Bệnh sa trực tràng là gì

Sa trực tràng thường đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn, tức thành trực tràng chui ra khỏi lỗ hậu môn và nhô ra bên ngoài đến mức có thể nhìn thấy được. Triệu chứng của sa trực tràng thường là táo bón, tiêu chảy, không thể kiểm soát mức độ đi tiêu, chảy máu trực tràng.

Sa trực tràng khiến cho việc đi lại và thực hiện các việc dùng sức trở nên khó khăn hơn. Bệnh nếu không điều trị sớm dẫn đến những biến chứng hết sức nguy hiểm. Sa trực tràng ảnh hưởng đến cả hai giới, phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh cần được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa trực tràng

  • Đi tiêu không thể kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy;

  • Táo bón cũng được mô tả như buốt mót [cảm giác đi tiêu không hết phân] và tắc nghẽn đại tiện;

  • Chảy máu trực tràng;

  • Tiêu chảy và thói quen tiêu thất thường;

  • Ban đầu, khối sa chỉ nhô ra qua kênh hậu môn khi đại tiện và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, điều này có thể tiến triển thành sa mạn tính.

Biến chứng có thể gặp khi bị sa trực tràng

  • Chảy máu: Hiện tượng này là niêm mạc ruột đã có vấn đề, gây chảy máu lẫn nhầy trong phân.

  • Viêm loét trực tràng: Tổn thương lâu ngày, cộng thêm cơ địa hậu môn nhiều vi khuẩn tiếp xúc với trực tràng bị sa gây đến viêm nhiễm, lở loét.

  • Thắt nghẹt: Trực tràng sa xuống, theo áp lực của hậu môn không co lên được có thể bị kẹt ở ống hậu môn.

  • Tắc ruột: Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm vì có ruột non cùng rơi xuống theo trực tràng.

  • Vỡ trực tràng: Do trực tràng bị lòi ra ngoài nên là điểm dễ tổn thương, nếu có tác động mạnh có thể gây vỡ.

  • Sa tử cung, âm đạo: Sa trực tràng lâu ngày dễ kéo theo cả các khu vực nhạy cảm ở nữ giới.

  • Thoát vị đáy chậu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn xuất hiện bất kì triệu chứng nào được nhắc đến ở trên, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng

Có hai nguyên nhân chính được cho là gây ra sa trực tràng:

Nguyên nhân giải phẫu:

  • Trực tràng không dính vào thành bụng sau nên có thể di động dễ dàng, trượt xuống dưới và sa ra ngoài.

  • Đáy chậu khiếm khuyết: Đáy chậu phát triển không tốt, hoành đáy chậu rộng, cơ nâng hậu môn và các cơ thắt hậu môn bị nhão làm cho thành trước trực tràng sa ra ngoài.

  • Thiếu độ cong xương cùng: Về cấu tạo giải phẫu, xương cùng có độ cong, trực tràng nằm tựa vào độ cong này. Khi xương cùng không có độ cong, trực tràng mất chỗ tựa.

  • Độ gấp góc bóng trực tràng - ống hậu môn không đủ: Bình thường chỗ nối giữa bóng trực tràng và ống hậu môn có độ gấp khúc, tạo nên một góc, thay đổi từ 80 - 100 độ, mở ra phía sau. Khi độ gấp góc này giảm hay mất đi, sa trực tràng sẽ xuất hiện.

  • Van trực tràng kém phát triển: Các van Houston trên, giữa, dưới phát triển không tốt, giảm độ cản, trực tràng dễ sa xuống và tụt ra ngoài.

Nguyên nhân sinh hoạt:

  • Suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B: Những bệnh nhi sa trực tràng do nguyên nhân này, nếu được nuôi dưỡng tốt, bệnh có thể khỏi, không cần phải can thiệp phẫu thuật.

  • Thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ.

  • Táo bón kinh niên: Những người bị táo bón, khi đại tiện phải rặn. Khi rặn áp lực ổ bụng tăng lên rất nhiều dẫn đến sa trực tràng.

  • Tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày phải đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều. Sa trực tràng có thể khởi phát sau đợt tiêu chảy hoặc lỵ.

  • Ngồi bô: Ở các nhà trẻ, trẻ ngồi bô hàng loạt, đại tiện không đúng lúc có nhu cầu, sa trực tràng dễ xuất hiện.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguysa trực tràng?

Sa trực tràng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ sa trực tràng, bao gồm:

Ở trẻ em:

  • Bệnh xơ nang.

  • Đã từng phẫu thuật hậu môn lúc sơ sinh.

  • Suy dinh dưỡng.

  • Dị tật hoặc các vấn đề phát triển thể chất.

  • Rặn khi đi tiêu.

  • Nhiễm trùng.

Ở người lớn:

  • Rặn khi đi tiêu do táo bón.

  • Tổn hại mô do phẫu thuật hoặc sinh đẻ.

  • Yếu cơ sàn chậu xảy ra tự nhiên theo độ tuổi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa trực tràng

Bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thực hiện khám lâm sàng để kiểm tra độ co thắt của cơ thắt hậu môn và đánh giá xem mô có lỏng lẻo không.

