Bảng phân chia các giai đoạn văn học trung đại

1.Có mấy giai đoạn phát triển của văn học trung đại?

2.Trình bày thành tựu chung của từng giai đoạn văn học kể trên.


Câu hỏi: Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại?

Trả lời:

1. Chặng 1: [Thế kỷ X – hết Thế kỷ XIV]

– Về lịch sử xã hội:

+ Nhân dân ta vừa giành được độc lập sau ngàn năm mất nước. Do đó nhiệm vụ xây dựng quốc gia thống nhất và chống ngoại xâm là quan trọng.

+ Đây là giai đoạn có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa đồng.

– Về văn học:

+ Đây là giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hiến dân tộc, trong đó có văn học. .

+ Đây là giai đoạn đặt nền móng có tính chất định hướng cho văn học trung đại nói riêng, cho văn học Việt Nam nói chung.

+ Nội dung chủ yếu của văn học thế kỉ X — XIV là khẳng định và ngợi ca dân tộc.

+ Đến thế kỉ XIII, chữ Nôm định hình đầy đủ và được dùng để sáng tác văn học.

+ Ông cha ta đã Việt hóa thành công thể thơĐường luậtcủa Trung Hoa.

2. Chặng 2: [Thế kỷ XV – hết Thế kỷ XVII]

- Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học thế kỉ XV - thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.

+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi nhưQuân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô... là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước.Thiên Nam ngữ lục[thế kỉ XVII] là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.

+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm,Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.

- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận [Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tậpcủa Nguyễn Trãi] và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự [Thánh Tông di thảo tương truyềncủa Lê Thánh Tông,Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ].

- Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.

+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn [Quốc âm thi tậpcủa Nguyễn Trãi,Hồng Đức quốc âm thi tậpcủa các tác giả thời Lê Thánh Tông,Bạch Vân quốc ngữ thicủa Nguyễn Bỉnh Khiêm...].

+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát [Tứ thời khúc vịnhcủa Hoàng Sĩ Khải].

+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát [Thiên Nam ngữ lục- khuyết danh] và song thất lục bát [Thiên Nam minh giám- khuyết danh].

3. Chặng 3: [đầu Thế kỷ XVIII – hết nửa đầu Thế kỷ XIX]

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau. Cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghia Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung với hạm đội manh nhất Thái Bình Dương bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến chuyên chế [1802-1945].

Đây được xem là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Vũ trung tùy bút [Phạm Đình Hổ], Thường kinh kí sự [Lê Hữu Trác], thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều [Nguyễn Du]. Thời kì này có sự phát triển mạnh mẽ của những sáng tác văn học viết bằng chữ Nôm, và sự xuất hiện của nhiều thể loại văn học như tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.

4. Chặng 4: [cuối Thế kỷ XIX]

– Về lịch sử – xã hội:

+ Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn.

+ Pháp xâm lược, một chế độ xã hội nửa phong kiến nửa thực dân bước

đầu hình thành ở Nam Bộ và lan ra Bắc Bộ. ‘

– Về văn học:

+ Văn chương yêu nước phát triển. Ngoài thơ ca, văn chính luận, đặc biệt là loại văn điều trần cũng rất phát triển.

+ Do hạn chế về mặt văn tự và phương thức phản ánh, văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm rơi vào bế tắc. :

+ Chữ quốc ngữ với văn xuôi quốc ngữ bắt đầu xuất hiện ở Nam Bộ.

Cảm hứng xuyên suốt của văn học cuối Thế kỷ XIX là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc… của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền…Đặc biệt trong thời kì này có sự xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của đem đến những đổi mới bước đầu theo hướng hiện đại hóa. Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ.

Câu hỏi: Các thể loại văn học trung đại Việt Nam?

Trả lời:

Thể loại của văn học trung đại [từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX]

Văn học chữ Hán

Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.

Các thể loại của văn học phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…

Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán [khoảng cuối thế kỉ XIII], tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.

Thể loại văn học chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc [viết theo thể song thất lục bát], truyện thơ [lục bát], hát nói [viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc], hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về văn học trung đại Việt Nam nhé!

