Báo cáo tác nghiệp môn toán 6 thcs năm 2024

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Kính gửi: H

ội đồng xét, công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến cấp cơ sở. Tôi ghi tên dưới đây: Ngày Nơi công tác Số Chức Họ và tên tháng n�

�m (hoặc nơi TT danh sinh thường trú) 1 Trình độ chuyên môn Ghi chú Cao đẳng sư Cấn Xuân THCS Sùng 16/08/1982 Giáo viên phạm KTCN – Khanh Phài Tin học Là tác giả đề nghị xét công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến: “Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 ở đơn vị trường THCS Sùng Phài đối với giáo viên không chính ban” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Toán - THCS - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2020. - Mô tả bản chất của sáng kiến đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng: Sáng kiến của tôi đưa ra một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 nhằm phát triển năng lực tư duy và kĩ năng vận dụng kiến thức nâng cao đối với đội tuyển học sinh lớp 6 ở trường THCS Sùng Phài với mục tiêu giúp các em phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng bài thi học sinh giỏi, đạt kết quả cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Thành phố. * Trước khi áp dụng sáng kiến Trong những năm qua bên cạnh những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, nghiên cứu khoa học kĩ thuật thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh trong nhà trường quan tâm, đầu tư song vẫn chưa đạt kết quả cao, tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, Thành phố còn chưa nhiều. Trước thực trạng trên, tôi nhìn thấy ưu điểm, hạn chế của biện pháp đã áp dụng như sau: skkn 2 Biện pháp 1: Định hướng và tư vấn học sinh lựa chọn môn bồi dưỡng học sinh giỏi Cách thực hiện Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh các khối lớp đăng ký môn bồi dưỡng học sinh giỏi rồi Ban giám hiệu nhà trường tổng hợp. Giáo viên được phân công bồi dưỡng nhận danh sách học sinh bồi dưỡng theo môn từ Ban giám hiệu nhà trường, rà soát năng lực nhận thức của học sinh trong từng lớp, tham gia ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường về danh sách học sinh đăng ký, trực tiếp tư vấn học sinh sang môn bồi dưỡng khác nếu xét thấy học sinh không có đủ năng lực và tố chất bồi dưỡng bộ môn đó. Học sinh tiếp tục bồi dưỡng hay không bỗi dưỡng sau khi được tư vấn, nhiều em không chuyển sang môn khác, nếu có giáo viên tư vấn nhiều học sinh có thể ngại sẽ không tiếp xúc tại trường. Ưu điểm Giáo viên bồi dưỡng nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, năng lực học tập của từng học sinh, đã quan tâm, tư vấn cho học sinh nên lựa chọn môn bồi dưỡng khác kịp thời. Hạn chế Hiệu quả tư vấn, định hướng đối với học sinh trong lựa chọn môn bồi dưỡng chưa cao, đôi khi để lọt nhiều học sinh có tố chất sang bồi dưỡng môn khác. Do: + Giáo viên chưa có sự phối hợp hài hòa với giáo viên chủ nhiệm, gia đình người học để nắm bắt đầy đủ, kịp thời phẩm chất, năng lực, sở trường và tâm tư nguyện vọng của học sinh, mong muốn và định hướng của gia đình người học đối với môn bồi dưỡng và định hướng sau này thi chuyên THPT Lê Quý Đôn hay thi vào trường PTDTNT tỉnh (huyện). + Nội dung tư vấn chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào năng lực nhận thức của học sinh, chưa xét đến những phẩm chất, năng khiếu, sở trường của học sinh và những yêu cầu định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các em. + Hình thức tư vấn còn đơn điệu, đơn thuần là gặp gỡ, động viên, đôi khi tạo ra áp lực và tâm thế không tốt cho học sinh bồi dưỡng, khiến cho học sinh thiếu tự tin trong học tập. Hướng cải tiến - Tăng cường lực lượng tham gia tư vấn, định hướng lựa chọn môn bồi dưỡng cho học sinh sớm ngay từ đầu năm học, tạo sức mạnh tổng hợp và nhất quán giữa gia đình – nhà trường – xã