Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024

Hà Nội: Tầng 4 số 61-63 Đường Khuất Duy Tiến - Phường Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội

TP.Hồ Chí Minh: Số 143/2 Phan Huy Ích - Phường 15 - Quận Tân Bình

Hotline/Zalo: 0981039959

[email protected]

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024

Kết nối với chúng tôi

FREESHIP

Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng từ 300.000 vnđ

SHIP COD

Nhận hàng và thanh toán tiền tại nhà

Dịch vụ tốt nhất

Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu của chúng tôi

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106957536 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 27/08/2015, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 05/01/2018

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Với Bài tập nhận biết và phân biệt các chất vô cơ và cách giải môn Hóa học lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.

Bài tập nhận biết và phân biệt các chất vô cơ và cách giải

  1. Lý thuyết và phương pháp giải

- Dựa vào tính chất hoá học và các dấu hiệu nhận biết các hợp chất vô cơ (kết tủa, khí, đổi màu dung dịch…) đã được học để tiến hành nhận biết các hợp chất vô cơ.

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết các chất thường gặp:

Hoá chất

Thuốc thử

Hiện tượng

Phương trình minh hoạ

- Axit

-Dd bazơ

Quỳ tím

- Quỳ tím hoá đỏ

- Quỳ tím hoá xanh

Gốc sunfat (SO4)

- BaCl2

-Ba(OH)2

Tạo kết tủa trắng không tan trong axit mạnh

H2SO4 + BaCl2 →BaSO4↓+ 2HCl

Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4↓+2NaOH

Gốc sunfit (SO3)

- BaCl2

- Axit

- Tạo kết tủa trắng.

- Tạo khí không màu, mùi hắc.

Na2SO3 + BaCl2 →BaSO3↓+ 2NaCl

Na2SO3 + 2HCl→BaCl2 + SO2 ↑+ H2O

Gốc cacbonat (CO3)

- Axit

- BaCl2

-Tạo khí không màu.

-Tạo kết tủa trắng.

CaCO3 +2HCl→ CaCl2 + CO2 ↑+ H2O

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl

Gốc clorua (Cl)

AgNO3

Tạo kết tủa trắng

HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Muối sunfua (S)

Pb(NO3)2

Tạo kết tủa đen.

Na2S + Pb(NO3)2 →PbS↓+ 2NaNO3

Muối sắt (II)

Dung dịch kiềm (NaOH; KOH ...)

Tạo kết tủa trắng xanh, sau đó bị hoá nâu ngoài không khí.

FeCl2 + 2NaOH→ Fe(OH)2↓ + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O →4Fe(OH)3↓

Muối sắt (III)

Tạo kết tủa màu nâu đỏ

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl

Muối magie

Tạo kết tủa trắng

MgCl2 + 2NaOH→Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Muối đồng

Tạo kết tủa xanh lam

Cu(NO3)2 + 2NaOH →Cu(OH)2↓ + 2NaNO3

Muối nhôm

Tạo kết tủa trắng, tan trong kiềm dư

AlCl3 + 3NaOH→ Al(OH)3 ↓+ 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH (dư) →NaAlO2 + 2H2O

Một số khí hay gặp:

KHÍ

THUỐC THỬ

HIỆN TƯỢNG

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC MINH HỌA

1

SO2

- dd Br2

- dd KMnO4

- Mất màu nâu đỏ

- Mất màu tím

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

5SO2+2KMnO4+2H2O→2MnSO4+K2SO4 +2H2SO4

2

CO2

Ca(OH)2 dư/Ba(OH)2 dư

trắng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O

3

CO

CuO, to

CuO đen đỏ, khí bay ra làm đục dd Ca(OH)2

CuO (đen) + CO

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024
Cu (đỏ) + CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

4

Cl2

- quỳ tím ẩm

- dd KI, hồ tinh bột.

- Quỳ tím ẩm chuyển đỏ sau đó mất màu

- Làm xanh hồ tinh bột

- Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

Lúc đầu quỳ tím chuyển đỏ sau đó nhanh chóng mất màu do tác dụng tẩy màu của HClO

-Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột.

