Báo cáo ấn chỉ là gì

Bởi: Einvoice.vn - 07/09/2021 Lượt xem: 14183 Cỡ chữ

Lập báo cáo thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà kế toán ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện thường xuyên và định kỳ. Hãy cùng E-invoice tìm hiểu thêm về các loại báo cáo thuế mà doanh nghiệp phải nộp hàng tháng tháng, hàng quý và một số lưu ý khi làm báo cáo thuế nhé!

1. Lập báo cáo thuế là gì?

Lập báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đây được coi là cầu nối để các cơ quan quản lý thuế có thể nắm bắt được tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định các loại tờ khai, thời hạn nộp tờ khai, thời hạn nộp thuế khi có phát sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng.

2. Các loại báo cáo thuế phải nộp hàng tháng, hàng quý

Định kỳ hàng tháng và hàng quý, các doanh nghiệp cần lưu ý để lập báo cáo thuế bao gồm: Tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tạm tính tiền thuế TNDN [nếu có]. Cụ thể:

Hàng tháng và hàng quý, doanh nghiệp sẽ phải nộp một số loại báo cáo thuế

2.1. Thuế giá trị gia tăng [GTGT]:

Trước tiên, cần xác định doanh nghiệp của mình kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý, kê khai theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Từ đó, sẽ chọn được mẫu tờ khai thuế GTGT để nộp.

a. Cách xác định doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hay theo tháng:

  • Doanh nghiệp mới thành lập, thì sẽ kê khai thuế GTGT theo quý.
  • Doanh nghiệp đang hoạt động, nếu doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống, thì sẽ kê khai theo quý, nếu doanh thu lớn hơn 50 tỷ thì sẽ kê khai theo tháng.

b. Cách xác định doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên, và doanh nghiệp đăng ký tự nguyện thì sẽ kê khai theo phương pháp khấu trừ.
  • Doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ 1 năm, thì sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ trường hợp doanh nghiệp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ.

c. Các tờ khai phải nộp:

  • Kê khai theo phương pháp khấu trừ: Cần nộp tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Lưu ý: Nếu doanh nghiệp mới thành lập muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ tì cần đăng ký nộp Mẫu 01/GTGT.
  • Kê khai theo phương pháp trực tiếp:

+ Trực tiếp trên GTGT: Nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 03/GTGT
+ Trực tiếp trên doanh thu: Nộp tờ khai thuế GTGT theo mẫu 04/GTGT

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

2.2. Thuế thu nhập cá nhân [TNCN]

- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý.
- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo tháng, thì sẽ xảy ra 2 trường hợp sau:

+ Số thuế TNCN phải nộp trong tháng lớn hơn 50 triệu đồng thì kê khai theo tháng.
+ Số thuế TNCN phải nộp phát sinh trong tháng nhỏ hơn 50 triệu đồng thì sẽ kê khai theo quý.

Doanh nghiệp cần báo cáo thuế thu nhập cá nhân

Các doanh nghiệp nộp mẫu tờ khai TNCN theo mẫu 05/KK-TNCN.

  • Lưu ý: Khi kê khai trên phần mềm HTKK, doanh nghiệp chọn kỳ kê khai theo quý hoặc theo tháng như trong tờ khai.
  • Nếu doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ nhân viên nào trong tháng hoặc trong quý thì doanh nghiệp không phải nộp tờ khai.
  • Nếu doanh nghiệp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải làm báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo quý.

2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]

Hàng quý, căn cứ vào số hóa đơn, chứng từ và sổ sách kế toán của doanh nghiệp, bạn sẽ tạm tính số tiền thuế TNDN phải nộp. Trong trường hợp phát sinh số tiền thuế TNDN thì chỉ cần nộp thuế TNDN đó, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo [Không phải nộp tờ khai thuế TNDN quý].
Lưu ý: Nếu số tiền thuế TNDN tạm nộp hàng quý thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán năm từ 20% trở lên, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt vì chậm nộp tiền thuế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm những gì?

2.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý

  • Theo quy định, hầu hết các doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quý.
  • Mẫu báo cáo tình hình: BC26-AC

Lưu ý:

  • Tất cả mọi doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, kể cả doanh nghiệp mới thành lập. Ngoại trừ những doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cao về thuế thì phải làm báo cáo hóa đơn theo tháng.
  • Trong kỳ nếu doanh nghiệp phát sinh hóa đơn nào thì vẫn phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • Nếu doanh nghiệp mới thành lập, chưa thông báo phát hành hóa đơn thì không phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Các doanh nghiệp cần lưu ý nộp báo cáo thuế đúng thời hạn

3. Thời hạn nộp các loại báo thuế cho doanh nghiệp

Kế toán viên cần chú ý về thời hạn nộp báo cáo thuế để tránh bị xử phạt theo quy định. Cụ thể, thời hạn như sau:

  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng: Hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế [nếu có] chậm nhất là 20 ngày của tháng sau.
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT và tiền thuế [nếu có] chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý sau.

Trên đây là một số quy định về lập báo cáo thuế, các loại báo cáo thuế phải nộp và thời hạn nộp báo cáo thuế cho doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Các tin tức liên quan:

    25/08/2021-18005 lượt xem

    27/08/2021-38401 lượt xem


MẫuCTT25/AC Bảng kê Chứng từ khấu trừ thuế TNCN: Cách lập Báo cáo sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN trên HTKK; Cách nộp bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN qua mạng; Thời hạn nộp Bảng kê Chứng từ khấu từ thuế TNCN:



- Hàng quý những DN có sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải báo cáo tình hình sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN [Mẫu mẫu CTT25/AC ban hành kèm theo Quyết định số 440/QĐ-TCT]

1. Những trường hợp phải cấp Chứng từ khấu trừ thuế TNCN:

“a] Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập
đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

b] Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:

b.1] Đối với cá nhân
không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba [03] tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với Công ty để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng.
=> Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo
từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2020 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2021.

