3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

 

Phân tích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen

 
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

Để làm được bài phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác đạt điểm cao sẽkhông quá khó nếu bạn tham khảo kĩ những gợi ý mà bài viết trình bày sauđây:

  • Sơ lượcvề ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  • Nội dung và nghệ thuật bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  • Dàn ý mở bài, thân bài, kết bàiphân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác
  • Những bài văn mẫu hay và đặc sắc nhất

Ngay bây giờ, hãy cùng nhau từng bước đi vào phân tích, xây dựngnội dung chi tiếtcho bài văn phân tích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen nhé!

Nội dung

  • 1 I. Sơ lượcvề ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 1.1 1. Ba phát kiến vĩ đạicủa Các Mác
    • 1.2 2. Cống hiến vĩ đại của Ăng-ghenvới sự ra đời và phát triển Chủ nghĩa Mác – Lê-nin
  • 2 II. Nội dung và nghệ thuật bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  • 3 II. Mở bài phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 3.1 1. Tác giả Ph. Ăng-ghen
    • 3.2 2. Các Mác
    • 3.3 3. Tác phẩm Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
  • 4 III. Thân bài phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 4.1 1. Thông báo sự ra đicủa Các Mác – một tổn thất lớn của nhân loại
    • 4.2 2. Những cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 4.3 3. Thái độ, tình cảm xót thương của Ăng-ghen với Các Mác
  • 5 IV. Kết bài phân tích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 5.1 1. Giá trị nội dung
    • 5.2 2. Đặc sắc nghệ thuật
  • 6 V. Những bài vănhay tuyển chọn phân tích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
    • 6.1 1. Phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác bàimẫusố 1
    • 6.2 2. Phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác bàimẫusố 2
    • 6.3 3.Phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác bàimẫusố 3
    • 6.4 4.Phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác bàimẫusố 4
    • 6.5 5.Phân tíchBa cống hiến vĩ đại của Các Mác bàimẫusố 5
 

Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học

 
 
(ĐCSVN) - Kỷ niệm 203 năm ngày sinh C.Mác (05/5/1818 - 05/5/2021) là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những cống hiến của ông cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, trước hết phải kể đến những cống hiến vĩ đại của ông trong lĩnh vực triết học.
 
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì
C.Mác(1818 - 1883) - lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. (Ảnh tư liệu)

Triết học Mác là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là công cụ nhận thức vĩ đại để giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học đó là tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm cho triết học trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Một là, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng, cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng

Trong lịch sử triết học duy vật trước C.Mác đã chứa đựng không ít những hạt nhân hợp lý. Nhưng do sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội, trình độ phát triển của khoa học cho nên tính siêu hình, duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội là nhược điểm lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác. Trong khi đó, phép biện chứng lại bị nhốt trong cái vỏ duy tâm thần bí của triết học cổ điển Đức, đặc biệt là hệ thống triết học duy tâm, bảo thủ, phản động của G.V.Ph.Hêghen. Để xây dựng một thế giới quan, phương pháp luận triết học thực sự khoa học và cách mạng, đem lại cho loài người một công cụ nhận thức vĩ đại, C.Mác đã tiến hành cải tạo chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc, phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Công lao của C.Mác trong cải tạo chủ nghĩa duy vật đã được V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người” (1).

Phép biện chứng là một cống hiến vĩ đại, không thể phủ nhận của C.Mác. C.Mác đã chủ định nghiên cứu phép biện chứng từ rất sớm. Trong khi thừa nhận những hạt nhân hợp lý, C.Mác đã chỉ ra thế giới quan duy tâm, lộn ngược, tính chất bảo thủ, phản động, bất lực trước những vấn đề xã hội và lịch sử trong phép biện chứng của G.V.Ph.Hêghen. C.Mác đã đặt ra yêu cầu phải sử dụng phép biện chứng duy vật để phân tích các vấn đề xã hội và lịch sử. Theo đó, phép biện chứng duy vật của C.Mác khác hẳn về chất so với phép biện chứng duy tâm của G.V.Ph.Hêghen. Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa.”(2). Tạo ra sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là cống hiến vĩ đại của C.Mác mà trong lịch sử triết học chưa từng có. C.Mác đã đem lại cho loài người tiến bộ vũ khí lý luận sắc bén, công cụ nhận thức vĩ đại.

Hai là, C.Mác đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong hai phát minh vĩ đại nhất của C.Mác. C.Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực triết học, chấm dứt sự hỗn loạn trong phương pháp tiếp cận và những giải thích sai lầm về các hiện tượng lịch sử và xã hội của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. Vượt lên trên các trường phái, học thuyết triết học trong lịch sử, C.Mác chủ trương không chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới với khẳng định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”(3). Tất yếu phải vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử, xã hội.

