Bài hát cá vàng bơi của nhạc sĩ nào năm 2024

- Cô gọi trẻ lại gần cô, cho trẻ chơi trò chơi “ Trốn cô” và cô đưa bình cá vàng ra cho trẻ quan sát.

+ Hỏi trẻ: Cô có gì đây?

+ Bạn cá vàng đáng làm gì đây?

+ Nhà các con có nuôi cá vàng không?

+ Nuôi cá vàng để làm gì ?

- Nuôi cá vàng để làm cảnh đẹp cho ngôi nhà của chúng mình. Nuôi cá vàng còn có nhiều lợi ích khác nữa, để biết cá vàng có ích lợi gì các con cùng lắng nghe cô hát bài hát “ Cá vàng bơi ” sáng tác của chú Hà Hải nhé.

Bước 2: Quan sát, phản hồi – Nghe và QS hát mẫu, trò chuyện về bài hát.

- Cô hát lần 1: Không nhạc thể hiện cử chỉ, điệu bộ.

- Cô hát lần 2: Cô hát kết hợp với đàn.

* Giảng giải nội dung bài hát:

- Chúng mình vừa nghe bài hát gì?

- Bài hát do ai sáng tác?

- Bài hát đã nói về điều gì?

- Con thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?

- Khi cô thể hiện bài hát này, các con thấy thế nào

+ Cá vàng đã làm gì để nước thêm sạch trong?

\=> Cô vừa hát Bài hát “ Cá vàng bơi” sáng tác Hoàng Hà. Bài hát mang giai điệu vui tươi, nhí nhảnh.Nói về con cá vàng bơi tung tăng trong bể nước, ngoi lên lặn xuống để bắt bọ gậy làm cho nước thêm sạch trong.

- Giáo dục trẻ: Cá vàng là con vật có ích vì vậy các con phải bảo vệ: không bắt cá vàng ra khỏi nước vì cá không thể sống thiếu nước, các con không được vứt rác xuống nước hoặc ao hồ…làm ô nhiễm nguồn nước nơi cá sống các con nhớ chưa?

40 năm sáng tác âm nhạc với hơn 90 ca khúc trong đó có đến 50 ca khúc thiếu nhi.

Đặc biệt ca khúc Hoa thơm dâng Bác được chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.

Hoa thơm dâng Bác là bài ca chính thức của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V (năm 2000) và là bài hát truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Bài hát cá vàng bơi của nhạc sĩ nào năm 2024

Nhạc sĩ Hà Hải và các em thiếu nhi. Ảnh: HỮU NGUYÊN

Nhưng ca khúc thiếu nhi đầu tay Suối cá Bác Hồ được nhạc sĩ Hà Hải sáng tác cách đây hơn 40 năm lại là ca khúc viết về Bác nhân kỷ niệm 89 năm ngày sinh của Người (19-5-1890 - 19-5-1979).

Vinh dự nhất cho ông là đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật Bác ngày 19-5-1979, ca khúc Suối cá Bác Hồ được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam và được in trang trọng trên Báo Nhân Dân. Từ đó, bài hát được lan truyền khắp cả nước, cho đến hôm nay vẫn là bài hát “nằm lòng” của nhiều em nhỏ.

Sau đó ông sáng tác hàng loạt ca khúc dành cho thiếu nhi như: Cá vàng bơi, Vì sao chim hay hót, Tiếng chào theo em, Năm cánh sao vui, Hành khúc thiếu nhi Thủ đô...

Nhưng ca khúc đầu tay Hoàng hôn bên sông, bút danh Hà Hải với kỷ niệm về mối tình đẹp. Tác giả Dương Hải viết trên báo Người Hà Nội như sau:

"Cách đây hơn nửa thế kỷ, họ là sinh viên cùng khóa nhưng khác khoa của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chàng thì học khoa Sinh học - Địa lý còn nàng (Nguyễn Bích Hà-PV) học khoa Sinh học - Hóa học.

