20 loại gia vị hàng đầu mọi nhà bếp cần năm 2022

Bếp được ví như "trái tim của ngôi nhà". Bếp là nơi giữ lửa cho tổ ấm, chăm sóc từ thể chất đến tinh thần của mọi người trong gia đình. Là không gian đóng vai trò quan trọng như vậy nên việc giữ cho nhà bếp luôn sạch sẽ là điều cần thiết và được ưu tiên hàng đầu.

Thế nhưng, hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng nhà bếp là căn phòng khó giữ sạch nhất trong nhà của họ và việc dọn dẹp nhà bếp dường như luôn là nỗi ám ảnh dài vô tận.

Trong bài viết này, bạn sẽ thấy muối có thể là vũ khí như thế nào trong cuộc chiến giữ nhà bếp sạch sẽ. Bằng các dung dịch được tạo ra theo công thức dưới đây, bạn sẽ ngạc nhiên bởi sức mạnh của muối.

Muối làm sạch các thiết bị nhà bếp

20 loại gia vị hàng đầu mọi nhà bếp cần năm 2022

Muối có thể giúp bạn làm sạch tất cả các vết bẩn ở các loại thiết bị nhà bếp 1 cách dễ dàng

1. Máy pha cà phê và cốc đựng cà phê:

Máy pha cà phê thường rất khó để vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng vì độ bám bẩn cao. Nếu bạn cũng đang gặp phải trường hợp như thế này thì có thể thử hỗn hợp sau đây:

- 1 cốc đá xay

- 1 thìa nước

- 4 thìa muối

Sau đó bạn trộn đều thành 1 hỗn hợp dung dịch, rồi xoa nhẹ lên bề mặt cần tẩy rửa và rửa sạch như bình thường.

Còn nếu muốn loại bỏ vết trà hoặc cà phê trên những chiếc cốc sáng màu thì bạn có thể thử cách chà xát những chỗ bị ố với muối và một ít nước. Sau đó tiến hành rửa cốc như bình thường, những vết bẩn sẽ trôi đi và trả lại cho bạn chiếc cốc sạch tinh như mới.

2. Lò nướng:

Nếu không may nướng 1 chiếc bánh hoặc các món có đường bị sôi quá mức trong lò nướng và tràn ra, hãy thử rắc muối vào phần kết dính đó và đợi 1 lúc cho khô lại. Khi lò đã nguội, bạn chỉ cần dùng 1 chiếc thìa gạt nó ra ngoài là được.

3. Tủ lạnh:

Để làm sạch và làm mới bên trong tủ lạnh, hãy rắc một lượng muối và muối nở (baking soda) bằng nhau lên miếng bọt biển ẩm và lần lượt lau các bề mặt tủ lạnh.

4. Bếp:

Bất kỳ vết bẩn nào trên bếp cũng có thể được làm sạch dễ dàng hơn nếu chúng được rắc muối trước. Muối sẽ giúp loại bỏ thức ăn bám trên bề mặt bếp, nhưng không gây hỏng hay xước bề mặt nếu bạn khéo léo lau đúng cách.

Thử pha hỗn hợp theo công thức sau nếu không may nấu ăn bị cháy và tạo thành 1 mảng bám đen trên mặt bếp:

- Trộn đều muối và quế theo công thức 1:1, sau 5 phút thì tiến hành lau sạch. Hỗn hợp sẽ tỏa ra một mùi dễ chịu và làm bay mọi mùi khét 1 cách nhanh chóng.

20 loại gia vị hàng đầu mọi nhà bếp cần năm 2022

Muối giúp làm sạch dụng cụ nấu ăn

Các loại dụng cụ nấu nướng cũng có thể dính rất nhiều vết bẩn cứng đầu. Thế nhưng, đừng lo lắng, muối cũng chính là loại gia vị giúp đồ nấu nướng trở lại trạng thái sáng bóng.

1. Nồi áp suất đa năng

Trong trường hợp này, hãy thêm nước sôi và 3 thìa muối vào nồi rồi để bát đĩa cho đến khi nước nguội, sau đó rửa sạch như bình thường.

2. Xoong chảo:

Loại bỏ dầu mỡ thừa trong chảo bằng cách rắc muối trước tiên. Sau đó lau chảo bằng miếng bọt biển ẩm hoặc khăn giấy và rửa như bình thường.