1. Khái niệm về thể loại văn học

Thể loại là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học vì là nơi nhận ra diện mạo, đường nét của một loại hình văn học. Loại [loại thể văn học] nhằm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm. “Đó là sự tổ chức, sự sắp xếp các tác phẩm có cùng phương thức tiếp cận đối tượng nghệ thuật, có chung phương thức cấu trúc hình tượng và chung phương thức cấu trúc lời văn vào thành từng loại hoặc từng thể”[TS. Lê Văn Dương] .

Thể là khái niệm nhỏ hơn loại, nằm trong loại hay còn gọi là thể loại. Thể loại văn học là một hình thức tổ chức ngôn từ theo một dạng thức nhấtđịnh nàođó thể hiện cảm xúc, tư tưởng của con người trước các hiện tượngđời sống.

2. Những đặc điểm lớn về nội dung văn học trung đại Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX

a.Chủ nghĩa yêu nước

- Là nội dung lớn xuyên suốt.

- Biểu hiện:

+ Gắn với tư tưởng “ trung quân ái quốc”.

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

+ Lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan.

+ Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thu.

+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước.

+ Trách nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình. + Tình yêu thiên nhiên.

* Tác phẩm tiêu biểu :Nam quốc sơn hà, [Lý Thường Kiệt] ,Hịch tướng sĩ[Trần Quốc Tuấn],Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc[Nguyễn Đình Chiểu]

b. Chủ nghĩa nhân đạo

- Cũng là nội dung lớn xuyên suốt.

- Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo.

- Biểu hiện:

+ Lối sống “ thương người như thể thương thân ”.

+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.

+ Khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính [ quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí, chính nghĩa… ] của con người

+ Cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người.

* Tác phẩm tiêu biểu:Truyện Kiều [Nguyễn Du] ,Cung Oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều], Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn]

c. Cảm hứng thế sự:

- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời.

- Tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.

- Viết về nhân tình thế thái: Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đời sống nông thôn: Nguyễn Khuyến.

- Xã hội thành thị: Trần Tế Xương.

3. Quan điểm thể loại văn học trung đại Việt Nam

Một trong những vấn đề khó khăn khi nghiên cứu văn học trung đại là xác định hệ thống thể loại, vì chính hệ thống này có vai trò cụ thể hóa khái niệm văn học. Có thể nói văn học là một cơ thể hoàn chỉnh mà các thể loại là các bộ phận của cơ thể đó. Trong suốt quá trình phát triển của văn học trung đại đường biên của hệ thống thể loại này có những biến động nhất định: thể loại này mờ đi, thể loại khác xuất hiện, thể loại này vào trung tâm, thể loại kia ra ngoài rìa, tạo thành một dòng chảy uốn lượn, biến đổi bất tận.

Thể loại văn học trung đại là một hiện tượng rất bề bộn, cách phân loại cũng bề bộn. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thể loạiđầu tiênđược sưu tập là thơ [thế kỉ XV], tiếpđến là phú [cuối thế kỉ XV], rồi các văn tuyển của Lê QuýĐôn, Bùi Huy Bích, không kể các tập thơ, tập văn riêng của tác giả.

Bảng phân loại của Lê QuýĐôn trongĐại Việt thông sửvà của Phan Huy Chú trongLịch triều hiến chương loại chínếu xét một cách nghiêm khắc thìđều không phải là phân loại văn học. Mặc dù Lê QuýĐôn cóý thức rõ ràng về thể loại“Văn không thể tạp loạn, thể tài phải tự khác nhau” [Lời tựaĐại Việt thông sử]. Nhưng phân loại là một công việc rất khó,đặc biệt là trongđiều kiện văn sử bất phân.

Quyển sáchđầu tiên trình bày các thể thơ văn cổở nước ta có lẽ làViệt Hán văn khảocủa Phan Kế Bính, trongđó tác giả kểđến: thơ, phú, văn tế, minh, trâm, tán, ca ngâm khúcđiệu, các ca khúc [gồm lục bát, song thất lục bát], cácđiệu ca khúc, diễn kịch,đối liên, kinh nghĩa, văn sách, tứ lục, hịch văn, văn xuôi, văn ký sự, tựa. Tiếpđến làQuốc văn cụ thểcủa Bùi Kỷ, giới thiệu các thể thơ văn sau: lục bát, song thất lục bát, hát xẩm, hát nói miễu, thơ cổ phong,Đường luật, minh, trâm, tán ,từ khúc, phú , văn tế, chiếu, biểu, cáo, hịch, trướng, kinh nghĩa, văn sách, tựa, truyện, ký, bia, luận, chèo, tuồng.Ởđâyđã có mặt một số thể văn dân gian, nhưng lại thiếu vắng các thể ngâm, truyện Nôm, vãn, các thể truyền kỳ, thực lục, kệ, nhưng lại có văn kinh nghĩa. Có thể nóiđó chưa phải là các công trình giới thiệuđầyđủ các thể loại văn học trung đại với mộtý thức khoa học hoàn bị.