hội tác động đến học sinh theo 3 tầng tác động: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Tác động từ nhà trường là nền tảng, cơ sở, chủ đạo. Các tác động từ phía gia đình và chuyên gia (giáo viên) đồng tâm, đồng thuận, phát triển theo tư vấn, định hướng của nhà trường. skkn 3 - Nội dung tư vấn, định hướng toàn diện, sâu sắc, có chiều sâu về tầm nhìn, đảm bảo tư vấn, định hướng đúng, trúng, thuyết phục và hiệu quả vào học sinh bồi dưỡng. - Đa dạng hóa hình thức tư vấn, định hướng mang tính tự nhiên, thoải mái, hợp tác, chia sẻ, học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung tư vấn. Biện pháp 2: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho học sinh Cách thực hiện: - Giáo viên được phân công bồi dưỡng chủ động biên soạn nội dung chuyên đề bồi dưỡng cho học sinh theo số tiết nhà trường dự kiến (120 tiết). Tên bài, mục tiêu, nội dung cơ bản của từng chuyên đề được giáo viên xây dựng ngay từ đầu năm học. Hệ thống lý thuyết, bài tập từng chuyên đề được xây dựng trong quá trình thực hiện. - Nội dung chuyên đề được xây dựng chung cho tất cả học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Ưu điểm Giáo viên đã chủ động xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng với thời gian tương ứng với số tiết nhà trường dự kiến, chủ động về nội dung bồi dưỡng học sinh trong từng chuyên đề. Hạn chế Do tài liệu bồi dưỡng chưa phong phú, chưa có tài liệu chính thống, giáo viên phải tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng mang tính độc lập, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân, chưa tranh thủ sự tư vấn của đồng nghiệp, do vậy khó tránh khỏi có một số nội dung không sát với các dạng bài trong đề thi học sinh đạt kết quả chưa cao. Do nội dung từng chuyên đề được giáo viên trực tiếp ôn luyện biên soạn trong quá trình bồi dưỡng, do vậy đôi khi còn mang tính chủ quan cá nhân, còn soạn vội nên bài tập đưa vào bồi dưỡng chưa đa dạng, mức độ nâng cao chưa phù hợp. Nội dung chương trình ôn luyện xây dựng theo bộ phân phối riêng, độc lập với bộ phân phối chương trình dạy chính khóa của môn Toán trên lớp đại trà nên khi soạn giảng nhiều kiến thức lý thuyết, dạng bài bị trùng lặp, giáo viên mất nhiều thời gian ôn tập lại lý thuyết và dạng bài cơ bản, trong khi đó lại thiếu thời gian để định hướng học sinh thực hiện kiến thức mở rộng, dạng bài tập nâng cao. Hướng cải tiến Để đảm bảo nội dung các chuyên đề được bồi dưỡng đầy đủ, cơ bản, toàn diện, đồng tâm với chương trình dạy học chính khóa, ôn tập buổi 2 giáo viên xây dựng chuyên đề bồi dưỡng theo phương thức sau: - Xây dựng nội dung chi tiết, dạng bài tập cơ bản các chuyên đề từ đầu năm học và tiếp tục bổ sung khi tiến hành bồi dưỡng trong năm học. skkn 4 - Giáo viên bồi dưỡng chủ động dự thảo chuyên đề bồi dưỡng, lấy ý kiến tham gia của tổ, nhóm chuyên môn, tranh thủ sự tư vấn của giáo viên trường bạn có kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, môn Toán 6 nói riêng. - Nội dung bồi dưỡng cần đảm bảo tính đồng tâm, nhất quán với nội dung dạy học chính khóa, ôn tập buổi 2 nhằm tiết kiệm thời gian bồi dưỡng, thông suốt giữa học chính khóa, ôn buổi 2 của giáo viên chính ban, qua đó tăng cường thời lượng bồi dưỡng, phân loại đối tượng học sinh để tác động nâng cao chất lượng biểu điểm thi học sinh giỏi sao cho đạt kết quả. Biện pháp 3: Tổ chức ôn luyện cho học sinh. Cách thực hiện Giáo viên bồi dưỡng thực hiện ôn luyện theo thời lượng nhà trường bố trí (120 tiết/năm học) Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu giáo viên thường xuyên vận dụng: thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, động não, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. Học sinh được ôn lại lý thuyết, tăng cường làm bài tập, giải đề thi của các năm. Hình thức tổ chức trong phạm vi lớp bồi