Bán cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền

2. Nếu một công ty xin hủy niêm yết mà mình có nắm giữ cổ phiếu công ty đó, thì sau khi hủy niêm yết công ty sẽ thanh toán cho mình số tiền theo giá trị sổ sách? Ví dụ: giá thị trường 6.000 đồng/cổ phiếu, giá trị sổ sách là 18.000 đồng/cổ phiếu. Nếu mình nắm giữ 1.000 cổ phiếu thì công ty đó sẽ thanh toán 6.000.000 hay 18.000.000 đồng?

3. Nếu công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu thì sau bao lâu cổ phiếu đó mới vào tài khoản của mình?

4. Công thức tính giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu?

Một vài thắc mắc. Mong nhận được hồi âm của quý báo.

[Darren.yang92@...]

- Trả lời:

1. Khi cổ phiếu được thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt, thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền hay chính xác hơn gọi là ngày giao dịch mà bên mua không hưởng quyền, giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị cổ tức được chia.

Ví dụ: cổ phiếu trên sàn HoSE có giá thị trường là 15.000 đ/cp vào cuối ngày giao dịch trước đó, được thông báo chia cổ tức 1.000 đồng/cp, thì vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá tham chiếu đầu ngày của cổ phiếu sẽ còn 14.000 đ/cp. Vào ngày giao dịch không hưởng quyền đó, nếu bạn đang nắm giữ cổ phiếu và bán nó đi trong ngày này thì bạn vẫn được nhận cổ tức, còn người mua thì không nhận được cổ tức.

2. Theo quy định của Luật chứng khoán và các văn bản có liên quan, nếu một công ty xin hủy niêm yết thì công ty đó vẫn là công ty đại chúng và cổ phiếu công ty đó sẽ được đăng ký giao dịch trên sàn UpCOM. Giá cả giao dịch cổ phiếu trên sàn UpCOM sẽ do thị trường quyết định.

Hiện nay không có văn bản nào quy định khi công ty hủy niêm yết thì công ty hoặc cổ đông lớn buộc phải mua lại cổ phiếu từ cổ đông nhỏ lẻ. Chính vì lẽ đó, khi doanh nghiệp hủy niêm yết thì quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ bị thiệt hại nặng nề vì giá cổ phiếu thường giảm mạnh, điển hình là trường hợp của ORS và DCC.

3. Theo quy định của Luật chứng khoán, nếu công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng thì công ty phải chuyển giao chứng khoán cho người mua trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Đối với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thời gian doanh nghiệp tiến hành các thủ tục để niêm yết số cổ phiếu mới phát hành đó dao động 30-60 ngày.

Như vậy sau khoảng 30-60 ngày, cổ phiếu được chia đó mới về đến tài khoản của bạn. Tại thời điểm cổ phiếu được niêm yết bổ sung và về đến tài khoản của bạn, giá cổ phiếu có thể biến động rất lớn so với thời điểm chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

4. Giá tham chiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu được tính bằng: giá giao dịch cuối ngày hôm trước chia cho 1+ tỉ lệ cổ tức được chia bằng cổ phiếu.

Ví dụ: công ty ABC niêm yết trên HoSE thông báo chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỉ lệ 2:1, giá cuối ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền là 30.000 đồng/cp, thì giá tham chiếu vào đầu ngày giao dịch không hưởng quyền là 30.000/[1+ ½] = 20.000 đồng.

Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục mua bán, góp vốn doanh nghiệp hoặc bài vở cộng tác, bạn đọc gửi về mục "Tư vấn chứng khoán" tại địa chỉ: .

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ Unicode]. Chân thành cảm ơn.