Công trìnhThơ ca Việt Nam [hình thức và thể loại] của Bùi Văn Nguyên và Hà MinhĐứcđã giới thiệu có hệ thống các thể và hình thức thơ ca, nhưng chủ yếu mới tính riêng về thơ ca, mặc dù trong sách có bao gồm cả phú, văn, tế, văn xuôi cổ. Có thể nói chođến nay một công trình nghiên cứu giới thiệuđầyđủ các thể loại văn học trungđại Việt Nam vẫn chưa có. Nhà Việt Nam học Nga Niculin trong sáchVăn học Việt Nam từ thế kỷ Xđến thế kỷ XIX[1977] đã trình bày quá trình văn học Việt Nam trungđại theo tiến trình hình thành một số thể loại theo quan niệm loại hình trungđại.Ông chúý trước hết tới văn bia thời Lý- Trần. Thơ bang giao, văn chính luận, kệ [thế kỷ X-XII], thơ [thế kỷ XIII-XV], sử ký, truyện truyền kỳ, dã sử, kể vè, hát xẩm [thé kỷ XVI-XVII], truyện Nôm, vãn, ngâm khúc [XVIII-XIX], thơ, ca dao, vè, ca trù, văn tế, tiểu thuyết. Tác giảđã chúý tới nội dung của hình thức trong quá trình phát triển của thể loại.

Nhìn chung bức tranh hệ thống thể loại văn học trungđạiđầy mâu thuẫn, cầnđược hình dung trên hai mặt. Một mặt là hệ thống thể loại theo nghĩa rộng gồm tất cả các thể loại văn-sử-luận bất phân. Mặt khác, là hạt nhân thể loại văn học nghệ thuật sẽ phát triển và tồn tại như một hiện tượng thẩm mĩ. Sự mâu thuẫn trong hai cách nhìn nhận thể loại văn học trungđại của ngườiđương thời và hiệnđại là do thứ nhất, trong văn học trungđại không có một thể loại nào mangđược tính chất thuần túy văn học. Không phải chỉ riêng cáo, chiếu, biểu, sử ký, kệ,… là như vậy mà ngay thơ, phú cũng vậy: thơ dâng tỏ chí, thơ bang giao, thơ mừng bạn lên chức, thơ mừngđẻ con trai…Nhưng mặt khác, thứ hai, không có thể loại nào là không thểđạt tới chất văn học, do khả năng tự biểu hiện và khă năng văn chương của ngôn từ, điều này tùy thuộc vào tài năng, mứcđộ biểu hiện tình cảm của tác giả.Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩđều là thiên cổ hùng văn mà không phải mọi bài cáo, hịchđềuđược như vậy. Thứ ba, chất văn học của chúng không nằm khít trong quy phạm thể loại mà nằm trong xu thế siêu việt các quy phạmấy. Người trungđại thích noi theo, vay mượn các chất liệu truyền thống nhưng chính học cũng thíchđổi mới. Nhiều tác phẩm truyện Nôm có chữ“tân” trong nhanđềđể tác giả thông báo cho ngườiđọc tính sáng tạo của mình:Bướm hoa tân truyện, Sơ kính tân trang,Đoạn trường tân thanh,…

