Bài viết đánh giá bàn phím als 7300 năm 2024

Khi nhận được thiệp viết tay của học sinh Nhật, tôi trân trọng vì nhìn thấy cảm xúc trong từng nét, không chú trọng chuyện chữ đẹp, chữ xấu.

Tác giả Ce Phan là giáo viên tại Nhật Bản, chia sẻ quan điểm về việc có nên gò ép trẻ viết chữ đẹp:

Ngày nay có nhiều cách nhìn khác nhau về giáo dục trẻ em và phần lớn trong số những xu hướng mới đều có ý không muốn cho trẻ học chữ, viết chữ trước khi vào lớp một.

Theo kinh nghiệm dạy học của mình tại Nhật Bản, tôi tin rằng trải nghiệm viết chữ cũng thú vị không kém những kỹ năng khác.

Dạy nội dung gì không quan trọng bằng cách dạy.

Đâu đó có những chia sẻ những cấu trúc xương của trẻ và kết luận rằng trẻ em không nên tập viết chữ vì cấu trúc xương tay chưa sẵn sàng để làm điều đó. Tôi nhận thấy rằng cách viện dẫn nghiên cứu này không thuyết phục bởi vì khi trẻ bắt đầu biết cầm nắm và ngón tay dần trở nên linh hoạt khi lên 3 tuổi đã có thể kiểm soát được những đồ vật dạng que như đũa hoặc bút.

Cũng giống như khi ăn, trẻ có thể không làm cho bàn ăn trông sạch sẽ như người lớn, khi viết trẻ em cũng chỉ có thể bắt đầu bằng những nét nghệch ngoạc trên tờ giấy. Tuy nhiên, nếu dần quen với cảm giác cầm bút thì cuối năm 3 tuổi và bước vào 4 tuổi các bé đã hoàn toàn có thể tập đồ chữ một cách dễ dàng. Trẻ em ở Nhật có vẻ rất hứng thú khi cầm bút bởi vì đưa bút tới đâu thì nét mực chạy theo đó. Một cảm giác thật thú vị phải không.

Chữ viết tay có còn cần thiết khi việc sử dụng các thiết bị máy tính đã quá phổ biến?

Ngày trước viết chứ quá xấu thì gần như sẽ khó lòng được chấp nhận ở môi trường giáo dục. Ngày nay có muốn đòi hỏi hơn thì e cũng khó bởi vì học sinh ít viết chữ hơn trước rất nhiều. Xu hướng này diễn ra ở khắp mọi nơi chứ không chỉ riêng Việt Nam. Ngay cả người thầy cũng ít cầm phấn, cầm bút hơn trước.

Tôi nghĩ có hai điều cần phân định về chuyện viết chữ và đánh máy. Nếu mục đích để lưu trữ thông tin thì quả thật máy tính đã làm quá tốt và nó làm cho việc viết chữ gần như không cần thiết. Nhưng nếu viết chữ nằm ở khía cạnh nhận dạng cá nhân hay cao hơn nữa là nghệ thuật nó vẫn rất hay và thú vị.

Khi tôi dạy chữ cho học trò ở Nhật Bản thì tôi nghiên về khía cạnh thứ hai hơn. Nghĩa là, tôi muốn học sinh trải nghiệm nét chữ và trải nghiệm cảm xúc của mình khi viết.

Cho tới nay tôi vẫn thường xuyên nhận được những lá thư viết tay của học trò trong những dịp đặc biệt trong năm. Nhìn nét chữ tôi có thể tưởng tượng được cảm xúc của người viết và vì thế tôi trân trọng giá trị đó.

Đừng khắt khe về chuyện chữ đẹp, chữ xấu.

Tôi có cảm hứng viết bài này vì đọc được những bài chia sẻ của giáo viên tại Việt Nam rằng học sinh thời nay viết chữ quá xấu. Tôi có hiểu cảm xúc của họ khi không thể đọc được chữ của học trò.

Ở góc độ giáo viên, tôi tin rằng nghề giáo nên có sự đổi mới ít nhất là trong cách nhìn nhận về những phương pháp viết chữ theo kiểu cũ. Ví dụ, thay vì cho học trò viết quá nhiều chữ thì hãy mở ra những cơ hội biểu bị khác như vẽ, thảo luận hoặc thuyết trình.

