A7 là gì trong chứng khoán

(Dân trí) - Trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục giảm, chị gái của "thầy A7" Nguyễn Mạnh Tuấn vẫn muốn bán ra cổ phiếu. L14 từng là "hiện tượng" trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, theo công bố thông tin của Công ty cổ phần Licogi 14 (mã chứng khoán: L14), bà Nguyễn Thúy Ngư - người có liên quan đến người nội bộ công ty - vừa thông báo giao dịch cổ phiếu L14 của công ty này. Cụ thể, bà Nguyễn Thúy Ngư đăng ký bán 705.695 cổ phiếu L14 đang sở hữu để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

A7 là gì trong chứng khoán

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn từng nổi danh trên thị trường chứng khoán với biệt danh "thầy A7".

Bà Nguyễn Thúy Ngư là chị gái của ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Thành viên Hội đồng quản trị Licogi 14. Ông Tuấn từng rất nổi tiếng trong giới đầu tư chứng khoán tại Việt Nam với biệt danh "thầy A7" hay "nhà đầu tư 1970". Cá nhân ông Tuấn hiện sở hữu 183.159 cổ phiếu, tương đương 0,59% vốn điều lệ Licogi 14.

Theo công bố, giao dịch của bà Nguyễn Thúy Ngư dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 3/11 đến ngày 2/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, bà Ngư sẽ giảm lượng cổ phiếu nắm giữ tại L14 xuống còn 829.339 cổ phiếu, tương đương 2,69% vốn điều lệ Licogi 14.

Trong một động thái có liên quan, Chủ tịch HĐQT Licogi 14  là ông Phạm Gia Lý lại đăng ký mua 500.000 cổ phiếu L14 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 3/11 đến 2/12.

Cổ phiếu L14 của Licogi từng là một "hiện tượng đáng chú ý" trên thị trường chứng khoán. Mã này từng có thị giá vào hàng đắt đỏ nhất thị trường hồi đầu năm khi đạt mức giá 382.579 đồng (giá đã điều chỉnh - trước khi điều chỉnh là 416.000 đồng). Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, L14 đang được giao dịch ở quanh mức giá 36.400 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên 31/10). Tính ra, L14 đã mất hơn 47% thị giá trong vòng một tháng qua và giảm hơn 80% so với đầu năm. So với đỉnh, mã này đã "bốc hơi" tới 90,5%.

Cùng với sự lao dốc của thị trường chung (VN-Index diễn biến tiêu cực từ trên 1.500 điểm xuống dưới 1.000 điểm), việc cổ phiếu L14 mất giá hơn 90% đã nhấn chìm tài khoản của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tốc độ sụt giá của L14 nhanh gấp 3 lần so với thiệt hại của VN-Index. Bên cạnh L14, các mã cổ phiếu khác từng được "thầy A7" lăng xê như CEO, DIG cũng sụt giảm mạnh.

Trong quý III vừa qua, Licogi 14 báo cáo kết quả doanh thu cao gấp đôi cùng kỳ lên mức 35,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tăng mạnh đã khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này bị sụt giảm đáng kể, xuống còn 8,1 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh 45% xuống còn 1,4 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính lại tăng đột biến lên 6,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 46% và 44% so với cùng kỳ lên mức 4,1 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, Licogi 14 đạt 129,1 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 51% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do gánh nặng chi phí, đặc biệt là chi phí tài chính nên doanh nghiệp này lỗ sau thuế tới 15,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 39 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản của Licogi 14 còn gần 554 tỷ đồng, giảm 3,7% so với đầu năm. Đáng chú ý, giá trị các khoản đầu tư tài chính giảm 25% còn 156 tỷ đồng do phải dự phòng giảm giá gần 69 tỷ đồng cho khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn.

Tin liên quan

A7 là gì trong chứng khoán

"Ông lớn" Licogi kinh doanh bết bát, lo không bảo toàn vốn đầu tư Nhà nước

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, Tổng công ty Licogi chưa bảo toàn vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp, doanh thu của công ty mẹ và toàn tổng công ty trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm trước.

A7 là gì trong chứng khoán

Mới đầu năm, CEO, DIG, L14 "rủ nhau" giảm sàn: Nhà đầu tư "chết điếng"

Giữa lúc thị trường bùng nổ phiên đầu năm với hơn 850 mã tăng giá, 117 mã tăng kịch trần thì vẫn có một bộ phận cổ phiếu "trắng bên mua" như CEO, DIG, L14 khiến không ít nhà đầu tư... ngã ngửa.

