Bài giảng toán lớp 3 phép chia có dư năm 2024

Hôm nay, Vuihoc.vn sẽ chia sẻ các kiến thức về phép chia hết và phép chia có dư để các bậc phụ huynh và các bé tham khảo.

Trong chương trình học lớp 3, phép chia hết và phép chia có dư là một bài học vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, Vuihoc.vn sẽ chia sẻ các kiến thức về bài học này.

1. Phép chia hết

1.1. Phép chia hết là gì?

Phép chia hết là phép chia có số dư bằng 0

Ví dụ 1:

Giải thích:

8 : 2 = 4; viết 4; 4 x 2 = 8; 8 - 8 = 0

Hạ 6; 6 : 2 = 3; viết 3; 3 x 2 = 6; 6 - 6 = 0

Ta nói: 86 : 2 là phép chia hết có thương là 43

Ví dụ 2:

Giải thích:

4: 3 được 1; viết 1; 1 x 3 = 3; 4 - 3 = 1

Hạ 2; 12 : 3 = 4; viết 4; 4 x 3 = 12; 12 - 12 = 0

Ta nói 42 : 3 là phép chia hết có thương là 14.

1.2. Ví dụ trực quan về phép chia hết

2. Phép chia có dư

2.1. Nhận biết phép chia có dư

Phép chia có dư là phép chia có 0 < số dư < số chia

Ví dụ:

Phép chia 19 : 6 là phép chia có dư nếu có 0 < số dư < 6

Ta nói: 19 : 6 là phép chia có dư, có thương là 3, số dư là 1.

2.2. Ví dụ trực quan về phép chia có dư

2.3. Phân biệt phép chia hết và phép chia hết và phép chia có dư

3. Bài tập vận dụng phép chia hết và phép chia có dư

3.1. Đề bài

Bài 1: Đặt tính rồi tính

  1. 96 : 3
  1. 52 : 4
  1. 63 : 5
  1. 75 : 6

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

  1. 123 - 72 : 6
  1. 200 + 95 : 5
  1. 143 - 104 : 4
  1. 96 : 6 + 98 : 7

Bài 3: Tìm y

  1. y x 4 = 156
  1. y x 5 = 130
  1. y x 3 = 87
  1. y x 7 = 245

Bài 4: Mẹ có 96kg gạo cần chia vào 4 bao. Hỏi mỗi bao gạo nặng bao nhiêu kg?

Bài 5: Bà chia đều một số ngô vào 4 thùng, mỗi thùng 16kg ngô. Sau khi chia bà còn thừa 3kg ngô. Hỏi, ban đầu số ngô của bà là bao nhiêu?

3.2. Đáp án

Bài 1:

Bài 2:

  1. 123 - 72 : 6

\= 123 - 12

\= 111

  1. 200 + 95 : 5

\= 200 + 19

\= 219

  1. 143 - 104 : 4

\= 143 - 26

\= 117

  1. 96 : 6 + 98 : 7

\= 16 + 14

\= 30

Bài 3:

y x 4 = 156

y = 156 : 4

y = 39

y x 5 = 130

y = 130 : 5

y = 26

y x 3 = 87

y = 87 : 3

y = 29

d]

y x 7 = 245

y = 245 : 7

y = 35

Bài 4:

Mỗi bao gạo nặng số kg là:

96 : 4 = 24 [kg]

Đáp số: 24kg

Bài 5:

Tổng số ngô bà đã chia vào 4 thùng là:

16 x 4 = 64 [kg]

Số ngô ban đầu bà có là:

64 + 3 = 67 [kg]

Đáp số: 67kg

4. Bài tập thực hành phép chia hết và phép chia có dư

4.1. Đề bài

Bài 1: Đặt tính rồi tính

  1. 34 : 4
  1. 64 : 5
  1. 132 : 6
  1. 241 : 8

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

  1. 120 : 6 + 150 : 3
  1. 22 x 3 + 135 : 5
  1. 300 - 270 : 6
  1. 225 : 5 + 360

Bài 3: Tìm y

  1. y x 5 = 115
  1. y x 3 = 48
  1. y x 2 = 232
  1. y x 9 = 504

Bài 4: Người ta chia đều 280 lít xăng vào 8 thùng, hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít xăng?

Bài 5: Một sợi dây dài 360cm, An cắt đều thành 6 đoạn bằng nhau. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu cm?

4.2. Đáp án

Bài 1:

  1. 34 : 4 được 8 dư 2
  1. 64 : 5 được 12 dư 4
  1. 132 : 6 = 22
  1. 241 : 8 được 30 dư 1

Bài 2:

  1. 70
  1. 93
  1. 255
  1. 405

Bài 3:

  1. y = 23
  1. y = 16
  1. y = 116
  1. y = 56

Bài 4: 35 lít xăng

Bài 5: 60cm

Để giúp con học tốt phép chia hết và phép chia có dư, ngoài việc luyện bài tập, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các bài giảng thú vị tại Vuihoc.vn nhé!

Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?

Muốn tìm số chia trong phép chia hết, ta sẽ lấy số bị chia và chia cho thương. Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta sẽ lấy số bị chia trừ cho số dư.

Muốn tìm số bị chia có dư ta làm như thế nào?

Muốn tìm số bị chia trong phép chia, ta lấy thương nhân cùng số chia. Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, sau khi nhân thương với số chia thì ta đem cộng với số dư. Trường hợp số bị chia bớt đi phần dư thì khi đó phép chia hết và thương không đổi.

Thế nào là phép chia hết?

Phép chia hết là một khái niệm toán học dùng để mô tả mối quan hệ giữa hai số sao cho phần dư của phép chia của chúng là 0. Đồng thời, khi một số tự nhiên a chia hết cho một số tự nhiên b, ta nói a là bội của b, và b là ước của a.

Một phép chia có số chia là 5 số dư là 1 để phép chia là phép chia hết thì số bị chia tăng thêm bao nhiêu đơn vị?

Vậy cần tăng thêm 4 đơn vị vào số bị chia.

Chủ Đề