Thay vì các em viết chữ nhiều nét cong khó thì có thể tối giản hóa loại font chữ để việc viết chữ không còn là gánh nặng. Hay tóm lại, hãy có cách nhìn thoáng và dễ dàng hơn để học trò cảm thấy việc viết chữ là một sở thích chứ không còn là một yêu cầu tối thượng.

Thỉnh thoảng cũng có đồng nghiệp ở Việt Nam liên hệ và hỏi tôi có phải cầm tay học trò để viết chữ không? Tôi trả lời thực là "có" nhưng thường là khi học trò tôi nhờ thì tôi mới làm, ngoài ra tôi cứ để học trò viết và tự nhận định về chuyện viết của mình. Tôi không vội gò ép học trò vào một khuôn phép bởi vì viết chữ là một trong vô số cách mà học trò có thể biểu đạt cho người khác hiểu.

Tóm lại, tôi ủng hộ việc dạy trẻ viết chữ nếu trẻ bắt đầu có hứng thú với việc cầm bút. Nếu xem việc viết chữ là một niềm vui thì sẽ có cơ hội nâng cao nó lên ở tầm nghệ thuật. Quan niệm chữ đẹp hay chữ xấu có thể làm trói buộc cách học sinh thể hiện ý chí của mình. Thay vì đó hay làm tối giản câu chữ và tạo ra những cơ hội thể hiện khác cho học trò.

Bạn tôi, một doanh nhân bận rộn, quyết định lùi chuyến công tác nước ngoài lại một ngày, đi xem bằng được phim "Đào, phở, và piano" để tự kiểm chứng xem bên nào có lý hơn trong cuộc chiến quan điểm đang diễn ra trên mạng xã hội.

Giữa muôn vàn lý do để thưởng thức tác phẩm điện ảnh, chúng ta có thêm một lý do mới lạ: xem vì mạng xã hội cãi nhau. Theo lý thuyết marketing cổ điển, đây là tiếp thị bằng truyền miệng (hiệu quả cao và gần như miễn phí) hoặc kiểu quảng cáo bằng vấn đề gây tranh cãi.

Nhưng điều làm tôi chú ý là cuộc tranh cãi này chứa đựng đa dạng thông tin tiêu cực điển hình của mạng xã hội: tin giả, sự kiện ngụy tạo (alternative fact); và đặc biệt là phân cực phe phái (polarization) khi cố đặt bộ phim vào bối cảnh nặng tính yêu/ghét: chủ nghĩa thực dân, thị trường hóa điện ảnh...

Một sự kiện văn hóa xã hội không quá hệ trọng cũng gây ra sự chia rẽ sâu như vậy thì những sự kiện hệ trọng hơn sẽ gấp bội lên mức nào; hay trên mạng xã hội, lòng người lúc nào cũng sẵn sàng chia phe?

Câu hỏi tương tự cũng xuất hiện trong cuốn Cỗ máy hỗn loạn (The Chaos Machine) - xuất bản năm 2022 của Max Fisher, ký giả chuyên theo dõi các vấn đề chính trị quốc tế cho tờ New York Times. Cuốn sách mở đầu từ câu chuyện bài đăng của các hội nhóm chống tiêm vaccine bỗng xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Cứ lũy tiến dần theo thời gian, tác giả bàng hoàng nhận ra mối liên hệ giữa bài đăng tiêu cực trên mạng xã hội với những cuộc thảm sát có yếu tố chính trị ở Myanmar và Sri Lanka.

Fisher cho rằng thuật toán phân phối tin tức - cơ chế tự động quyết định cái gì sẽ xuất hiện trên bảng tin (newsfeed) của cá nhân giữa hàng vạn bài đăng - đang ưu tiên cho các tin tức có tính chia rẽ. Tại sao tin tức gây chia rẽ lại cuốn hút con người tương tác trực tuyến đến vậy?

