Bài tập kinh tế lượng bảng số liệu năm 2024

Sau 2 chương 1 và 2 đầy sự "ngộp thở" của những công thức của hàm hồi quy tuyến tính hai biến và hồi quy bội, thì sang đến chương 3 chúng ta bắt gặp kiến thức mới là "Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy". Để làm được bài tập chương 3 buộc bạn phải học kiến thức và làm bài tập chương 1 và chương 2 và tất nhiên cũng phải học qua lý thuyết chương 3 [ở link bên dưới]. Làm bài tập chương 3 ngay nào bạn ơi !!

Ôn thi trắc nghiệm KINH TẾ LƯỢNG UEH Ôn thi trắc nghiệm KINH TẾ LƯỢNG NEU ⇒ Học đầy đủ full chương trình TẠI ĐÂY

Một số công thức quan trọng

Bài tập 3.1

Với bảng kết quả 3.1, trong đó Y là chi tiêu, X là thu nhập [triệu đồng], cho a = 5% với mọi kiểm định và khoản tin cậy

Bảng 3.1: Hồi quy chi tiêu theo thu nhập

  1. Hàm hồi quy có phù hợp không ?
  2. Hệ số góc có ý nghĩa thống kế không? Kết quả đó cho biết điều gì ?
  3. Kiểm định giả thuyết cho rằng hệ số chặn không có ý nghĩa thống kê ? Nếu mức ý nghĩa là 1% thì kết luận có thay đổi không ?
  4. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên nằm trong khoảng nào ?
  5. Tiêu dùng tự định tối thiểu bao nhiêu?
  6. Kiểm định giả thuyết cho rằng khuynh hướng tiêu dùng cận biên là trên 0.4
  7. Kiểm định giả thuyết cho rằng tiêu dùng tự định là chưa đến 5 triệu
  8. Ước lượng khoảng biến phụ thuộc khi thu nhập là 31

Bài tập 3.2

Với Q là lượng bán, P là giá bán, PC là giá bán sản phẩm có tính thay thế tạo 20 đại lý. Cho a = 5% với mọi kiểm định và khoảng tin cậy

Bảng 3.2a: Hồi quy Q theo P, PC có hệ số chặn

Hiệp phương sai ước lượng hai hệ số góc = -0.08

  1. Hàm hồi quy có phù hợp không ? Phải chăng cả 2 biến độc lập đều không giải thích cho lượng bán?
  2. Phải chăng cả 2 biến độc lập đều giải thích cho lượng bán ?
  3. Khi giá bán P tăng lên, PC không đổi thì lượng bán có giảm không?
  4. Khi giá bán P tăng lên, PC không đổi thì lượng bán nằm trong khoảng nào?
  5. Khi giá thay thế PC tăng 1 nghìn, P không đổi thì lượng bán có tăng không? Nếu có thì tăng tối đa bao nhiêu?
  6. Kiểm định giả thuyết cho rằng PC tăng 1 đơn vị, P không đổi thì Q tăng hơn 10 đơn vị
  7. Kiểm định giả thuyết cho rằng P tăng 1 đơn vị, PC không đổi thì Q giảm 10 đơn vị
  8. Nếu giá P và PC cùng tăng 1 đơn vị thì lượng bán có thay đổi không? Nếu có thì nằm trong khoảng nào ?
  9. Khi bỏ biến PC khỏi mô hình thì được kết quả ở bảng 3.2b. Bằng kiểm định F, cho biết có nên bỏ biến PC khỏi mô hình không ?

Bảng 3.2b: Hồi quy Q theo P có hệ số chặn

  1. Khi thêm biến PH là giá của loại hàng hóa khác thì hệ số xác định tăng lên 0.986. Vậy có nên thêm biến đó vào mô hình không ?

Bài 3.3

Cho kết quả ước lượng trong bảng 3.3a , với CO là sản lượng ngành xây dựng, GIPG là tổng sản phẩm sản xuất công nghiệp khu vực nhà nước, GIPNG là của khu vực tư nhân, GIPF là khu vực vốn đầu tư nước ngoài [đơn vị: tỉ VND]. Cho a = 5% với mọi kiểm định và khoảng tin cậy

Bảng 3.3a: Hồi quy CO theo GIPG, GIPNG, GIPF có hệ số chặn

Bảng 3.3b: Hiệp phương sai ước lượng các hệ số

  1. Hàm hồi quy có phù hợp không ?
  2. Phải chăng cả 3 biến độc lập đều giải thích cho biến CO ?
  3. Sản lượng công nghiệp khu vực nhà nước tăng 1 tỷ thì CO trung bình tăng trong khoảng nào?
  4. Sản lượng công nghiệp khu vực tư nhân giảm 1 tỷ thì CO giảm tối thiểu trong khoảng nào?
  5. Có thể nói hệ số của biến GIPG lớn hơn 0.5 hay không ?
  6. Có thể cho rằng tác động của GIPG là mạnh hơn tác động của GIPNG hay không ?
  7. Khi chỉ bỏ biến GIPF ra khỏi mô hình thì hệ số xác định của mô hình mới có bằng 0.667. Vậy có nên bỏ biến GIPF đi không ?
  8. Với kết quả ước lượng sau, nhận xét ý kiến cho rằng nên bỏ đồng thời cả 2 biến GIPNG và GIPF khỏi mô hình không ?

Bảng 3.3c: Hồi quy CO theo GIPG có hệ số chặn

Bài 3.4

Với Y là sản lượng, K là vốn, L là lao động, LOG là logarit tự nhiên của các biến. Cho a = 5%

Bảng 3.4: Hồi quy ln[Y] theo Ln[K], Ln[L] có hệ số chặn

Hiệp phương sai ước lượng 2 hệ số góc = 0

  1. Hàm hồi quy có phù hợp không ? các hệ số góc có ý nghĩa thống kê không ?
  1. Vốn tăng 1%, lao động không đổi thì sản lượng tăng trong khoảng bao nhiêu % ? Lao động tăng 1% vốn không đổi thì sản lượng tăng trong khoảng bao nhiêu %?
  1. Kiểm định giả thuyết quá trình sản xuất có hiệu quả tăng theo quy mô

LỜI GIẢI

Bài 3.1

Bài 3.2

Bài 3.3

Bài 3.4

Trên đây là toàn bộ tài liệu về 'Bài tập kinh tế lượng chương 3: Suy diễn thống kê và dự báo từ mô hình hồi quy', hi vọng các bạn đã tìm được thông tin mình mong muốn. Đừng quên để lại bình luận dưới bài viết này hoặc phản hồi về fanpage Onthisinhvien.com để được giải đáp sớm nhất nhé.

Chủ Đề