Yêu cầu của phương pháp đóng vai

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
  2. 1/ Khái niệm phương pháp Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành [làm thử] một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các
  3. 2/ Ưu điểm của phương - Rèn luyện được phápcho học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. - Tạo được hứng thú và chú ý cho học sinh. - Tạo điều kiện để phát triển óc sáng tạo của học sinh .
  4. 3/ Nhược điểm - Nội dung của kịch bản thường không gắn với nội dung học tập một cách có hệ thống, vì vậy việc truyền thụ tri thức mới cho người học sẽ gặp nhiều khó khăn. - Tâm lí e ngại, ngượng ngùng của học sinh có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp. Mặt khác
  5. 4/ Phương pháp tiến hành - Bước 1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Bước 2: Xác định mục tiêu. - Bước 3: Các nhóm thảo luận
  6. Ví dụ: Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững [địa lí  Bước 1: Qua10] bài này chúng ta có thể xác định chủ đề đóng vai là: “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”.  Bước 2: Xác định mục tiêu. Đóng vai trong một tình huống nhằm đạt được cái gì? Giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu và
  7.  Bước 3: Cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị vai diễn: Giới thiệu tổng thể; phác thảo tình huống chuẩn bị kịch bản; phân vai; đọc kịch bản; nhiệm vụ người quan sát, nhận xét. Tạo một không khí vui vẻ, thu hút sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp. Vai diễn có thể
  8.  Bước 4: Thực hiện vai diễn. Diễn viên “Đóng vai” phải thể hiện được tính cách rõ ràng, thể hiện rõ cách giải quyết của mình đối với chủ đề. Những người không tham gia đóng vai thì quan sát và nhận xét xem cách giải quyết và diễn xuất của các vai. Khi diễn, các vai được tự do
  9.  Bước 5: Thảo luận, nhận xét đánh giá vở và vai diễn. Giáo viên hướng dẫn những người tham gia bình luận và đánh giá “Vở diễn”. . Thảo luận về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn. . Thảo luận những vấn đề khái
  10. 5/ Một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho

Page 2

YOMEDIA

Khái niệm phương pháp đóng vai, ưu, nhược điểm của phương pháp đóng vai, một số yêu cầu khi tiến hành phương pháp đóng vai,... là những nội dung chính trong bài giảng "Phương pháp đóng vai". Hy vọng nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

25-11-2015 770 43

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :

- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

+ Cách tiến hành có thể như sau :

- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai

- Các nhóm lên đóng vai

- Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai

* Vì sao em lại ứng xử như vậy ?

* Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử [ đúng hoặc sai ]

- Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ?

- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

+ Những điều cần lưu ý khi sử dụng :

- Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề

- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia

- Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.

sưu tầm

Từ VLOS

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Bản chất[sửa]

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

Quy trình thực hiện[sửa]

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :

  • Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
  • Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
  • Các nhóm lên đóng vai
  • Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
    • Vì sao em lại ứng xử như vậy?
    • Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách ứng xử [đúng hoặc sai]
  • Lớp thảo luận, nhận xét:
    • Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
    • Chưa phù hợp ở điểm nào?
    • Vì sao?
  • Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.

Ưu điểm[sửa]

  • Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
  • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
  • Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
  • Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
  • Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng[sửa]

  • Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.
  • Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép
  • Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
  • Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
  • Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai
  • Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai
  • Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
  • Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
  • Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
  • Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
  • Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

  • Hướng dẫn thực hành: Đóng vai như là một phương pháp giảng dạy

Video liên quan

Chủ Đề