5

H2

CuO, to

CuO đen →đỏ

CuO (đen) + H2

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024
Cu (đỏ) + H2O

6

O2

Que đóm còn tàn đỏ

Que đóm bùng cháy

C + O2

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024
CO2

- Để giải một bài tập phân biệt/ nhận biết các chất vô cơ ta thường tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Trích mẫu thử (có thể đánh số các ống nghiệm để tiện theo dõi).

+ Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (tuỳ theo yêu cầu của đề bài: thuốc thử tuỳ chọn, hạn chế hay không dùng thuốc thử nào khác).

+ Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát, rút ra kết luận đã nhận ra hoá chất nào.

+ Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.

- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.

- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3

⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Ví dụ 2: Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.

Lời giải:

Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.

Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024

III. Bài tập tự luyện

Bài 1 Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

  1. K2SO4
  1. Ba(OH)2
  1. NaCl
  1. NaNO3

Bài 2: Để nhận biết 2 lọ mất nhãn đựng CaO và MgO ta dùng:

  1. HCl
  1. H2O
  1. HNO3
  1. Quỳ tím khô.

Bài 3: Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng:

  1. Giấy quỳ tím ẩm
  1. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
  1. Than hồng trên que đóm
  1. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Bài 4: Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp (O2, CO2), người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch chứa:

  1. HCl
  1. Ca(OH)2
  1. Na2SO4
  1. NaCl

Bài 5: Có 3 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl. Dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết được chúng ?

  1. Quỳ tím
  1. Dung dịch phenolphtalein
  1. CO2
  1. Dung dịch NaOH

Bài 6: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch của 3 chất: HCl, Na2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?

  1. Dung dịch BaCl2
  1. Quỳ tím
  1. Dung dịch Ba(OH)2
  1. Zn

Bài 7: Thuốc thử để nhận biết ba lọ mất nhãn chứa riêng biệt 3 dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl là:

  1. Phenolphtalein.
  1. Dung dịch NaOH.
  1. Dung dịch Na2CO3.
  1. Dung dịch Na2SO4.

Bài 8: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?

  1. Muối NaCl
  1. Nước vôi trong
  1. Dung dịch HCl
  1. Dung dịch NaNO3

Bài 9: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:

  1. Mg
  1. Cu
  1. Fe
  1. Au

Bài 10: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng:

  1. Quỳ tím
  1. Dung dịch Ba(NO3)2
  1. Dung dịch AgNO3
  1. Dung dịch KOH

Đáp án tham khảo:

1B

2B

3B

4B

5A

6B

7C

8B

9B

10D

Câu 11: Để làm sạch dung dịch aluminium(III) nitrate có lẫn tạp chất zinc(II) nitrate. Ta dùng kim loại

  1. Hg.
  1. Cu.
  1. Ag.
  1. Al.

Câu 12: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu NaOH, HCl, NaCl ta dùng

  1. quì tím.
  1. dung dịch Ba(NO3)2.
  1. dung dịch NaNO3.
  1. dung dịch KOH.

Câu 13: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 là

  1. dung dịch K2SO4 .
  1. dung dịch Ba(NO3)2.
  1. dung dịch NaCl.
  1. dung dịch NaNO3.

Câu 14: Thuốc thử dùng để nhận biết 4 dung dịch NaCl, NaI, NaBr, NaF là

  1. dung dịch NaNO3.
  1. dung dịch Ca(NO3)2.
  1. dung dịch AgNO3.
  1. dung dịch HNO3.

Câu 15: Nhỏ từ từ dung dịch A vào dung dịch B chứa Na2SO4 và NaCl thu được kết tủa. A không thể là

  1. dung dịch AgNO3.
  1. dung dịch Ba(NO3)2.
  1. dung dịch Ba(OH)2.
  1. dung dịch NaOH.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

  • Bài tập Oxit bazo tác dụng với axit
  • Bài tập oxit axit tác dụng với bazơ
  • Bài tập axit tác dụng với bazo
  • Bài tập muối tác dụng với muối
  • Bài tập muối tác dụng với axit

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

  • Giải bài tập Hóa học 9
  • Giải sách bài tập Hóa 9
  • Đề thi Hóa học 9
  • Wiki 200 Tính chất hóa học
  • Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024

Bằng dấu hiệu nhận biết các chất hóa học năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.