Khởi đầu của quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác cho rằng, tiền đề đầu tiên là con người sống và hoạt động, các điều kiện vật chất đảm bảo cho họ tồn tại và phát triển. Toàn bộ lịch sử xã hội loài người bắt đầu từ sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất phân biệt con người với con vật. Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội loài người. Theo đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải quyết đúng đắn các mối quan hệ trong lĩnh vực xã hội: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội; chỉ ra quy luật vận động, phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, quy luật về đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng, quy luật về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.... Những nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử là thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học để giai cấp công nhân nhận thức rõ sứ mệnh lịch sử, xác định được mục tiêu, phương pháp, lực lượng tiến hành cách mạng.

Ba là, C.Mác đã làm cho triết học trở thành vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Những cống hiến của C.Mác trong lĩnh vực triết học không phải do mục đích tự thân, chủ quan của C.Mác mà nhằm giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn của nhân loại. C.Mác đã sớm khẳng định: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”(4). Sức mạnh “cải tạo thế giới” của triết học Mác chính là ở sự gắn bó mật thiết với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, giai cấp vô sản trở thành vũ khí vật chất của triết học Mác. Trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giai cấp vô sản đã tìm thấy công cụ nhận thức vĩ đại, vũ khí tinh thần của mình là triết học Mác. Sự kết hợp triết học Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác. C.Mác đã làm cho triết học của các ông trở thành thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học để giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác là những giá trị vĩnh hằng trong sự vận động, phát triển không ngừng của thực tiễn. Bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác ngày càng được chứng minh bởi sự phát triển của thế giới vật chất, xã hội loài người, đặc biệt là những thành tựu của khoa học. Những người cộng sản phải bảo vệ cho được những giá trị vĩnh hằng của triết học Mác bằng cách nhận thức và vận dụng đúng đắn, sáng tạo, đồng thời thường xuyên bổ sung và phát triển bằng những luận cứ, luận chứng khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1). V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2005, tr. 53.

(2). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1993, tập 23, tr. 35.

(3). C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 3, tr. 12.

(4). C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2002, tr. 589.

 
Trung tá, TS Phạm Công Thưởng
Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng
 
 
 
 
 

Tiểu dẫn


Các-Mác (trái) và Ăng-Ghen (phải)

3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

Friedrich Engels (1820 – 1895), là nhà triết học Đức, nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng của phong trào công nhân, đồng thời là người bạn thân thiết của Các Mác. ông đã đóng góp một phần quan trọng vào học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học, mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên mới xã hội chủ nghĩa.

Karl Heinrich Marx - Karl Marx (1818-1883) là nhà triết học và lý luận chính trị vĩ đại người Đức, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Các Mác là người sáng tạo ra chủ nghĩa cộng sản.

Văn bản là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Trong đó ông giới thiệu về khoảnh khắc Mác – một trong số những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại đã đi vào giấc ngủ ngàn thu. Ăng-ghen đã khẳng định ba cống hiến vĩ đại của Mác với cuộc sống của nhân loại: Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người; Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra; Cống hiến vĩ đại nhất là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, biến lý thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Qua đó Ăng–Ghen đã thể hiện niềm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Mác.

 

Những cống hiến vĩ đại của Ph. Ăng-ghen với sự ra đời và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin

Thứ Sáu, 27-11-2020, 15:11
Facebook Email Bản in +
3 phát kiến vĩ đại của Mác và Ăngghen là gì

Cùng với C. Mác, tên tuổi Ph. Ăng-ghen đã đi vào lịch sử nhân loại với tư cách là nhà tư tưởng, người thầy, lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp công nhân trên thế giới, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, giải phóng con người. Ông cũng là người cổ vũ tinh thần, nhà tổ chức kiệt xuất của giai cấp công nhân các nước châu Âu vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Đánh giá công lao của Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin khẳng định: “Muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của Mác làPhri-đrích Ăng-ghen.

Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đếntoàn bộnhững tác phẩm của Ăng-ghen” (V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 26, NXB Tiến bộ, M.1980, tr.110). Đúng vậy, C. Mác và Ph. Ăng-ghen hai người mà như một, nên khi nói đến C. Mác mà không nói đến Ph. Ăng-ghen sẽ là không đầy đủ.

Trong hệ thống những nguyên lý các ông xây dựng rất khó phân định đâu là phần do C. Mác xây dựng, đâu là phần công lao của Ph. Ăng-ghen. Hai ông không chỉ gắn kết chặt chẽ như hai người đồng chí, hai người bạn, mà vĩ đại hơn nữa là họ gắn kết chặt chẽ trong cả hoạt động lý luận và hoạt động chính trị xã hội.

