Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024

Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể, dẫn máu trở về tim (đối ngược với động mạch đưa máu từ tim ra). Tĩnh mạch có vai trò mang máu đã sử dụng về tim và đến các cơ quan lọc máu như gan, thận.

Đôi khi nổi gân xanh nói lên tình trạng sức khỏe của bạn, nhưng trong nhiều trường hợp, đây chỉ là hiện tượng tự nhiên không gây nguy hiểm đến sức khỏe:

Nổi gân xanh do màu da nhạt: những người có làn da trắng sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn so với những người da đen. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Nổi gân xanh do quá gầy: Với những người gầy yếu, lượng chất béo trong cơ thể ít nên lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh nên vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.

Nổi gân xanh khi vận động mạnh: Khi vận động luyện tập, cơ bắp của bạn hoạt động bằng cách phồng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt làn da gây hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn giãn ra và tĩnh mạch lại trở về vị trí cũ và mờ dần đi.

Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai: Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của một người mang thai thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, bạn đột nhiên nhìn thấy những gân xanh nổi lên cũng đừng quá lo lắng, chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Nếu 2 bắp chân nổi xanh là nguy cơ bệnh giãn tĩnh mạch.

Nhận biết nổi gân xanh do yếu tố sức khỏe

Hiện tượng tĩnh mạch nổi cục nhấp nhô lên khỏi mặt phẳng của da được xem là sự biến dạng tĩnh mạch liên quan đến những bộ phận khác bên trong cơ thể. Nếu thấy hiện tượng nổi gân xanh ở các bộ phận khác trong cơ thể thì chúng ta cũng nên lưu ý và nên đi khám sức khỏe ngay nếu có thể. Vì hiện tượng nổi gân xanh là một dấu hiệu báo tĩnh mạch đang bị tổn thương. Gân xanh càng to thì cho thấy bệnh tình càng nặng, đồng thời thời gian mắc bệnh càng lâu. Các biểu hiện bệnh tật bên trong cơ thể có thể quan sát được qua tĩnh mạch nổi ở một số bộ phận.

Gân xanh nổi trên đầu: Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, cần chú ý đến chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Khi tĩnh mạch ở vùng thái dương phình ra, đa phần là do tăng huyết áp. Nếu tĩnh mạch chuyển sang màu tím đen thì rất dễ có nguy cơ bị đột quỵ. Tĩnh mạch xuất hiện ở trán là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài.

Nổi gân xanh vùng cổ: Khi bạn bị gân xanh nổi lồi lên ở vùng cổ, báo hiệu 2 tình huống: Chức năng tim có vấn đề, đa phần mắc các bệnh tim phổi; Tình huống khác là đang bị viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim, cần phải chú ý đi khám chữa bệnh ngay.

Gân xanh nổi ở vùng bụng: cho thấy biểu hiện của vấn đề về gan hay khối u.

Gân xanh nổi ở tay và bàn tay: Gân xanh tập trung nhiều dưới da tay, nhất là ở mu bàn tay là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tay thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tĩnh mạch nổi nhiều dưới da tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng...

Tĩnh mạch nổi trên ngón tay thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa. Tĩnh mạch nổi ở các đốt ngón tay thường liên quan các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón, trĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh có dấu hiệu được cải thiện thì các gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất. Nếu mép ngoài của ngón út xuất hiện gân xanh thì cho thấy chức năng thận không tốt, hay bị mệt mỏi, ra mồ hôi trộm và chân tay yếu ớt.

Tĩnh mạch nổi lên ở bìu: Một số nam giới khi quan sát kỹ có rất nhiều tĩnh mạch nổi lên nhiều trong bìu. Đây là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Những người bị bệnh nhẹ sẽ xuất hiện cảm giác nặng vùng đáy chậu, hơi đau và sưng nhẹ, đau lưng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của tinh trùng dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt.

Tĩnh mạch nổi ở chân: Nếu trên hai bắp chân xuất hiện nhiều gân xanh nổi lên đó là nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét, đặc biệt là vùng cổ chân dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Tay nổi gân xanh thấy rõ khiến nhiều người lo lắng, vì cho rằng bản thân mình đang gặp vấn đề về sức khỏe nào đó. Vậy thực tế tình trạng bàn tay gân guốc, nổi gân xanh là bệnh gì? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nào về sức khỏe không? Cách điều trị nổi gân xanh như thế nào? Cùng Maple tìm hiểu ngay nhé!

