Thành phần của dịch mạch rây

Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp

A. ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.

B. ở lá và một số ion khoáng ở rễ.

C. ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.

D. ở rễ và nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0 đến 8,5.

Lời giải

Mạch rây vận chuyển các chất theo chiều từ lá xuống rễ và các cơ quan khác của cây; thành phần dịch vận chuyển là các chất hữu cơ, chủ yếu saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật… và một số ion khoáng được sử dụng lại.

Đáp án A

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:

- Dòng mạch gỗ [dòng đi lên]: vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.

- Dòng mạch rây [dòng đi xuống]: vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…

I. DÒNG MẠCH GỖ

1. Cấu tạo của mạch gỗ

- Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan.

- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong $ \rightarrow$ Dòng vận chuyển dọc.

- Quản bào và mạch ống xếp sát vào nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia $ \rightarrow$ Dòng vận chuyển ngang.

- Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ

- Chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ [axit amin, amit, vitamin…].

3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ

Là sự phối hợp của 3 lực:

- Lực đẩy [áp suất rễ].

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

II. DÒNG MẠCH RÂY

1. Cấu tạo của mạch rây

- Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.

2. Thành phần của dịch mạch rây

- Chủ yếu là đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác [như ATP…], một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.

3. Động lực của dòng mạch rây

- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [lá] và cơ quan chứa [rễ, củ, quả…].

- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.


Page 2

SureLRN

Thành phần dịch mạch rây của cây chủ yếu gồm các chất hữu cơ được tổng hợp


A.

 ở lá và một số ion khoáng được sử dụng lại.    

B.

ở lá và một số ion khoáng ở rễ.

C.

ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.

D.

ở rễ và nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0 đến 8,5.

Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là:


A.

B.

C.

D.

Cấu tạo mạch rây, thành phần, động lực đẩy của dòng mạch rây

Dòng mạch rây [còn gọi là dòng đi xuống] vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+ , Mg2+ … từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ [rễ, hạt, củ, quả…]

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

- Đặc điểm

   + Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.

   + Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác [như ATP...], một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [nơi saccarôzơ được tạo thành] có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa [nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ] có áp suất thẩm thấu thấp.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

Tế bào mạch gỗ của cây gồm

Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu:

Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyên trong mạch rây?

Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa

Tại sao mạch gỗ là các tế bào chết?

Tại sao mạch rây phải là tế bào sống?

Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là

Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là Hoocmôn thực vật, axit amin, vitamin, ion kali và saccarôzơ

Cùng Top lời giải trả lời chính xác câu hỏi: “Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là [Sinh học 11]” với phần giải thích hay từ các thầy cô giáo đồng thời ôn lại những kiến thức đầy đủ, hay nhất, qua đó là tài liệu bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức

Trắc nghiệm: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là [Sinh học 11]

A. Hoocmôn thực vật

B. Axit amin, vitamin và ion kali

C. Saccarôzơ

D. Cả A, B và C

Trả lời

Đáp án đúng: D. Cả A, B và C

Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là Hoocmôn thực vật, axit amin, vitamin, ion kali và saccarôzơ

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Tìm hiểu chung về mạch rây

Mạch râyhaylibe là mộtmôsống trongthực vật có mạchđể vận chuyển những hợp chất hữu cơ hòa tan doquang hợptạo ra [còn được gọi là chất đồng hóa], đặc biệt là đườngsaccarose,đến các bộ phận của cây cần thiết. Quá trình vận chuyển này được gọi là chuyển vị.Ở cây, libe là lớp trong cùng củavỏ cây, do đó tên gọi được chuyển từtiếng Hy Lạpφλοιός[phloios] nghĩ là "vỏ cây". Thuật ngữ phloem lần đầu đượcCarl Nägeligiới thiệu vào năm 1858