Mặc dù theo học ngành tự nhiên nhưng Hà Hải có năng khiếu âm nhạc, từ nhỏ đã học violon, guitar và tham gia ban nhạc Cung Thiếu nhi Hà Nội. Ông sáng tác ca khúc đầu tay Hoàng hôn bên sông để tặng bạn gái - người sau này trở thành vợ của mình.

Ca khúc được giới sinh viên thời ấy rất yêu thích. Cũng bởi vì yêu, ông đã lấy tên vợ ghép với tên mình thành bút danh Hà Hải".

Nhạc sĩ Hà Hải

Bài hát cá vàng bơi của nhạc sĩ nào năm 2024

Nhạc sĩ Hà Hải (1951-2020). Ảnh: HỮU NGUYÊN

Ông tên thật Nguyễn Quang Hải, sinh năm 1951 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ông từng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác ca khúc Thủ đô thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội.

Năm 2018, ông được trao Giải thưởng “Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với bài hát Măng non Việt Nam xứng danh cháu ngoan Bác Hồ.

Ngày 9-7-2020 ông qua đời tại Hà Nội hưởng thọ 70 tuổi.

Lễ viếng nhạc sĩ Hà Hải được tổ chức vào 13 giờ 30 - 14 giờ 30 ngày 11-7 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (Hà Nội).

Hội Âm nhạc Hà Nội cho biết, Nhạc sỹ Hà Hải qua đời vào 17 giờ ngày 9/7, hưởng thọ 70 tuổi. Lễ viếng được tổ chức vào hồi 13 giờ 30 đến 14 giờ 30 ngày 11/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Nhạc sỹ của thiếu nhi

Nhạc sỹ Hà Hải tên thật là Nguyễn Quang Hải, sinh ngày 13/1/1951, quê ở thôn Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1972, từng theo học Khoa Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia).

Nhạc sỹ Hà Hải có nhiều năm dạy học tại một số trường phổ thông ở Hà Nội. Năm 1997, ông về làm chuyên viên văn hóa - văn nghệ, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Ông là hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội, Hội Nhạc sỹ Việt Nam và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác ca khúc Thủ đô.

Nói đến Nhạc sỹ Hà Hải là công chúng và giới âm nhạc nghĩ ngay đến người nhạc sỹ của trẻ thơ, bởi trong sự nghiệp 40 năm sáng tác âm nhạc với gần 100 ca khúc ở các thể loại của ông, có đến một nửa là ca khúc dành cho thiếu nhi. Trong số đó, nhiều ca khúc được tuổi thơ cả nước yêu thích như “Cá vàng bơi”, “Vì sao con chim hay hót”, “Hát cùng chú bộ đội”, “Hoa thơm dâng Bác”, “Năm cánh sao vui” (thơ Phong Thu)...

Có thể nói, những năm thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, hàng triệu thiếu nhi Việt Nam đã được nghe, thuộc và hát bài hát “Cá vàng bơi” của Nhạc sỹ Hà Hải: “Hai vây xinh xinh, cá vàng bơi trong bể nước, ngoi lên lặn xuống, cá vàng múa tung tăng. Hai vây xinh xinh, sao mà bơi nhanh thế, cá vàng bắt bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh, cá vàng bắt bọ gậy cho nước thêm sạch trong”. Với giai điệu vui nhộn, lời ca giàu hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc, ca khúc “Cá vàng bơi” đã trở thành bài hát “nằm lòng” của nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam trong gần 40 năm qua.

Ca khúc “Hoa thơm dâng Bác” của ông cũng là một trong những ca khúc được nhiều thiếu nhi yêu thích. “Những cháu ngoan Bác Hồ, khăn hồng bay rực rỡ. Như những bông hoa thơm, hoa đẹp trăm miền. Cùng về đây khoe sắc thắm, cùng về đây ngát hương thơm. Bông hoa ngàn việc tốt, bông hoa học hành chăm, bông hoa chi đội mạnh, để xứng đáng mang tên, cháu ngoan Bác Hồ, là những bông hoa tươi, kính dâng Bác Hồ…”.