Theo tìm hiểu "A7" tên thật là Nguyễn Mạnh Tuấn, sinh năm 1970 - là Thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Licogi 14 (L14). 

Theo báo cáo quản trị của L14, tính đến 31/12/2021, ông Tuấn sở hữu 159.469 cổ phiếu L14, tương đương 0,594% vốn điều lệ của công ty. Bà Nguyễn Thúy Ngư, người nhà của ông Nguyễn Mạnh Tuấn nắm giữ hơn 1,3 triệu cổ phiếu L14, tương đương 4,974% vốn.

Tuy nhiên, ông Tuấn lại được biết đến nhiều hơn với tư cách là một người hướng dẫn, chia sẻ kiến thức cung cấp các khóa học, khóa đào tạo về đầu tư.

Các video của ông Tuấn chia sẻ các nhận định về thị trường và cổ phiếu dưới tài khoản "Nhà Đầu Tư 1970 - A7 - Nguyễn Mạnh Tuấn" thường thu hút nhiều người theo dõi.

A7 là gì trong chứng khoán
Chân dung 'A7' - Nguyễn Mạnh Tuấn.

Ông Tuấn và Công ty cổ phần đầu tư tài chính Licogi 14 (LFI) được cho biết là đang nắm giữ một số cổ phiếu như L14, DIG, DRH, CEO. Một số cổ phiếu được nhóm này đánh giá cao còn có NHA, HDC, L18, KSB, FCN, VC7…

Các mã này đều có đà tăng rất mạnh thời gian vừa qua. Một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư trên thị trường thừa nhận các khuyến nghị của A7 có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của họ. Tuy nhiên, việc "hô hào" của A7 cũng tạo ra những tranh cãi.

Từ Báo cáo tài chính của Licogi 14, công ty này đã lãi đậm trong năm tài chính 2021 nhờ đầu tư vào cổ phiếu DIG và CEO. Tại ngày 31/12/2021, Licogi 14 sở hữu hơn 7,57 triệu cổ phiếu CEO với giá gốc 298 tỷ ứng với mức giá mua trung bình khoảng 28.505 đồng/cp. Tại thời điểm cuối năm, giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào CEO lên tới gần 537 tỷ.

Bên cạnh đó, Licogi 14 cũng sở hữu gần 2,9 triệu cổ phiếu DIG với giá gốc 188 tỷ tức giá trung bình khoảng 65.169 đồng/cp. Tại thời điểm chốt sổ năm 2021, giá trị hợp lý khoản đầu tư vào CEO đã tăng lên 280 tỷ.

Mới đây, Chứng Khoán VPS vừa đưa ra thông báo về việc bán giải chấp chứng khoán ký quỹ của Khách hàng là người nội bộ của L14.

Cụ thể, VPS thực hiện bán giải chấp 200 cổ phiếu L14 do ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Thành viên HĐQT L14 sở hữu, dự kiến thời gian giao dịch trong phiên 28/3/2022.

Tới nay, trên website của L14 và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vẫn chưa có văn bản báo cáo về kết quả giao dịch trên.

Xét về diễn biến của cố phiếu L14 trên sàn, cổ phiếu này tăng mạnh trong cơn sóng tăng của nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng.

Cụ thể, bắt đầu từ 12/10, cổ phiếu L14 bất ngờ tăng mạnh, vượt 200.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong vòng hơn nửa tháng. Chuỗi tăng tiếp tục được kéo dài sang tận đầu năm 2022, và thị giá L14 có thời điểm đã tăng gấp hơn 8 lần giá lúc đầu năm 2021, ẵm luôn vị trí cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán.

Đến nay, thị giá đã hạ nhiệt trong bối cảnh áp lực bán gia tăng tại những nhóm cổ phiếu dòng đầu cơ, kết phiên 20/4, L14 đạt 246.000 đồng/cp, giảm hơn 5% kể từ đầu năm và chiết khấu tới 44% kể từ mức đỉnh 440.000 đồng (phiên 12/1/2022). Tạm tính theo mức giá này, 200 cổ phiếu L14 có giá trị khoảng hơn 49 triệu đồng.