171 đường kênh tân hóa có chung cư tên gì năm 2024

[Thanhuytphcm.vn] - Chiến tranh đã lùi xa 46 năm nhưng một thời oanh liệt với những tên đất, tên người và những chiến công hiển hách của quân dân Củ Chi sẽ còn đọng mãi trong lòng quê hương, dân tộc. Trên mảnh đất Củ Chi hôm nay đã có thêm nhiều công trình ý nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện trách nhiệm và sự tri ân của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Củ Chi đối với những người có công với đất nước...

Những tuyến đường mang tên các Mẹ Việt Nam anh hùng

Trong những ngày đầu năm 2021, 171 tuyến đường của 17 xã trên địa bàn huyện Củ Chi đã mang tên mới thật đẹp, tên những Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Củ Chi. 171 tuyến đường được đặt theo tên 171 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trong đó, xã An Nhơn Tây với 21 tuyến đường, tuyến hẻm được đặt theo tên Mẹ Việt Nam anh hùng. Đây là xã có nhiều tuyến đường được đặt theo tên Mẹ Việt Nam anh hùng nhiều nhất trong dịp này.

Đến với tuyến hẻm 356, Tỉnh lộ 15, nay vinh dự được mang tên mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Thanh, chúng tôi không khỏi tự hào và xúc động khi được hiểu hơn về những đóng góp của mẹ. Mẹ Thanh đã có đến 3 người con hy sinh vì tổ quốc, bản thân mẹ cũng tham gia Đội quân tóc dài vận động quân lính bỏ đồn bốt, móc nối cơ sở, mua sắm đồ dùng thuốc men. Ngôi nhà của mẹ chính là nơi nuôi giấu bí mật an toàn cho các chiến sĩ cách mạng. Là con gái của mẹ, bà Nguyễn Thị Bông, ấp Chợ Cũ, xã An Nhơn Tây, rất tự hào khi tên mẹ mình giờ đây được đặt cho tuyến đường thân quen này. Trong niềm vui, bà Bông đã xúc động nói: “Tôi rất hãnh diện và tự hào khi tên mẹ tôi được nhà nước đặt tên đường. Gia đình rất vui khi mà tất cả mọi người đi trên tuyến đường, biết về những đóng góp cho cách mạng cũng như nỗi đau mất mát những đứa con mà mẹ phải chịu đựng.”

Bí thư Huyện ủy Củ Chi Nguyễn Quyết Thắng trao tập kỷ yếu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Đất Thép thành đồng” tặng Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em.

Đến với Củ Chi hôm nay, mọi người có thêm một địa chỉ đỏ về lịch sử của quân dân Củ Chi để ghé thăm, kính viếng. Đó là công trình Khu tưởng niệm Sông Lu [ấp An Hòa, xã Trung An]. Công trình ý nghĩa này đã thể hiện lòng quý trọng và biết ơn của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Củ Chi đối với các liệt sĩ và Nhân dân đã hy sinh, tử nạn tại trận đánh khu vực Sông Lu vào đêm 26, rạng sáng ngày 27/1/1951. Công trình được xây dựng trên diện tích gần 5.100 m2 với nhiều các hạng mục như: khối nhà tưởng niệm, nhà đặt bia đá, cổng tam quan, cổng phụ, cây xanh và các công trình phụ… với tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng. Ngay trong ngày đầu xuân 2021, công trình Khu tưởng niệm Sông Lu đã được khánh thành mang lại niềm vui, tự hào của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Củ Chi, đặc biệt là thân nhân gia đình liệt sĩ Sông Lu.

Gặp ông Thái Văn Ân, ấp An Hòa, xã Trung An, gia đình có đến 4 người thân hy sinh trong trận đánh Sông Lu, trong đó có 3 người được công nhận là liệt sĩ. Ông Ân đã nén xúc động tâm sự: “Trận càn Sông Lu đã cướp đi sinh mạng của trên dưới 400 người là chiến sĩ và người dân nơi đây, trong đó có những người thân của tôi. Tôi rất trân trọng về sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền lập nên Bia tưởng niệm Sông Lu. Đây là nguyện vọng của thân nhân các liệt sĩ và người dân như tôi. Tôi cũng mong muốn Khu tưởng niệm thành lập Ban quản lý để hương khói, ấm lòng những người đã khuất”.