Do đó, thứ tư, việc phân loại tác phẩm văn học trungđại không thể tuân thủ giảnđơn nguyên tắc phân loại cổđiển có từ thời cổđại: tự sự, trữ tình, kịch, bởiđó là các phương thức biểu hiện thuần túyđược phân hóa từ nghệ thuật nguyên hợp cổđại.Ởđây, cần tôn trọng sự tạo thành tự nhiên của các thể loại và tên gọi của chúng,đồng thời coi trọng cấu tạo loại văn, tiến hành miêu tả, phân tíchđặc trưng nghệ thuật của chúng. Dođó, việc giới thiệu, mô tả sự xuất hiện các thể loại văn học trong trật tự thời gian lịch sử như các sáchViệt Nam cổ văn học sử[NguyễnĐổng Chi, 1944],Văn học Việt Nam từ thế kỷ Xđến thế kỷ XIX[Niculin, 1977] và sách của các nhà nghiên cứu Việt Nam khác là có phần hợp lý hơn. Nhưng mặt khác, việc xácđịnhđặc trưng thể loại không thể chỉ theo hình thức quy phạm cổ truyền, mà cần xét chúng trong tính nội dung nghệ thuật, chức năng biểuđạt theo cấu trúc của văn bản biểu hiện.

Cho đến nay, vẫn chưa có một hệ thống phân loại văn học trungđại hợp lýđược cả giới khoa học thừa nhận. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn tìm tòi không ngừng vàđề xuất các phươngán khác nhau.

Nguyễn Huệ Chi trong bộ sáchThơ văn Lý– Trầnđã đề xuất mô hình phân thành năm loại: thơ ca, biền văn, tản văn, tạp văn, truyện kể.Đây là phân loại theo hình thức tổ chức ngôn từ là chính, phù hợp vớiđặc trưng của văn học trungđại.

Gầnđây còn xuất hiện cách phân loại tác phẩm theo phương thứcđịnh hình văn bản. Theo phương thức, phương tiện định hình văn bản này, có thể chia ra thành văn bản viết tay, văn bản khắc, văn bản in vàđã xuất bản tập văn khắc Hán-Nôm Việt Nam. Văn khắc bao gồm một phạm vi rộng, chẳng những bao hàm từ bia, minh,đối, liễn, biển…mà còn gồm cả thơđề vịnh xướng họa khắc trên các di tích, hangđộng. Văn khắc tồn tạiở những nơi sinh hoạt công cộng nhưđình, chùa,đền, miếu, từđường, cầu,điếm, chợ.. Cách phân loại này do V.Rogiodetxtvenxkiđề xướng và Nguyễn Quang Hồng vận dụngđể chỉ phương thức tồn tại, lưu trữ của văn học trung đại trong không gian, thời gian. Cách phận loại này tất yếu sẽ nêu lên một số thể loạiđặc biệt mà trước giờítđược nghiên cứu và chưa có vị trí trong văn học sử, như câuđối và hoành phi, những thể loại sáng tác không phảiđể chép vào sách.

Văn học trung đại trước hết là văn chương của ngôn từ, là nghệ thuật của từ ngữ. Dođó việc phân loại văn học trung đại gắn liền với việc phân hóa về thể loại văn– hình thức mang nội dung cốđịnhđể tổ chức văn bản.

SáchThi pháp văn học trungđạicủa TrầnĐình Sử dựa trên các yếu tố cấu thành nội dung và hình thức, mụcđích sáng tác, phân chia văn học trung đại thành các nhóm : Nhóm 1: các thể thơ trữ tình, nhóm 2: phú và các thể văn, nhóm 3: thể loại truyện chữ Hán, nhóm 4: diễn ca lịch sử và truyện thơ Nôm. Chẳng hạn, nhóm các thể vănđược chia thành 7 nhóm nhỏ gồm các thể loại như sau:

-Các thể loại chiếu, cáo, sách, dụ, hịch,… mà chủ thể phải là thiên tử hoặc chủ tướng, dù người viết là ai

-Các thể loại tấu, nghị, khải, biểu,… chủ thể là thần tử trình bày với thiên tử

-Các thể loại thư, luận, thuyết, biện bàn về tư tưởng,đạo lý, chân ngụy

-Các thể văn tế, aiđiếu hướng tới ngườiđã mất

-Các thể bi, minh,chí viếtđể ghi nhớ lâu dài, khắc trên kim thạch

-Các thể tự bạt

-Các thể truyện, trạng ghi về hành trạng, sự tích của một con người

-Các thể ký ghiđủ loại việc, cốtđể ghi nhớ, từ du kýđến tạp ký, ký sự

Cách chia này cho phép giới thiệu khá toàn diện về các thể loại văn với diện mạo vàđặcđiểm của chúng, tuy nhiên cách phân chia thể loại văn học trungđại nào cũng chỉđều là tươngđối.

Video liên quan

Chủ Đề