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Tay nổi gân xanh là bệnh gì?

Tay nổi gân xanh là bệnh gì?

Gân xanh là những đường tĩnh mạch nông nằm ở dưới da, với chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận khác trên cơ thể trở về tim. Tay nổi gân xanh thực chất là tình trạng các tĩnh mạch phía dưới da nổi lên. Tuỳ thuộc vào cơ địa và sắc tố da mà gân xanh nổi lên có các màu đậm rõ khác nhau như: xanh biển, xanh lá, hay tím.

Khi nhận thấy hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và lo lắng. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mạch máu nếu kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ khác.

\>>Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của viêm bao gân cổ tay

Vì sao tay lại nổi nhiều gân xanh?

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Bàn tay nổi gân xanh do da mỏng, màu da nhạt

Bàn tay nổi gân xanh do da mỏng, màu da nhạt

Những đường tĩnh mạch nằm sát ngay dưới da nên những người da mỏng sẽ thấy gân xanh nổi lên nhiều hơn những người da dày. Những người có làn da trắng sẽ dễ thấy gân xanh nổi hơn những người da ngăm đen. Khi tuổi tác lớn, cơ thể già đi các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn nên ở người cao tuổi gân xanh sẽ xuất hiện nhiều và nổi rõ trên cánh tay, chân hay các bộ phận khác của cơ thể.

Nổi gân xanh do cơ thể quá gầy

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Nổi gân xanh do cơ thể quá gầy

Với những người gầy, lượng chất béo trong cơ thể ít nên lớp mỡ dưới da sẽ rất mỏng, không thể che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh. Vì thế chúng trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn. Tình trạng này cùng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi do lớp mỡ dưới da tiêu biến dần đi khiến gân xanh nổi rõ lên hơn.

Vận động nhiều và mạnh ở vùng tay

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Vận động nhiều và mạnh ở vùng tay

Tình trạng bàn tay nổi gân xanh cũng dễ xảy ra với những người thường xuyên vận động, tập luyện ở vùng tay như các gymer, người lao động chân tay Bởi khi vận động, luyện tập ở cường độ mạnh các cơ tăng lên, nhịp tim tăng, tốc độ tuần hoàn máu diễn ra nhanh hơn, do vậy các tĩnh mạch được đẩy nổi cao trên da và gân xanh cũng nổi lên nhiều hơn. Tuy nhiên, khi bạn kết thúc việc tập luyện hay vận động mạnh, các cơ bắp dãn ra, đường tĩnh mạch sẽ xẹp dần và trở lại bình thường.

Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu thường cao hơn so với phụ nữ bình thường nên hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn khiến các mạch máu căng lên, làm nổi rõ trên da. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai và điều này thường không ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ cũng như thai nhi. Sau khi kết thúc quá trình mang thai và sinh em bé thì hiện tượng này sẽ mất đi và trở lại bình thường như trước đây.

Nổi gân xanh do bẩm sinh

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Nổi gân xanh do bẩm sinh

Một số trường hợp ngay từ khi sinh ra bàn tay đã nổi nhiều gân xanh do có các tĩnh mạch nổi cao nằm sát bề mặt da khiến các gân xanh này dễ nhìn thấy hơn.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch

Tình trạng gân xanh nổi rõ ở bàn tay, cánh tay, chân hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.

  • Viêm tĩnh mạch: Đây là bệnh lý mạch máu ngoại vi xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào các tĩnh mạch gây nên tình trạng giãn và nổi các tĩnh mạch tay. Nguyên nhân gây ra có thể liên quan tới các vấn đề nhiễm trùng, gặp chấn thương tại các tĩnh mạch hoặc các rối loạn tự miễn.
    Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
    Viêm tĩnh mạch
  • Suy tĩnh mạch: Là tình trạng gặp phải khi tĩnh mạch không thực hiện được chức năng đưa máu về tim, làm máu ứ đọng lại khiến các tĩnh mạch phì ra, gây đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Suy tĩnh mạch thường xảy ra nhiều ở chân nhưng cũng có thể xuất hiện ở tay khiến bàn tay nổi gân guốc.
    Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
    Suy tĩnh mạch
  • Huyết khối tĩnh mạch: hiện tượng này xảy ra do các cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch làm tắc nghẽn mạch máu. Việc ứ đọng máu tại tĩnh mạch làm các mạch máu phình to nổi trên da và kèm theo đau nhức và khó chịu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị thì các cục máu đông này có nguy cơ vỡ ra dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, nhồi máu phổi…
    Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
    Huyết khối tĩnh mạch

Bàn tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Đối với các trường hợp đường gân xanh hiện rõ nhưng bạn vẫn bình thường khỏe mạnh hoặc tay nổi gân xanh do vận động nhiều hay đang trong thời gian mang thai thì không có gì phải lo lắng.

