4 không trong phật giáo là gì năm 2024

Xưa nay, các hình tượng Phật giáo luôn khiến cho người chiêm ngưỡng có thể phát sinh trí tuệ và sự bất ngờ trong biểu pháp. Bởi vì các hình tượng trong Phật giáo được làm ra đều với mục đích giáo dục làm đầu. Trong số đó, tượng chú tiểu, đặc biệt là tượng chú tiểu tam không, là một trong những hình tượng khiến nhiều người yêu thích và rất dễ tiếp cận.

Chú tiểu là hình tượng người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Ông cha cho dạy “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Hình tượng ngây thơ của các chú tiểu khiến mọi người như tìm lại được những gì trong sáng nhất trong cuộc đời của mình.

Biểu pháp của tượng hình chú tiểu ngây thơ, chú tiểu dễ thương là như vậy. Là đại diện cho tâm ban đầu của người học đạo nói riêng và của con người nói chung. Các hình tướng của các chú tiểu lại là một mặt khác của giáo dục của nhà Phật, giúp cho chúng ta đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ.

Tứ Không nghĩa là "Không thấy, không nghe, không nói, không làm”. Đây là một sự nhắc nhở vào giáo dục trong Phật giáo.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật có dạy “Giữ gìn khẩu nghiệp, không nói lỗi người; Giữ gìn thân nghiệp, không phạm oai nghi; Giữ gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm”. Đây là những điều mà trong cuộc sống chúng ta cần tu học.

Bộ tượng truyền đạt biểu pháp của nhà Phật, là nhằm nhắc nhở mọi người trong cuộc sống hàng ngày, đối nhân xử thế, đối người tiếp vật, cần phải có thái độ: Không nói lỗi người, Không nghe lời thị phi, không thấy những điều thị phi, không làm điều thị phi (không để nó lưu vào trong tâm).

Điều này cũng mang tư tưởng của Khổng Tử, khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy).

Biết được đó là những việc gì, chúng ta sẽ không còn quá thống khổ, đau đớn khi không thể níu kéo được chúng.


Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni sống tại Kỳ Viên tịnh xá, có cặp vợ chồng thuộc đẳng cấp Bà-la-môn nọ có cô con gái khoảng 14, 15 tuổi rất đoan trang, thông minh lại có tài ăn nói hiếm người nào sánh kịp. Nhưng đột nhiên cô bé mắc bệnh nặng và không lâu sau thì qua đời.

Hai vợ chồng thương yêu cô con gái độc nhất này còn hơn cả mạng sống mình. Thường ngày, hễ gặp chuyện gì ưu phiền chỉ cần nhìn thấy con gái, những âu lo phiền não ấy lập tức tan biến.

Vậy nên khi phải đối mặt mới cái chết đột ngột của con gái, người cha vô cùng thống khổ, mỗi ngày đều khóc lóc thương tâm, đau buồn quá mà phát điên lúc nào chẳng hay, cả ngày chỉ đi lang thang khắp nơi.

Một lần trong lúc lang thang, người cha đi tới chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, vừa gặp, ông bỗng như người vừa tỉnh cơn mê.

Ông cúi đầu quỳ lạy Phật Thích Ca Mâu Ni rồi nói với giọng bi thương: “Con không có con trai, chỉ có duy nhất đứa con gái này, nâng niu con bé như châu ngọc trên tay, con bé khiến con quên hết mọi ưu phiền trong cuộc sống.

Nhưng con bé đột nhiên lâm bệnh nặng, rồi ra đi ngay trước mắt con. Dù con lay thế nào con bé cũng không tỉnh, gọi con bé cũng chẳng thưa, hai mắt nó khép chặt, cơ thể lạnh dần đi, hô hấp cũng ngừng lại.

Mặc cho con kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không linh. Những u uất thống khổ trong lòng con không tài nào tả nổi, khó lòng khống chế được. Chỉ mong Thế Tôn tháo gỡ những ưu phiền này giúp con”.

Ông vừa nói với giọng nghẹn ngào đau khổ vừa rơi nước mắt khiến người nghe xung quanh không khỏi bi thương.

Đức Phật nghe xong nói với ông rằng, trên đời có 4 điều không tồn tại vĩnh cửu:

Thứ nhất, mọi thứ đều là vô thường

Túng quẫn tìm bạn vay 3 đấu gạo nhưng bị từ chối, phản ứng của người đàn ông khiến ai cũng phải suy ngẫm Nghĩa là bất cứ việc gì tồn tại trên đời này đều không phải bất biến, không thể mãi giữ nguyên trạng thái ban đầu được. Nó lúc nào cũng biến đổi, bản chất sẽ dần thay đổi và cuối cùng sẽ biến mất.

Ví như cơ thể chúng ta lúc nào cũng đang trong quá trình trao đổi chất, trải qua sinh lão bệnh tử, cuối cùng biến mất khỏi cõi đời này. Núi sông, trời đất, trái đất, vũ trụ… tất cả đều đang trải qua quá trình “thành, trụ, hoại, không” và “sinh, trụ, dị, diệt”.

Thứ hai, giàu có không kéo dài mãi mãi

Nghĩa là cho dù con người có giàu sang phú quý đến thế nào thì đến cuối cùng cũng sẽ có lúc suy thoái.

Người xưa có câu: “Không ai giàu quá ba đời”, trừ khi họ đời đời làm việc thiện, tích đức thì mới có thể giữ gìn được vinh hoa phú quý cho đời con cháu.

Nhưng người thường chúng ta đều có lòng tham, có rồi lại muốn có nhiều hơn nữa, có nhiều rồi lại muốn có mãi mãi. Cho nên, không muốn cho đi thì giàu có cũng không thể tồn tại mãi mãi được.

Thứ ba, tụ hợp thì tất sẽ có biệt ly

Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) ở cùng một chỗ hoặc là bạn bè người thân đã gặp gỡ hẳn sẽ có ngày phải chia cách, nên mới có câu “không có gia đình nào không có sự chia ly”

Đặc biệt là sự cách biệt thế hệ, vì con cái sau khi trưởng thành thường rời xa quê hương, tự bươn trải ngoài đời để kiếm sống. Cho dù cha mẹ và con cái có sinh sống cùng nhau thì đến một ngày nào đó, cũng sẽ phải đối mặt với “sinh ly tử biệt”.

Thứ tư, dù có khỏe mạnh thì cuối cùng cũng trở về với cát bụi

Con người cho dù là sức khỏe mạnh mẽ đến thế nào thì cũng sẽ có lúc phải ra đi. Cho dù là sống thọ đi nữa thì cuối cùng cũng về với cát bụi vĩnh hằng.

Con người từ khi sinh ra đã bị phán tử hình chưa rõ ngày hành án, cái chết luôn trực chờ bên cạnh mỗi chúng ta. Nên có câu: “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử”, hỏi thế gian này có ai không phải đối diện với cái chết?

Vậy nên con người đều phải sống và tiếp tục giải quyết đại sự đời sau, để được sống an lạc, chết cũng an lạc.

Cuối cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói 4 câu kệ:

“Thường giả giai tẫn, cao giả diệc đọa,

Hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử.”

Nghĩa của câu này là: Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có ly, sống ắt sẽ có chết.

Người cha thống khổ sau khi nghe xong những lời chỉ giáo của Phật Thích Ca Mâu Ni thì lòng được khai sáng, thông suốt, ông không còn quá đau khổ khi nghĩ đến con gái của mình.