Bài tập đọc người công dân số 1 tiếp theo năm 2024

1. Hướng dẫn luyện đọc

1.1. Luyện đọc

- Đọc đúng các từ khó: La-tút-sơ Tơ-rê-vin, Biển Đỏ, A-lê-hấp.

- Đọc lưu loát toàn bài.

1.2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:

  • Súng thần công: súng lớn thời xưa, đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe, có đạn bằng đá, đồng hoặc gang, hình cầu, được nạp từ miệng nòng; tầm bắn xa khoảng hơn 200 mét.
  • Hùng tâm tráng khí: lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ.
  • Tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin: một tàu buôn của người Pháp. Trên chiếc tàu này, năm 1911, Bác Hồ rời Tổ Quốc đi tìm đường cứu nước.
  • Biển Đỏ (còn gọi là Hồng Hải): biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ.
  • A-lê-hấp (tiếng Pháp): lời thúc giục hành động.

- Bố cục: 2 phần

  • Đoạn 1: Từ đầu đến Lại còn say sóng nữa.
  • Đoạn 2: Phần còn lại

- Nội dung: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Luyện đọc diễn cảm:

Mai: - (Với anh Lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi có xin được cho anh chân phụ bếp.

Thành: - Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?

Mai: - Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh phải nghĩ kĩ đi đó. Vất vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì nguười ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi "A lê hấp", cho phăng xuống biển là rồi đời.

Thành: - Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mói mói là đầy tớ cho nguười ta. Đi ngay có đưuợc không, anh?

Mai: - Cũng được.

(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)

Lê: - Này. Còn ngọn đèn hoa kì.

Thành: - Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. Chào anh nhé! (Cùng Mai đi ra cửa)

Lê: - Ch...ào! (Tắt đèn)

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

2.1. Câu 1 trang 11 sgk Tiếng Việt 5

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

Trả lời:

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ vẫn có điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa anh Lê và anh Thành là:

- Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ, vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

- Trái lại, anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước.

2.2. Câu 2 trang 11 sgk Tiếng Việt 5

Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?

Trả lời:

Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ:

- Lời nói:

  • Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước họ…. học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…
  • Làm thân nô lệ… yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…. Đi ngay có được không anh?
  • Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

- Cử chỉ: xòe bàn tay ra: “Tiền ở đây chứ đâu?”

Bài tập đọc người công dân số 1 tiếp theo năm 2024

2.3. Câu 3 trang 11 sgk Tiếng Việt 5

"Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy?

Trả lời:

Người công dân số một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước.

2.4. Câu 4 trang 11 sgk Tiếng Việt 5

Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

3. Tổng kết

Thông qua bài giảng Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo), các em cần nắm được

  • Cách đọc lưu loát toàn bài.
  • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài. Nắm được những ý chính của bài tập đọc: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Lời giải bài tập Tập đọc: Người công dân số Một trang 6 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Người công dân số một - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)

Người công dân số một

Nhân vật:

Anh Thành

Anh Lê

Anh Mai

Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê: - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành: - Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê: - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào…. (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành: - Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi đã ở Phan Thiết cũng đủ sống….

Lê: - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: - Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ anh là người nước nào?

Lê: - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành: - Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê: - Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….

Thành: - À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê: - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành: - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khối.

Lê: - Anh kể chuyện đó làm gì?

Thành: - Vì anh với tôi…. Chúng ta là công dân của nước Việt….

(còn nữa)

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

Nội dung chính Người công dân số Một

Quảng cáo

Bài tập đọc là đoạn trích một vở kịch, trong đó nhân vật Thành và Lê trò chuyện cùng nhau. Nội dung cuộc trò chuyện lủng củng, không được ăn nhập với nhau, vì anh Thành luôn lo nghĩ việc cứu nước, không nghĩ đến kiếm việc làm nữa, và chia sẻ với anh Lê vì họ cùng là công dân nước Việt Nam.