Sau này, ca khúc "Hoa thơm dâng Bác" đã được chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 do Báo Thiếu niên Tiền phong, Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức bình chọn năm 1999. Bài hát được chọn là bài ca chính thức của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V (năm 2000) và là bài hát truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Bên cạnh mảng đề tài ca khúc viết cho thiếu nhi, Nhạc sỹ Hà Hải còn sáng tác khí nhạc. Ông là tác giả của một số tác phẩm thính phòng như: "Nhớ rừng" viết cho flute và piano, "Lời ru của dòng sông" viết cho violon và piano…

Người nhạc sỹ yêu nghề

Sinh thời, Nhạc sỹ Hà Hải từng chia sẻ, những năm tháng đi dạy học, ông gắn bó nhiều với hoạt động phong trào Đoàn, Đội, được gặp gỡ và tiếp xúc nhiều với các thế hệ thiếu nhi, giúp ông hiểu được tâm hồn, những ước mơ trong sáng của trẻ thơ. Vì thế, ông luôn suy nghĩ, mong muốn sáng tác những bài hát nói lên tình cảm của các em đối với gia đình, nhà trường, thầy cô và cuộc sống xung quanh… Có lẽ đây cũng là lý do, là nguồn cảm hứng và là chất liệu để Nhạc sỹ Hà Hải cho ra đời những ca khúc hay về thiếu nhi sau này.

Khi nghe các ca khúc viết về thiếu nhi của Nhạc sỹ Hà Hải, giới trong nghề và những người yêu âm nhạc đều có chung nhận xét, các ca khúc viết cho thiếu nhi của ông đều nhẹ nhàng, vui nhộn, lời ca giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát… Những ca khúc đó đã trở thành món quà tinh thần vô giá, góp phần xây đắp tâm hồn đẹp cho nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Thậm chí, có người đã từng ví von rằng, mỗi khi nghe ca khúc của Nhạc sỹ Hà Hải, là một lần được cầm tấm vé để trở về tuổi thơ đáng yêu thuở nào.

Bạn bè, đồng nghiệp và những người từng tiếp xúc với ông đều nhận xét, Nhạc sỹ Hà Hải là người hiền lành, sống tình cảm và rất yêu nghề. Nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long kể, lần anh gặp Nhạc sỹ Hà Hải gần nhất là vào giữa tháng 10 năm ngoái, khi cả hai cùng làm Ban Giám khảo cho Cuộc thi Tiếng hát Chữ thập đỏ Hà Nội 2019, do Hội Chữ thập đỏ Hà Nội tổ chức.

“Khi ấy, Nhạc sỹ Hà Hải vừa hồi sinh sau một trận ốm thập tử nhất sinh, mới ra viện được vài hôm, vẫn còn đang rất yếu. Vì yêu nghề, ông vẫn nhận lời đi chấm thi. Ông bảo là đi cho khỏe. Quả thực với dân âm nhạc, rõ ràng chẳng thứ thuốc tinh thần nào quý hơn chính những giai điệu, tiếng đàn, lời ca và những giây phút được sống trong nghề nghiệp của mình”, Nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long chia sẻ.

Nhạc sỹ Lân Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội đánh giá, trong hoạt động nghề nghiệp, Nhạc sỹ Hà Hải có nhiều bài hát cho thiếu nhi rất hay. Âm nhạc của ông có nét rất riêng, dễ đi vào lòng công chúng. Nhiều sáng tác của ông được trao giải thưởng về âm nhạc. Trong cuộc sống, Nhạc sỹ Hà Hải là người hiền lành, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, được anh em, đồng nghiệp rất yêu quý, kính trọng. "Chính vì thế, khi nghe tin Nhạc sỹ Hà Hải mất, anh em chúng tôi ai nấy đều bất ngờ và rất tiếc thương ông”, Nhạc sỹ Lân Cường bùi ngùi chia sẻ.