Bà Nguyễn Thị Bông, con gái Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Thanh bên tuyến đường vừa mang tên mẹ mình.

Cùng với công trình Khu tưởng niệm Sông Lu thì công trình Bia Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Nữ du kích Củ Chi tại Khu Di tích lịch sử địa đạo Bến Đình, xã Nhuận Đức được khánh thành cuối năm 2020 cũng đã trở thành địa chỉ đỏ trên quê hương Củ Chi anh hùng. Đây cũng là một địa chỉ mới để người dân đến viếng và dâng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ nữ du kích Củ Chi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cũng trong niềm vui kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trung đội Nữ du kích Củ Chi, không gian trưng bày 55 hiện vật và 40 hình ảnh của nữ du kích Củ Chi tại Nhà truyền thống huyện được khánh thành. Khu trưng bày với những bức ảnh được thiết kế trong một không gian yên tĩnh với nhiều hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử về năm tháng đau thương nhưng rất hào hùng của Đội Nữ du kích Củ Chi. Mỗi kỷ vật được lưu giữ lại mang trong đó một câu chuyện riêng, qua đó truyền tải tới mọi người, đặc biệt thế hệ trẻ lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết, gìn giữ, bảo vệ độc lập, tư do của dân tộc.

Công trình Khu tưởng niệm Sông Lu

Những cuốn sách lưu danh

Trong không khí hân hoan chào đón ngày 30/4 – dấu mốc thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của quân và dân ta, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi đã ra mắt và phát hành tập sách kỷ yếu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của quê hương Đất Thép thành đồng”. Tập sách thể hiện trách nhiệm và sự tri ân mang nặng nghĩa tình của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Củ Chi trân trọng gửi đến các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống; là nén hương thành kính dâng lên hương hồn những Bà mẹ đã khuất, những anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những trang sách đã ghi lại tiểu sử, hình ảnh của 2.132 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện và được biên soạn thành 3 tập với 2.200 trang. Tập sách kỷ yếu là thành quả của quá trình nỗ lực, tích cực sưu tập tư liệu, hình ảnh, biên tập của cán bộ và Nhân dân huyện Củ Chi với mong muốn xây dựng nguồn tư liệu quý, có giá trị thực tiễn cho công tác giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng trong Nhân dân.

Đặc biệt, 45.639 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng liệt sĩ đang được thờ phụng tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược đã lưu danh dòng tên trong cuốn sách “Huyền thoại Củ Chi”. Và còn có 3.250 cuốn sách “Huyền thoại Củ Chi” do Tạp chí Việt Nam hội nhập xuất bản đã được huyện tiếp nhận và trao tặng cho các gia đình chính sách trên địa bàn.

Xã, thị trấn nhận sách “Huyền thoại Củ Chi” phát cho các gia đình chính sách

Còn đối với tập sách “Những Anh hùng trên vùng Đất Thép” đã viết về những Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân trên địa bàn huyện. Khi lật những trang sách, người đọc vô cùng xúc động lần theo ký ức, những kỷ niệm, cuộc sống và chiến đấu của những Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân với những chiến công oanh liệt. Tập sách có 25 anh hùng do tác giả Hồ Sĩ Thanh và Trần Phương Lan viết là những câu chuyện hào hùng về những anh hùng lực lượng vũ trang được trích dẫn đã tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của quê hương Củ Chi Đất Thép thành đồng.

Với tựa đề “Hoa trên Đất Thép”, Hội LHPN Việt Nam huyện Củ Chi đã biên soạn và giới thiệu đến mọi người quyển sách về truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của Phụ nữ Củ Chi [1930 – 1975]. 1.000 cuốn sách đã được trao tặng góp phần giới thiệu về truyền thống lịch sử của Phụ nữ Củ Chi, những bông hoa Đất Thép.

Chiến tranh đã qua đi qua 46 năm. Quê hương đất thép thành đồng Củ Chi hôm nay đang vươn lên phát triển mạnh mẽ. Trên mảnh đất anh hùng này là những công trình, bia tưởng niệm mới, các tập sách ghi tên những con người lịch sử có công với cách mạng được xuất bản. Đó là lời tri ân sâu sắc nhất của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Củ Chi và lời nhắc nhở cho thế hệ sau về truyền thống quê hương Củ Chi anh hùng.

Chủ Đề