2. Cấu tạo của mạch rây

Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm

a] Ống rây

Các ống rây là dạng tế bào có chức năng vận chuyển đường trong cây.Khi trưởng thành, chúng không có nhân và có rất ít bào quan, do đó chúng dựa vào những tế bào kèm hoặc tế bào đản bạch cho phần lớn các nhu cầu trao đổi chất. Trước khi trưởng thành, tế bào ống rây cũng có không bào và các bào quan khác, chẳng hạn như ribosome, nhưng khi trưởng thành thì những bào quan này di chuyển về vách tế bào và tiêu biến; điều này để đảm bảo rằng các chất lưu ít bị cản trở khi di chuyển. Một trong số ít các bào quan vẫn còn trong các ống rây khi trưởng thành là mạng lưới nội chất có thể thấy ở màng plasma, thường ở gần plasmodesmata [ống nối các tế bào] để liên kết với những tế bào kèm hoặc tế bào đản bạch. Tất cả các tế bào rây đều có những lỗ ở hai đầu, được tạo thành từ sự biến đổi và phình ra của plasmodesmata, được gọi làmặt rây. Các lỗ được cố định bởi một polysaccharide gọi là callose

b] Tế bào kèm

- Chức năng trao đổi chất của các cơ quan trong ống rây phụ thuộc mật thiết vàocác tế bào kèm, một thể chuyên biệt hóa của tế bào nhu mô. Tất cả các chức năng của tế bào ống rây được thực hiện bởi tế bào kèm [nhỏ hơn nhiều]. Một tế bào thực vật có nhân điển hình thường có nhiều ribosom và ty thể hơn tế bào kèm. Tế bào chất của một tế bào kèm được liên kết với tế bào ống rây thông qua plasmodesmata.[5]Vách tế bào chung giữa tế bào ống rây và tế bào kèm có nhiều plasmodesmata.

- Có 2 loại tế bào kèm.

+ Tế bào kèm thông thường, có vách trơn và có ít hoặc không có những ống nối plasmodesmata với các tế bào khác ngoại trừ với tế bào ống rây.

+ Tế bào chuyển tiếp, có vách nhiều nếp gấp liền kề với các tế bào không rây, để tăng diện tích trao đổi. Chúng có chức năng bơm chủ động [cần năng lượng] các chất hòa tan từ các vách tế bào.

- Đặc điểm

+ Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.

+ Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

3. Thành phần của dịch mạch rây

Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác [như ATP...], một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

>>> Xem thêm: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?

4. Động lực của dòng mạch rây

- Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây.

- Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn [nơi saccarôzơ được tạo thành] có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa [nơi saccarôzơ được sử dụng hay dự trữ] có áp suất thẩm thấu thấp.

5. Chức năng của mạch rây

- Không giống nhưmạch gỗ[được cấu tạo chủ yếu bằng các tế bào chết], mạch rây được cấu tạo từ những tế bào còn sống và vận chuyểnnhựa sống. Nhựa sống là một dung dịch có dung môi là nước, nhưng giàu các chấtđườngđược tạo ra từ quang hợp. Những chất đường này được vận chuyển đến những bộ phận không có khả năng quang hợp của cây, chẳng hạn như rễ, hoặc đưa vào những cấu trúc dự trữ, tỉ dụ nhưcủhoặcthân hành.

- Suốt quá trình sinh trưởng của cây, thường trong mùa xuân, các cơ quan dự trữ như rễ sẽ là nguồn cung cấp đường, và những phần đang phát triển của cây sẽ là nơi mà đường dịch chuyển đến. Sự chuyển dịch trong mạch rây là đa hướng, trong khi ở tế bào mạch gỗ là một chiều [hướng lên].

- Sau giai đoạn sinh trưởng, khi cácmô phân sinhkhông hoạt động,lálà nguồn cung cấp đường, và đường sẽ được chứa ở các bộ phận dự trữ. Các cơ quan mang hạt đang phát triển luôn là những nơi chứa đường. Bởi vì dòng chảy đa hướng, thêm vào đó vì nhựa sống không thể di chuyển dễ dàng giữa các ống rây, do đó không có gì lạ khi nhựa trong các ống rây liền kề chảy ngược hướng nhau.

Video liên quan

Chủ Đề