Sinh thời, Ph. Ăng-ghen khiêm tốn nhận mình là “cây vĩ cầm thứ hai” bên cạnh Mác. Song sau khi C. Mác qua đời, chính Ph. Ăng-ghen là người duy nhất có khả năng triển khai những gì C. Mác chưa kịp hoàn thành trong tư tưởng và hệ thống tác phẩm của mình.

Đóng góp to lớn của Ph. Ăng-ghen với chủ nghĩa Mác - Lê-nin thể hiện trong những tác phẩm viết chung với C. Mác (như Gia đình Thần thánh, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) và các tác phẩm viết riêng (như Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh, Chống Đuyrinh, Biện chứng tự nhiên, L. Phoi-ơ-bach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, …).

Trong đó, các nguyên lý, quy luật, phạm trù được xây dựng, trình bày một cách hệ thống, gồm: các vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học, các vấn đề kinh tế chính trị mác-xít, và lý luận quân sự hiện đại…

Trước hết phải khẳng định, Ph. Ăng-ghen là người đầu tiên vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc nhận thức các quy luật của tự nhiên, luận giải, khái quát các thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và phê phán quan điểm duy tâm thần bí, siêu hình, máy móc đang thống trị trong khoa học tự nhiên đương thời.

Nhận thức được vai trò, ý nghĩa hết sức to lớn của phép biện chứng duy vật trong phát triển tư duy, khái quát các lĩnh vực của hiện thực, chỉ ra mối quan hệ giữa các lĩnh vực đó với nhau và xu hướng vận động phát triển,… Ph. Ăng-ghen đưa ra dự đoán thiên tài về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, như ông đã nhấn mạnh: “phép biện chứng duy vật chủ nghĩa đó, cái mà trong nhiều năm vẫn là một công cụ lao động tốt nhất của chúng tôi và là một vũ khí sắc bén nhất của chúng tôi” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 21, NXB Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.430).

Từ đó, Ph. Ăng-ghen kết luận: phép biện chứng là phương pháp tư­ duy cao nhất, thích hợp nhất với giai đoạn phát triển hiện nay của khoa học tự nhiên, vì chỉ có phép biện chứng mới đem lại phương pháp giải thích các quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối quan hệ chung, những bước quá độ, những sự chuyển hóa.

Các luận giải thiên tài đó đã làm cho Ph. Ăng-ghen vượt lên trước giới nhà khoa học cùng thời. Và thực tế hằng trăm năm qua cho thấy, phép biện chứng duy vật đã cung cấp cho giới khoa học một thế giới quan đúng đắn, một phương pháp nhận thức sắc bén để thực hành nghiên cứu một cách có hiệu quả trên mọi lĩnh vực.

Phải nói rằng việc Ph. Ăng-ghen áp dụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu lĩnh vực xã hội đã vén “tấm màn bí ẩn” được che đậy suốt nhiều thế kỷ, khi ông và C. Mác phê phán toàn diện các hạn chế trong quan điểm duy tâm của phái Hê-ghen trẻ, trong triết học của L. Phoi-ơ-bach, cũng như những quan điểm duy tâm lúc đó.

Các ông đã khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội, coi đó là điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội, chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; đề cập mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; thừa nhận sự phát triển của xã hội là mang tính khách quan…

Những thành tựu nghiên cứu quan trọng này giúp Ph. Ăng-ghen đi đến kết luận rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới sự ra đời chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, theo đó, xã hội bị phân chia thành các giai cấp. Ph. Ăng-ghen chỉ ra, khẳng định nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng là do mâu thuẫn giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không còn phù hợp; chỉ ra quy luật phát triển của các cuộc cách mạng xã hội, và vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

Đây là cơ sở để ông và C. Mác khẳng định sự hình thành, diệt vong của giai cấp gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội; khẳng định tính tất yếu của cách mạng vô sản và sứ mệnh của giai cấp vô sản, như C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.610).

Ph. Ăng-ghen là người đã dày công nghiên cứu, trình bày các nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản một cách đầy đủ, rõ ràng, chặt chẽ nhất, và chính ông là người đã diễn đạt hệ thống nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học trong tư cách là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác.

Ph. Ăng-ghen chỉ ra những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định một xã hội trong tương lai là: lịch sử, lý luận, sản xuất, phân phối, nhà nước, gia đình, giáo dục. Ông cũng đã luận chứng đầy đủ, thuyết phục sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, cùng C. Mác phác thảo bức tranh về xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai.