Còn với 1 số loại xoong, chảo được làm từ thép không gỉ, bạn có thể đổ ngập phần bị cháy trong xoong rồi thêm 2 thìa muối vào nước, khuấy đều cho đến khi muối tan hết.

Cứ để yên như vậy trong vòng 1 giờ đồng hồ thì tiến hành cọ bằng nước rửa bát. Nếu những vết bám bẩn vẫn không bong ra hết, bạn có thể đặt xoong, chảo ngâm nước muối lên bếp đun sôi, sau đó ngâm khoảng 1 giờ rồi cọ lại.

Có rất nhiều mẹo làm sạch nhà bếp chỉ với gia vị ở ngay trong chính nhà bếp của bạn. Và trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm mẹo làm sạch khác cực đơn giản, dễ thực hiện với loại gia vị phổ biến có trong mọi gia đình này nhé.

Theo howstuffworks

Rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của cá; húng quế, lá bạc hà tạo hương thơm cho thịt bò... 

Đường, muối, tiêu, tỏi... là những gia vị rất quen thuộc trong bếp nhà bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đúng cách. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga giúp bạn nấu ăn ngon hơn.

Ớt bột

Để món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Gừng và hành khô

gung-1371524023_500x0.jpg

 

Sau khi cá sôi 6-7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh tốt nhất. Hành có thể thêm vào sớm hơn, khi đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá làm cá thơm và ngon hơn.

Tỏi

Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Những món xào, hầm, hoặc thịt chiên dùng tỏi là thích hợp nhất. Với rau xào, tỏi được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn.

Tiêu

Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Tiêu xay càng để lâu càng mất mùi, nên tốt nhất là bạn chỉ xay một lượng vừa đủ dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.

Muối

Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa iốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.

Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Đường

Bạn nên cho đường vào món ăn trước khi cho muối để tránh sự bay hơi của muối, làm món ăn không đậm đà. Khi làm các món rán và nướng, chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.

Bột cà ri

ca-ri-1371524023_500x0.jpg

Không chỉ là gia vị chính để nấu món cà ri, bột cà ri còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn. 

Nước tương

Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.

Nước mắm

Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12. Do đó, khi chế biến, không nên đun lâu nước mắm trên bếp.

Với món canh, nước mắm được cho vào canh sau cùng, rồi bắc ra ngay. Không nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi. Với món thịt kho, nên kho thịt gần mềm với các loại gia vị khác rồi mới cho nước mắm vào, kho thêm một thời gian ngắn nữa, thịt không bị cứng và thơm ngon hơn.

Bột ngọt

Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120oC, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà còn gây ra chất độc hại. Tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong.

Dấm

Khi nấu canh rau hay luộc rau, nên cho thêm một chút dấm giúp giữ lại vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Rượu trắng

Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Dầu ăn

Nhiệt độ dầu lên đến trên 200oC, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính khiến dầu ăn sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. Hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.

Thìa là

thi-la-1371524023_500x0.jpg

 

Đây là rau thường được dùng cho các món súp, canh riêu cá hoặc các món có rau xanh. Hương thơm của thìa là giúp khử mùi tanh của cá và những loại thịt có mùi hơi đậm. Riêng với rau xanh, thìa là mang lại hương vị lạ, làm mới các món rau thường dùng.

Các loại rau mùi như húng quế, húng tây, bạc hà

Trộn thịt bò với húng quế, húng tây, lá bạc hà thịt sẽ có hương thơm tự nhiên rất ngon. Trộn vài gia vị như hồi, húng quế, lá thìa là, rau mùi, nước chanh... với thịt lợn sẽ làm món thịt này thơm hơn. Thịt vịt sẽ rất hấp dẫn khi ướp cùng lá bạc hà, lá hương thảo trước khi chế biến.

Quế

Với hương thơm nồng và vị cay, nóng ấm, quế chính là loại gia vị phù hợp với các món ngọt. Một chút quế sẽ giúp các món bánh nướng tỏa mùi thơm ngát và trở nên ngọt ngào hơn. Quế còn được cho vào một số loại đồ uống nóng như trà, kèm với chút mật ong sẽ mang đến một thức uống vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Trà

Trà xanh dùng trong một số món nướng giúp tăng hương vị cho món ăn. Trà đen có thể được dùng trong các món súp và nước sốt thịt để tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng cho món ăn. 

Khánh Hòa