Về kỹ thuật, các thuật toán có ưu tiên cho tin tức chia rẽ bởi một bà mẹ sẵn lòng tin tưởng vào vaccine có thể không dành nhiều thời gian cho mạng xã hội. Nhưng khi tin tức về chống vaccine xuất hiện, bà mẹ đó sẽ phải đọc, phải tương tác để phản đối những quan điểm trái ngược nhằm khẳng định lại niềm tin của mình cũng như bảo vệ cộng đồng (một trẻ không tiêm vaccine có thể mắc bệnh rồi lây nhiễm cho các trẻ còn lại). Sự bất đồng nhanh chóng bùng phát thành phẫn nộ khi cuộc tranh cãi về khoa học sớm chuyển sang công kích cá nhân, công kích niềm tin, tín ngưỡng của nhau... do mạng xã hội chẳng có quy định cứng nào về tranh luận.

Lượng tương tác tăng nhanh và các cỗ máy phân phối tin tức tin rằng mình đã thành công cả về lượng lẫn chất (tăng cả các tin tức về khuyến khích vaccine). Chúng tiếp tục vòng lặp kỹ thuật đó.

Nhưng về mặt xã hội, hệ quả phức tạp hơn. Dần dần người dùng sẽ bị bao vây bởi các tin tức gây chia rẽ; họ sẽ thấy mạng xã hội của mình thành cộng đồng "đạo đức", ngập tràn các tin tức có tính xúc phạm, những lời kêu gọi "thánh chiến" để bảo vệ những gì cộng đồng tin là đúng, khỏi những kẻ thù vô hình sau bàn phím. Những cuộc chiến ấy dần hình thành nên nhân dạng số (digital persona) của bạn, khiến bạn có xu hướng rơi sâu vào việc nhìn tin tức nào cũng thành chia phe tranh cãi. Những thông tin tự thân (không chứa tính phân cực), dần dần và vô hình, biến mất khỏi bảng tin mạng xã hội của bạn.

Một nghiên cứu từ Đại học New York phân tích hơn 500.000 tin nhắn về các vấn đề chính trị nóng bỏng (ví dụ: biến đổi khí hậu, kiểm soát súng, LGBTQ) trên Twitter. Đối với mỗi từ mang tính cảm xúc đạo đức mà mọi người sử dụng trong tin nhắn, khả năng được người khác đăng lại tin nhắn đó cao hơn từ 15 đến 20%.

Nghiên cứu này với dữ liệu Facebook cũng chỉ ra việc bổ sung tên phe nhóm, đảng phái vào bài đăng sẽ tăng tỷ lệ bài đăng đó được chia sẻ lên 67% và tăng số lượng phản ứng "tức giận".

Dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định thuật toán là tác nhân chính yếu gây nên tình trạng trên, hay chúng là quy trình không thể đảo ngược, đa số khẳng định rằng mạng xã hội có vai trò nhất định. Các nhà sáng lập mạng xã hội đã có nhiều hứa hẹn chấm dứt thuật toán có tính chia rẽ, nhưng tình hình chưa được cải thiện là bao.

Từ góc độ xã hội, cơn phẫn nộ đạo đức trực tuyến này gây cản trở nghiêm trọng cho nhận thức và hành động của cộng đồng. Sự tác động của cảm xúc, hạ thấp và đơn giản hóa vấn đề thành hai mặt đúng - sai hạn chế cách tiếp cận theo hướng đa dạng góc nhìn và các phương hướng giải quyết. Người dùng ít quan tâm đến chất lượng tin tức mà chú trọng vào thang đo của sự phẫn nộ. Tất cả cản trở cộng đồng đưa ra một tầm nhìn chung, cùng phát triển trong đa dạng.

"Rã cực" (thoát khỏi tình trạng phân đôi mọi thứ) thành cái đích mà cả chính quyền, xã hội, công ty công nghệ và cá nhân hướng đến. Nhưng con đường có vẻ ngày một dài thêm trong thời đại của thuật toán gây phẫn nộ. Từ góc độ người dùng mạng xã hội, mỗi bài đăng đều có thể tác động đến nền tin tức chung của cộng đồng trực tuyến, và khi ảnh hưởng đó là tiêu cực, tác động ngược lại với mỗi cá nhân sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Cuộc chiến quan điểm trên mạng xã hội đem khán giả đến cho Đào, phở và piano; nó cũng đồng thời mang đến cho người dùng một cơ hội để ngẫm nghĩ: ta có đủ tỉnh táo, để không lún quá sâu vào những cuộc tranh cãi không hồi kết trên các nền tảng online?