Tuổi Trẻ Online

Thạc sĩ LÊ VĂN THÀNH[Công ty đào tạo đầu tư FST]

Khi bạn xem thông tin về lịch trả cổ tức của một doanh nghiệp bạn sẽ thấy ghi ngày giao dịch không hưởng quyền, ngay đăng ký cuối cùng… Vậy chúng có ý nghĩa như nào trong giao dịch mua bán chứng khoán

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức [cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phiếu] , quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với giá ưu đãi, quyền tham dự Đại Hội Cổ Đông…

Ngày chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng khoán chính là ngày đăng ký cuối cùng, là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền lợi cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với giá ưu đãi [mua rẻ hơn giá thị trường đang giao dịch]…

Quy định hiện nay, bắt đầu từ 1/1/2016, với các giao dịch chứng khoán bình thường, với thời hạn thanh toán là T+2, nghĩa là thời hạn thanh toán là 2 ngày chỉ tính các ngày giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 . Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch [mua/bán] đến ngày nhận được chứng khoán/tiền về đến tài khoản là 2 ngày [ngày giao dịch tính là ngày T+0]. Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 1 ngày trước ngày đăng ký sở hữu [đăng ký cuối cùng] sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.

Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền chứng khoán[cổ tức..]. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ mới sở hữu vào trước ngày chốt quyền.

VD: 1 công ty A công bố tạm ứng cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 20%. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày thứ 4 ngày 10/05 ngày đăng kỹ cuối cùng là ngày thứ 5 ngày 11/05. Thì tất cả các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu A từ ngày 9/05 sẽ được hưởng các quyền nhận cổ tức 20% = 2000 đồng

Ngày thanh toán trên thông báo là ngày cổ tức bằng tiền mặt [hoặc bằng cổ phiếu] sẽ tự về tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư.

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn thường thắc mắc về một số vấn đề như ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Có nên mua cổ phiếu vào ngày này không? Vì đa số chúng ta đều ưu tiên mua vào ngày được hưởng quyền cổ tức. Vậy đâu mới là sự lựa chọn ưu thế hơn, hãy tham khảo bài viết sau của ngân hàng số Timo để biết thêm chi tiết!

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền được định nghĩa là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp. Chẳng hạn như quyền tham dự đại hội cổ đông, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền nhận cổ tức,… Ngày giao dịch không hưởng quyền là một ngày trước khi chốt danh sách nhận cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ không được hưởng một số quyền lợi có liên quan gì từ doanh nghiệp [Nguồn: Internet]

Ngày đăng ký cuối cùng là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày mà Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền liên quan cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, khi có tên trong danh sách này thì người sở hữu sẽ có quyền mua cổ phiếu phát hành thêm và quyền nhận cổ tức.

Ngày giao dịch không hưởng quyền được biết là ngày làm việc vào trước ngày đăng ký cuối cùng. Vì vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng trúng vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào ngày thứ sáu của tuần trước. Nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì người mua cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng

Để hiểu hơn về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng, bạn có thể tham khảo chi viết tại ví dụ sau:

Nếu ngày 8/2 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/2 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi vì:

  • Khi bạn mua chứng khoán ngày 6/2, thì ngày chứng khoán về là vào ngày 7/2. Nghĩa là khi chốt quyền, bạn sẽ được có tên trong danh sách cổ đông.
  • Khi bạn mua chứng khoán vào ngày 7/2 thì chứng khoán về tài khoản là vào ngày 9/2, sau ngày đăng ký cuối cùng và bạn sẽ không được hưởng quyền.

Việc xác định rõ hai trường hợp này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn hơn khi đầu tư.

Khi hoạt động trả cổ tức bằng cổ phiếu thì thị giá cổ phiếu sẽ được chỉnh sửa sau khi chốt quyền, giảm tương ứng so với tỷ lệ chia. Việc sở hữu cổ phiếu sau hay trước ngày chốt quyền đều không đổi bởi thị giá điều chỉnh. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư sẽ ưu chọn việc mua cổ phiếu sau chốt quyền để tránh việc phải chờ thời gian lâu thì cổ tức mới về tài khoản.

Ví dụ cụ thể về ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng [Nguồn: Internet]

Có nên mua cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền?