Bố cục bài Người công dân số Một

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đấu đếm Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Đoạn 2: Từ Anh Lê này! đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa

Đoạn 3: Phần còn lại

Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Trả lời:

Anh Lê xin việc cho anh Thành. Anh lại đòi cho anh Thành thêm tiền công (thêm năm hào một tháng), thêm quần áo mặc (hai bộ một năm). Anh giải thích vì anh Thành biết chữ Tàu và tiếng Tây.

Quảng cáo

Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Trả lời:

Anh Thành luôn hỏi anh Lê "Anh là người nước nào?" "Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?" Điều đó chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước.

Câu 3 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy.

Trả lời:

Bốn lời đối thoại cuối giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau. Anh Lê hỏi anh Thành vì sao không xin việc làm ở Sài Gòn nữa? Anh Thành lại nói về sự khác nhau giữa đèn dầu, đèn kì, đèn điện. Anh Lê hỏi anh Thành kể các chuyện đó làm gì? Anh Thành lại nói vì hai người là công dân nước Việt.

Nguyên nhân của sự không ăn khớp này là vì anh Thành luôn nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước, không chú ý câu hỏi của anh Lê.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch trên.

Trả lời:

Học sinh phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch

Chú ý lời thoại của nhân vật Lê: Vui vẻ, hào hứng

Lời thoại nhân vật Thành: Suy tư, trăn trở

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19 khác:

  • Chính tả: Nghe viết Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực (trang 6 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Nghe viết: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực ...
  • Luyện từ và câu: Câu ghép (trang 8 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn nói trên ...
  • Kể chuyện: Chiếc đồng hồ (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ ...
  • Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo) (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước ...
  • Tập làm văn: Luyện tập tả người (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Dưới đây là hai đoạn mở đầu bài văn tả người. Theo em ...
  • Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây ...
  • Tập làm văn: Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) (trang 14 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 2): Đọc hai đoạn kết bài dưới đây và cho biết cách kết bài ở ...

Trắc nghiệm Tập đọc: Người công dân số một (có đáp án)

Câu 1: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

A.Nhập quốc tịch Pháp.

B.Đi du học Pháp.

C.Tìm việc làm ở Sài Gòn.

D.Tìm nhà ở Sài Gòn.

Hiển thị đáp án

Câu 2: Nếu nhận công việc mà anh Lê tìm giúp cho, anh Thành sẽ nhận được những gì?

☐ Cơm nuôi

☐ Mỗi tháng 1 đồng 5 hào

☐ Mỗi năm 2 bộ quần áo

☐Mỗi tháng 1 đồng

☐ Mỗi tháng 1 lần được đi du lịch

Hiển thị đáp án

Câu 3: Khi được anh Thành hỏi “Anh là người nước nào?” thì anh Lê đã trả lời ra sao?

A.“Anh hỏi lạ thật. Tôi là người Việt Nam.”

B.“Tôi chảy trong mình dòng máu đỏ da vàng.”

C.“Tôi là người con của dân tộc Việt Nam.”

D.“Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.”

Hiển thị đáp án

Câu 4: Trong vở kịch có một số câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước. Con hãy điền các từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu đó?

-Chúng ta là Cùng với nhau. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào mình không?

-Vì anh với tôi, chúng ta là

Hiển thị đáp án

Câu 5:Con hãy sắp xếp các câu sau để hoàn thành đoạn hội thoại trong đoạn trích.

Lê: Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Thành: Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba …thì… ờ… anh là người nước nào?

Hiển thị đáp án

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

  • Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
  • Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
  • Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
  • Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án

Các chủ đề khác nhiều người xem

  • Giải Toán lớp 5
  • Văn mẫu lớp 5
  • Bài tập đọc người công dân số 1 tiếp theo năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập đọc người công dân số 1 tiếp theo năm 2024

Bài tập đọc người công dân số 1 tiếp theo năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.