Xem thêm: Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thời vụ


b.2] Đối với cá nhân
ký hợp đồng lao động từ ba [03] tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn [từ tháng 9/2020 đến tháng hết tháng 8/2021] với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2020 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2021.”

[Theo khoản 2 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC]


---------------------------------------------------------------------------

2. Thời hạn nộp Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN CTT25/AC:

Theo điểm 3, Phần thứ ba, Quyết định 440/QĐ-TCT ngày 14/3/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế] quy định:

"Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của tổ chức trả thu nhập [mẫu CTT25/AC]; thời hạn gửi báo cáo: chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau."


-----------------------------------------------------------------------------------------------------



3. Cách lập Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN:

Các bạn lưu ý phần này nhé: Có Chi cục thuế nhận bản cứng, có Chi cục thuế chỉ nhận nộp qua mạng => Chi tiết các bạn phải liên hệ với Chi cục thuê quản lý DN để hỏi xem ở đó họ nhận theo hình thức nào rồi làm nhé. [Thường các Chi cục thuế ở các Thành phố lớn như Hà Nội và HCM sẽ nhận qua mạng nhé].

=> Sau khi đã xác định được hình thức mà Chi cục thuế tiếp nhận Bảng kê các bạn làm như sau nhé:


Cách 1: Cách làm Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN nộp trực tiếp:

Bước 1: - Các bạn tải
Mẫu Báo cáo sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN về tại đây:

Tải Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN


- Hoặc các bạn có thể làm trên phần mềm HTKK [theo cách 2 bên dưới] => Rồi Kết xuất -> In ra bản cứng, mang lên nộp trực tiếp cho cơ quan thuế.

Bước 2: Cách lập Bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau:

Đơn vị, cá nhân thu: KẾ TOÁN THIÊNƯNG

MST: 0106212569

Mẫu CTT25/AC

Số: 01/2020


BẢNG KÊ CHỨNG TỪ
Quý1 năm2021

Ký hiệu mu Tên biên lai Ký hiệu Từ s đến s Số sử dụng Số xóa bỏ S mất, cháy Cộng
1 2 3 4 5 6 7 8
CTT56 Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân AH/2020/T 0000256 - 0000259 3 1
[0000257]
0 4

- Ghi theo Mẫu số trên Chứng từ khấu trừ thuế TNCN



Ghi theo ký hiệu trên Chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Trong quý bắt đầusử dụng từ số nào thì bắt đầu từ số đó, và đến số cuối cùng trong quý sử dụng.
Những số đã sử dụng [Không bao gồm: Xóa bỏ, mất ..]
Những số xóa bỏ [Phải ghi chi tiết từng số xóa bỏ]

Những số mất cháy[Phải ghi chi tiết từng số mất cháy]
Cộng: 4
Ghi chú: Cột 4, 5 ghi chi tiết từng số xóa bỏ, mất cháy

Hà nội, Ngày20.tháng4.năm 2021

Tổ chức, cá nhân sử dụng biên lai
[Ký, ghi rõ họ, tên]



=> Lập xong các bạn mang trực tiếp lên Bộ phận 1 cửa của Chi cục thuế để nộp nhé.


----------------------------------------------------------------------------------

Cách 2: Cách nộp bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN qua mạng.

Bước 1: Làm bảng kê chứng từ khấu trừ thuế trên phần mềm HTKK:

- Đăng nhập vào
phần mềm HTKK bằng MST của Doanh nghiệp -> Chọn mục "Hóa đơn" => Chọn "Bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN"



Tiếp đó các bạn lập bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN trên HTKK:



Quy định về Ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN:

- Chứng từ khấu trừ phải có ký hiệu và ký hiệu được sử dụng các chữ cái trong 20 chữ cái tiếng Việt in hoa [A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y], ký hiệu gồm 02 chữ cái và năm in phát hành.
Ví dụ: AB/2010
/T, trong đó AB là ký hiệu; 2010 là năm phát hành chứng từ; T là chứng từ tự in.

[Theo điều 2 Thông tư 37/2010/TT-BTC]


- Nhưng hiện tại trên phần mềm HTKK chỉ nhập được định dạngCC/YYYY/T => Nên các bạn cũng nhập là /T nhé [Ví dụ nhập /P thì phần mềm HTKK báo sai không kết xuất được nhé].


=> Sau khi khai xong, các bạn kết xuất XML hoặc Excel để nộp qua mạng.

Bước 2: Nộp Bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN qua mạng:

- Các bạn truy cập vào website
thuedientu.gdt.gov.vn => Đăng nhập bằng MST của DN [Nhớ là phải cắm Chữ ký số vào đó nhé].

Chú ý bước này nhé, đó là các bạn phải nộp Báo cáo tình hình sủ dụng hóa đơn quý đó xong -> Thì mới nộp được nhé, cụ thể như sau:

- Sau khi nộp xong Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, các bạn vào "Tra cứu" => "Tờ khai" => Rồi chọn "Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn"
đính kèm phụ lục.



-> Sau khi đính kèm xong, các bạn ấn Ký điện tử, rồi nộp nhé.


-------------------------------------------------------------------------------------------



Xem thêm: Quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN [Thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN, cách viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN...]


xin chúc các bạn thành công!
-------------------------------------

Video liên quan

Chủ Đề