực hiện dự án và những bên liên quan khác
  • Lý tưởng là trong nửa ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào sự phức tạp của vấn đề và số lượng bên liên quan
  • Một bức tường, bảng trắng hoặc một tờ giấy lớn
  • Giấy ghi chú hoặc các phần mềm chuyên biệt như DoView hoặc MS Visio...
  • Người hỗ trợ
  • Sản phẩm cuối cùng có thể được số hóa bằng các phần mềm chuyên biệt hoặc bằng MS Word/ Excel

Bước 1: Xác định vấn đề cốt lõi

Bước đầu tiên trong việc xây dựng cây vấn đề là xác định vấn đề mà dự án tìm cách vượt qua. Nó có thể đáng giá để tranh luận vấn đề cốt lõi là gì với đại diện của các bên liên quan. Các dự án nên có vấn đề cụ thể [ví dụ: tiết kiệm nước trong gia đình] mà họ tìm cách vượt qua nếu có thay đổi. Một vấn đề mơ hồ hoặc quá rộng [ví dụ : tiết kiệm nước] sẽ có quá nhiều nguyên nhân cho việc xây dựng một dự án hiệu quả và có ý nghĩa. Vấn đề cốt lõi được viết vào giữa tờ giấy hoặc trên tờ ghi chú được dán vào giữa của bức tường. Những thứ cần thiết để xác định vấn đề cốt lõi bao gồm : bài học từ những dự án cũ, phân tích các bên liên quan và các nghiên cứu khác. Nếu như có nhiều hơn một vấn đề cốt lõi thì tốt nhất là xây dựng cây vấn đề riêng cho mỗi vấn đề.

Bước 2: Xác định các nguyên nhân và ảnh hưởng

Một khi đã xác định được vấn đề cốt lõi, những người tham gia nên cân nhắc đâu là những nguyên nhân và ảnh hưởng trực tiếp của vấn đề. Mỗi tuyên bố nguyên nhân cần phải được viết bằng câu tiêu cực. Có vài cách để thực hiện việc này. Những người tham gia có thể cùng nhau suy nghĩ và thảo luận các phát biểu tiêu cực về vấn đề và người hỗ trợ sẽ ghi các câu tiêu cực này lên một mảnh giấy. Các câu này sau đó sẽ được dán lên một bức tường để những người tham gia phân tích và sắp xếp. Ngoài ra, những người tham gia có thể làm việc thông qua nguyên nhân ảnh hưởng trên một cơ sở tuần tự, bắt đầu từ vấn đề cốt lõi. Nguyên nhân trực tiếp của vấn đề được đặt trên một dòng bên dưới vấn đề cốt lõi. Ảnh hưởng trực tiếp được đặt bên trên của vấn đề. Bất kỳ tác động thêm hoặc tiếp theo nào được đặt lên trên dòng của tác động trực tiếp.

Những người tham gia cần tiếp tục lặp lại quá trình trên các đường ngang tiếp theo cho tới khi họ không thể tiếp tục xác định được bất kỳ nguyên nhân sâu xa nào nữa. Điều quan trọng là phải xem xét lại trình từ của nguyên nhân/ ảnh hưởng để đảm bảo rằng chúng rõ ràng và có logic hợp lý. Đảm bảo sự đồng thuận của những người tham gia cũng rất quan trọng. Nếu như có nhiều hơn một nguyên nhân dẫn tới 1 ảnh hưởng thì có thể đặt chúng cạnh nhau.

Một khi thứ tự hoặc vị trí của tất cả các mối quan hệ nhân quả được thỏa thuận, chúng có thể được liên kết tới các đường thẳng đứng. Các đường ngang có thể được sử dụng để kết nối các nguyên nhân/ ảnh hưởng có liên quan. Kết quả là một cây vấn đề nêu ra mối quan hệ nhân quả giữa các cấp độ khác nhau

Ví dụ về cây vấn đề

Bước 3: Xây dựng cây giải pháp

Một cây giải pháp [còn gọi là cây mục tiêu] được xây dựng bằng cách đảo ngược lại các câu tiêu cực tạo thành cây vấn đề. Ví dụ : một nguyên nhân [trên cây vấn đề] như " thiếu hiểu biết" có thể trở thành một phương tiện như " tăng hiểu biết". Cây mục đích miêu tả cho mối quan hệ phương tiện - mục đích giữa các mục đích. Bạn nên đi qua cây giải pháp và kiểm tra xem mọi câu có rõ ràng và có thiếu bước nào giữa phương tiện và mục đích hay không. Nếu có, bạn có thể cần điều chỉnh cả cây vấn đề và cây giải pháp bằng cách bổ sung thêm câu mới.

Ví dụ về cây giải pháp

Bước 4: Lựa chọn can thiệp ưu tiên

Bước cuối là việc lựa chọn chiến lược ưu tiên cho sự can thiệp. Bước này được thiết kế nhằm cho phép nhóm thiết kế dự án lựa chọn và tập trung vào sự can thiệp trong một chiến lược ưu tiên. Cây giải pháp có thể đưa ra một số can thiệp riêng biệt hoặc liên kết để giải quyết một vấn đề. Tùy thuộc vào ngân sách dự án, thời gian và sự liên quan, có thể một kế hoạch can thiệp sẽ không thể giải quyết toàn bộ các nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu như tát cả các nguyên nhân không được vượt qua bở một dự án, hoặc các dự án bổ sung, điều quan trọng là xác định nếu một trong số các nhánh có hiệu quả tốt hơn các nhánh còn lại trong việc giải quyết một vấn đề. Ví dụ, nếu như các quy định hiện tại được xác nhận là một yếu tố chi phối, và nó khong được giải quyết bởi dự án, nó cần được đânh giá trong can thiệp.

Một khi bạn đã xác định được dòng can thiệp ưu tiên, vấn đề/giải pháp cốt lõi là mục tiêu trực tiếp hoặc kết quả trước mắt của bạn. Các nhánh bên dưới là các hoạt động mà bạn cần thực hiện và các nhánh bên trên trở thành kết quả dài hạn.

##Nguồn : //evaluationtoolbox.net.au/index.php?option=com_content&view=article&id=28&Itemid=134

Video liên quan

Chủ Đề