dưỡng. Sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra thời lượng 150 phút. Ưu điểm Giáo viên tổ chức bồi dưỡng cho học sinh đều đặn theo lịch nhà trường bố trí, thực hiện các tiết ôn luyện theo các chuyên đề đã xây dựng. Giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chuyên đề, tạo điều kiện cho học sinh được cọ sát và làm quen với các dạng đề thi cấp huyện, Thành phố trong tỉnh. Đã kiểm tra, chấm, chữa bài kịp thời cho các em học sinh trong quá trình bồi dưỡng. Hạn chế Thời lượng ôn luyện cho học sinh cơ bản đảm bảo theo bố trí của nhà trường nhưng chưa đủ để đảm bảo học sinh thành thạo giải các dạng bài và nắm chắc kiến thức, kỹ năng thành thạo, tự tin tham gia kỳ thi. Kiến thức mở rộng, nâng cao chưa đa dạng và chưa có chiều sâu. Mặc dù giáo viên đã linh hoạt vận dụng các phương pháp dạy học, trong đó có sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: động não, nêu vấn đề, thảo luận, song các phương pháp này chưa đủ để khích lệ học sinh tự giác, tích cực, hứng thú cao với việc bồi dưỡng ôn luyện. Chưa có phương pháp khích lệ học sinh chủ động tự học, tự nghiên cứu, đây là hoạt động có tính chất tiên quyết, là yếu tố quyết định thành công ôn luyện ở học sinh. Hình thức tổ chức dạy học trong phạm vi một lớp ôn luyện chưa tạo cơ hội học hỏi, giao lưu, nâng cao kiến thức cho học sinh. skkn 5 Giáo viên đã thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình ôn luyện, tuy nhiên tần suất kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, chưa khích lệ học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong quá trình ôn luyện. Hướng cải tiến Giáo viên tăng cường thời lượng ôn luyện, mở rộng môi trường giao lưu học hỏi cho các em học sinh thông qua việc đa dạng các hình thức tổ chức kết hợp dạy học trực tiếp trên lớp và gián tiếp qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, máy tính, mạng xã hội Zalo, Facebook, qua học sinh các trường bạn. Giáo viên tiếp tục vận dụng linh hoạt, hài hòa các phương pháp dạy học tích cực với các phương pháp dạy học truyền thống, tăng cường sư dụng kĩ thuật dạy học khích lệ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: phương pháp “Dạy học dự án”, “Phương pháp góc”, các kĩ thuật như “KWL”, “Mảnh ghép”, “Tia chớp”,… Ngoài việc kiểm tra định kỳ, giáo viên tiến hành kiểm tra thường xuyên trong chuyên đề để kịp thời chấm, chữa bài và nắm bắt sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên đa dạng hóa hình thức kiểm tra: kiểm tra trên giấy, kiểm tra ôn luyện, kiểm tra qua Zalo, Facebook,…qua đó học sinh được tự kiểm tra, tự đánh giá chính mình, tổ chức cho học sinh kiểm tra và đánh giá và hỗ trợ bạn qua các hoạt động “trợ giảng”, “đôi bạn cùng tiến”, “đôi bạn giúp nhau trong học tập” * Sau khi áp dụng sáng kiến Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Chưa có tầm nhìn về công tác bồi dưỡng, chưa có mục đích bồi dưỡng, chưa có kế hoạch bồi dưỡng chi tiết, nội dung bồi dưỡng còn mơ hồ, lan man, dàn trải cả chương trình; tài liệu tham khảo chưa phù hợp, thời gian bồi dưỡng trên trường còn quá ít và chưa nhiệt tình cho công tác bồi dưỡng + Định hướng, tư vấn, lựa chọn học sinh tham gia bồi dưỡng theo Ban tư vấn theo 3 cấp: Nhà trường – Gia đình – Xã hội. + Tham mưu với nhà trường tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở các đơn vị trường bạn. + Xây dựng kế hoạch, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 6 bám sát vào khung bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở GD&ĐT, đã có sự chọn lọc theo các dạng bài của từng chuyên đề. + Đổi mới phương pháp, đa dạng các hình thức bồi dưỡng trong quá trình ôn luyện; Trong quá trình bồi dưỡng nhiệt tình, trách nhiệm, hy sinh và tâm huyết với công việc, quá trình bồi dưỡng khoa học. + Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở; khích lệ học sinh trong quá trình bồi dưỡng skkn .