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Bàn tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhưng nếu tĩnh mạch nổi rõ ở các vùng khác như trong lòng bàn tay, kèm theo dấu hiệu căng thẳng mệt mỏi, căng cứng cơ bắp thì cơ thể có thể đang bị ứ đọng nhiều dịch và gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cụ thể: Ở vùng cổ tay: rối loạn nội tiết tố. Hay tại các đốt ngón tay: các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, dạ dày.

Đặc biệt, nếu tay chân nổi gân to và ngoằn ngoèo trên da kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch bị sưng thì người bệnh nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Đôi khi những triệu chứng này có thể do các bệnh lý nghiêm trọng như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.

Cách trị tay nổi gân xanh hiệu quả?

Tùy theo các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi gân xanh sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp tương ứng được đưa ra. Cụ thể:

Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
Cách trị tay nổi gân xanh hiệu quả?

Đối với những trường hợp bàn tay gân guốc không phải do tình trạng bệnh lý tĩnh mạch và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở chị em phụ nữ thì người bệnh nên lưu ý những việc sau:

  • Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi vận động hay tập thể dục.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất để giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn như yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, giảm stress.
  • Massage tay và bàn tay thường xuyên với nước ấm để chúng được thư giãn tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, các mẹ bầu.

Đối với các trường hợp tay nổi gân xanh là do các bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, để điều trị hiệu quả cũng như tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể theo từng tình trạng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến:

  • Điều trị bằng thuốc: Nếu giãn tĩnh mạch xảy ra do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Còn nếu có hình thành cục máu đông, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc chống đông máu.
  • Liệu pháp laser: Đây là phương pháp điều trị sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Bệnh nhân cũng có thể được loại bỏ các đoạn tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.
  • Điều trị xơ cứng: Tĩnh mạch của người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây xơ. Thuốc này có chứa hóa chất nhằm gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, từ đó các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.
    Gân tay nổi nhiều là bệnh gì năm 2024
    Cách trị tay nổi gân xanh hiệu quả?

Có thể thấy rằng, bàn tay nổi gân xanh đôi khi là hiện tượng hết sức bình thường do các tĩnh mạch dưới da nổi lên. Nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như suy giãn tĩnh mạch. Do đó bất cứ khi nào nhận thấy gân xanh nổi lên nhiều kèm theo những bất thường của cơ thể thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - phòng khám Maple Healthcare luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui sống!

Tại sao bị nổi gân tay?

Do vận động mạnh hoặc căng thẳng. Khi lao động sử dụng nhiều sức lực tay chân hoặc khi luyện tập thể thao, vận động mạnh thì tay chân nổi gân là hiện tượng bình thường. Đó là do hoạt động cơ bắp liên tục sẽ khiến chúng căng lên, đẩy tĩnh mạch lên trên phía bề mặt da. Vì thế gân xanh nổi lên rõ ràng hơn.

Tại sao tập gym lại nổi gân?

Theo chuyên gia y tế từ khoa Y ĐH Queensland (Úc) Bradley Launikonis, nguyên nhân là vì lượng máu rất lớn đổ dồn vào chân trong quá trình tập luyện và lưu lại ở đó. Mạch máu do vậy bị phình to, gây ra hiện tượng nổi gân rõ ràng.

Tại sao con gái lại thích con trai có gân tay?

Gân tay lộ rõ chứng tỏ cánh tay ấy rất ít mỡ, nhiều cơ bắp và biểu hiện cho sức mạnh, sự cường tráng của đàn ông. Nói đến sức hấp dẫn của đàn ông trong mắt phụ nữ, không chỉ là cơ bắp 6 múi, mà những cánh tay nổi gân cũng là điểm thu hút.

Tại sao mạch máu lại nổi lên?

Hiện tượng nổi gân xanh là do mạch máu bị giãn ra do dùng tay quá sức, ngoài ra còn do các yếu tố như máu về kém hoặc máu bị ứ lại. Nổi gân xanh chủ yếu gặp ở người gầy, người già, người lao động nhiều.