Với tầm nhìn xa trông rộng, Ph. Ăng-ghen không chỉ có đóng góp quan trọng trong lý luận về nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng xã hội của nhà nước, vấn đề nhà nước tiêu vong, mà còn đưa ra các chỉ báo để giai cấp vô sản xây dựng nhà nước vô sản với tính cách là nhà nước không nguyên nghĩa, nhà nước “nửa nhà nước”.

Và khi đặt vấn đề xây dựng xã hội tương lai, Ph. Ăng-ghen đặc biệt lên án căn bệnh chủ quan, duy ý chí, cho rằng xã hội mới do các ông chỉ ra mới là các chấm phá, xã hội đó được xây dựng chi tiết như thế nào là nhiệm vụ của các thế hệ sau, dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội của thời đại mình.

Sự hình thành, phát triển của học thuyết kinh tế Mác-xít không thể không nói đến công lao vô cùng to lớn của Ph. Ăng- ghen với sự hy sinh của ông giúp cho C. Mác toàn tâm toàn ý hoàn thiện bộ Tư bản. Đồng thời, Ph. Ăng-ghen đã dành nhiều thời gian để viết các tác phẩm đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái thù địch, chống chủ nghĩa Mác.

Không những thế Ph. Ăng-ghen đã có đóng góp quan trọng khi nghiên cứu kinh tế chính trị, để xây dựng nên các quan niệm căn bản là: sự thống nhất của sản xuất, trao đổi và phân phối; sự khác nhau bên trong giữa sản xuất, trao đổi và phân phối; vai trò quyết định của sản xuất với phân phối và trao đổi.

Nghiên cứu các mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản, và tính chất chiểm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, Ph. Ăng-ghen chỉ ra khả năng khủng hoảng định kỳ trong xã hội tư bản. Đồng thời, khi nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc từ các nhà tư tưởng trước đó, ông đã đưa ra định nghĩa về kinh tế chính trị với tính cách như là một môn khoa học: Kinh tế chính trị trong nghĩa rộng là khoa học về các quy luật đang chi phối sản xuất và trao đổi của cải trong xã hội loài người.

Từ đó, Ph. Ăng-ghen trình bày hàng loạt quan điểm về nhận thức và sử dụng quy luật kinh tế ở chủ nghĩa xã hội và truyền bá, định hướng nhận thức học thuyết Mác trong phong trào công nhân.

Sau khi C. Mác qua đời, Ph. Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, xuất bản quyển hai và quyền ba của bộ “Tư bản” mà còn là người trực tiếp bảo vệ, phát triển học thuyết kinh tế Mác-xít trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển lên chủ nghĩa độc quyền.

Đề cập các cống hiến vĩ đại của Ph. Ăng-ghen với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cần phải đề cập việc ông là người đặt nền móng và phát triển lý luận quân sự Mác-xít, áp dụng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của phép biện chứng duy vật vào xem xét lĩnh vực quân sự; xây dựng hệ thống quan điểm khoa học về chiến tranh và quân đội; xây dựng cương lĩnh quân sự của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giai cấp và thực hiện sứ mệnh lịch sử thế giới của mình.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã làm cuộc cách mạng trong lý luận về chiến tranh và quân đội; giải thích đúng đắn lịch sử để phục vụ công cuộc cải tạo thế giới, giải phóng xã hội. Trong đó, Ph. Ăng-ghen là người xây dựng nên hệ thống tri thức khoa học về quân đội, chỉ rõ bản chất của quân đội là đội vũ trang có tổ chức, là công cụ bạo lực mang bản chất của giai cấp thống trị và nhà nước tổ chức ra nó. Và chính Ph. Ăng-ghen là người đề xuất các nguyên tắc căn bản để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của giai cấp vô sản.

Đến nay, cống hiến vĩ đại của Ph. Ăng-ghen với sự ra đời, phát triển của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn giữ nguyên giá trị, không chỉ trong việc phân tích các vấn đề cốt tử của chủ nghĩa tư bản mà còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng việc dự báo về các cuộc khủng hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản.

Quan trọng hơn, tư tưởng của Ph. Ăng-ghen và C. Mác luôn có vai trò chỉ đạo đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã khẳng định, chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải là “học thuyết nhất thành bất biến” mà các thế hệ kế tục cần đem lại sức sống cho nó thông qua việc vận dụng, sáng tạo, bổ sung phù hợp với sự vận động phát triển của thực tiễn.

Vì thế, để kế tục và phát triển tư tưởng của các ông, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, phát hiện, khái quát, bổ sung nhằm hoàn chỉnh lý luận về con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng đạt nhiều thành tưu mới hơn nữa.

PGS,TS TRẦN HẬU TÂN
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin Những cống hiến vĩ đại Ph. Ăng-ghen sự ra đời và phát triển
Facebook Twitter Link EmailQuay lại