Ưu điểm khi mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền

Khi bạn mua cổ phiếu vào ngày này sẽ không được hưởng một số quyền lợi, nhưng bù lại, giao dịch vào ngày không hưởng quyền sẽ có một số ưu điểm như:

  • Giá cổ phiếu thường sẽ giảm vì nhu cầu mua không còn cao như ngày giao dịch hưởng quyền.
  • Bạn sẽ được chủ động về cổ phiếu, có thể bán hoặc mua cổ phiếu ngay khi nó về tài khoản. Còn đối với cổ phiếu hưởng quyền, bạn cần phải chờ 1 thời gian mới có thể bán ra được. Cụ thể bạn phải chờ ngày tiến hành chia cổ tức thì có thể bán được cổ phiếu. Tuy vậy, vào thời điểm đó cổ phiếu sẽ có sự giảm giá, yếu hay mạnh còn tùy vào cổ phiếu.

Giá cổ phiếu vào giao dịch không hưởng quyền sẽ giảm [Nguồn: Internet]

Giá cổ phiếu tăng hay giảm vào ngày không hưởng quyền?

Đa phần thì các nhà đầu tư lựa chọn mua cổ phiếu vào ngày giao dịch được hưởng quyền vì họ mong muốn nhận được cổ tức khi công ty chia cổ tức. Tuy vậy, đây được xem là cách suy nghĩ chưa có sự hiểu rõ về thị trường chứng khoán.

Nếu bạn chọn mua cổ phiếu vào ngày không hưởng quyền cũng là một điều hợp lý và sáng suốt. Vì giá cổ phiếu vào ngày này sẽ thấp hơn so với ngày hưởng quyền, nếu mua giá cổ phiếu thấp thì sau ngày chia cổ tức, giá của nó cũng sẽ không chênh lệch quá lớn.

Như vậy bạn đã có thể hiểu ngày giao dịch không hưởng quyền là gì thông qua bài viết trên. Khi hiểu rõ ý nghĩa của những mốc thời gian quan trọng khi giao dịch sẽ giúp bạn kiểm soát được kế hoạch đầu tư của mình. Ngoài việc tham gia đầu tư sinh lời vào thị trường chứng khoán, bạn cũng có thể đặt số tiền nhàn rỗi của mình vào các Quỹ mở do VinaCapital quản lý. Đây là công ty Quản lý Quỹ có mặt lâu đời tại Việt Nam, những kinh nghiệm kỳ cựu của đội ngũ chuyên gia tại đây sẽ giúp các nhà đầu tư được hưởng mức lợi nhuận ổn định và an toàn hơn.Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?

4 giải pháp đầu tư Quỹ mở phù hợp với khẩu vị rủi ro khác nhau của nhà đầu tư hiện đang có mặt trên app Timo gồm có:

  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam [VESAF].
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh [VEOF].
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng [VIBF].
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh [VFF].

Xem thêm: Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các quỹ VinaCapital:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm [2021] [%]Lợi nhuận 1 năm [%]Lợi nhuận trung bình 3 năm [%]Lợi nhuận trung bình 5 năm [%]Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập
VFF [Thành lập ngày 01-04-2013]6,87,17,07,37,6
VIBF [Thành lập ngày 02-07-2019]37,042,419,6
VEOF [Thành lập 01-07-2014]57,069,224,217,214,1
VESAF [Thành lập ngày 18-04-2017]68,083,231,123,2
Nguồn: VinaCapital

Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng theo dõi quy trình một cách công khai và minh bạch tại app Timo. Mọi thắc mắc của bạn khi tham gia đầu tư đều được Timo giải đáp một cách nhanh chóng và rõ ràng.Tải app Timo Digital Bank ngay để số tiền được sinh lời an toàn và hiệu quả!

Đầu tư tích lũy VinaCapital
Gia tăng thu nhập cùng Timo

Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu.
Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro.
Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ.
Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.


Video liên quan

Chủ Đề