Một số xét nghiệm được thực hiện thêm để loại trừ những bệnh khác như nội soi trực tràng, nội soi đại tràng, thụt tháo bằng thuốc xổ để tìm khối u, vết loét hoặc các vùng hẹp bất thường trong ruột.

Phương pháp điều trị sa trực tràng hiệu quả

Điều trị nội khoa với những thuốc làm mềm phân nhằm mục đích làm cho đại tiện dễ dàng, không bị táo bón, khi đại tiện không phải rặn.

Ấn đẩy khối sa lên trong trường hợp các khối trực tràng sa tụt ra dễ dàng và tự bệnh nhân ấn đẩy lên dễ dàng. Với các cháu bé, khi trực tràng bị sa ra ngoài, phụ huynh hoặc bác sĩ phải trợ giúp bé.

Tuy nhiên, hầu hết trường hợp sau cùng vẫn cần phải phẫu thuật để điều trị triệt để sa trực tràng. Các bác sĩ có thể đề xuất một số phẫu thuật sau:

  • Cắt bỏ hậu môn đáy chậu.

  • Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng.

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa trực tràng

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Ấn nhẹ các cơ xung quanh trực tràng, nơi mà trực tràng bị sa ra ngoài lúc đi tiêu sẽ có thể giữ cho trực tràng nằm bên trong và ngăn ngừa nó sa ra ngoài cùng với phân.

  • Hạn chế thực hiện những công việc và động tác phải dùng nhiều sức.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng tránh sa trực tràng, bạn có thể áp dụng một số điều sau:

  • Tránh táo bón thời gian dài: Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung chất xơ, ăn ít đồ ăn nóng, dầu mỡ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường đủ để cải thiện sa niêm mạc trực tràng [sa một phần].

  • Không rặn nhiều trong suốt quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Sa trực tràng là bệnh lý không quá phổ biến [khoảng 2.5 trường hợp trong số 100.000 người] và chủ yếu ảnh hưởng đến người trưởng thành. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần nam giới, hầu hết phụ nữ bị bệnh đều ở độ tuổi ngoài 60. Trong khi đó, ở nam giới bệnh thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn, từ 40 tuổi trở xuống. Trẻ em dưới 3 tuổi cũng có thể mắc bệnh này.

1. Sa trực tràng là gì?

  • Trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già, ngay trước hậu môn, dài khoảng 20 cm. Đây là khu vực lưu trữ tạm thời phần chất thải của ruột.
  • Trực tràng bị sa ra ngoài là khi trực tràng trượt ra khỏi lớp niêm mạc hoặc trượt toàn bộ ra ngoài lỗ hậu môn. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện với phần trực tràng lồi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Phần đó có thể tự động co trở lại ống hậu môn hoặc có thể được đẩy lên bằng tay. Tình trạng này gây khó chịu cho người bệnh, nhưng hiếm khi dẫn đến tình trạng cấp cứu. Tuy nhiên, người bệnh thường có tâm lý ngại ngùng, thường chịu đựng bệnh mà không đi điều trị. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Sa trực tràng được phân thành nhiều cấp độ khác nhau.

2 Phân loại sa trực tràng

Trực tràng bị sa được phân loại theo mức độ nghiêm trọng bao gồm:

  • Sa không hoàn toàn: trực tràng đã bị sa, nhưng không đến mức có thể lòi ra ngoài hậu môn.
  • Sa niêm mạc: là niêm mạc của trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn.
  • Sa hoàn toàn: toàn bộ khối trực tràng bị lồi ra ngoài qua hậu môn, còn được khọi là sa toàn bộ.

3. Nguyên nhân của sa trực tràng

Nguyên nhân chính xác khối trực tràng bị sa vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh bao gồm:

3.1 Nguyên nhân thường gặp

  • Táo bón mạn tính hay còn là tình trạng táo bón kéo dài.
  • Phải rặn khi đi tiểu.
  • Hệ thống cơ vùng sàn chậu yếu, cơ thắt hậu môn yếu.
  • Tất cả các tình trạng có sự tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài. Ví dụ: phì đại lành tính tuyến tiền liệt, xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [COPD].
  • Các vấn đề bất thường về cấu trúc các dây chằng giữ trực tràng bởi các cơ quan xung quanh.

3.2 Nguyên nhân khác

  • Bệnh lý đường ruột bẩm sinh, chẳng hạn: Hirschsprung hoặc loạn sản thần kinh ruột.
  • Nhiễm ký sinh trùng.
  • Có chấn thương vùng thắt lưng – cùng – cụt.
  • Bệnh lý thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – cùng – cụt.
  • Tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ vùng hậu môn – trực tràng. Việc này có thể xuất hiện sau mang thai hoặc sinh thường khó, sau phẫu thuật, sau chấn thương.
  • Sự suy yếu các cơ cũng có liên quan đến quá trình lão hóa. Do đó, tình trạng trực tràng bị sa thường phổ biến hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Một số yếu tố được cho là có liên quan đến di truyền.

4. Triệu chứng

Các triệu chứng của sa trực tràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người bệnh. Và chúng có xu hướng tiến triển từ từ.

4.1 Triệu chứng báo hiệu sa trực tràng

Các dấu hiệu chung thường gặp bao gồm:

Dấu hiệu thường gặp của sa trực tràng là rối loạn đại tiện.

  • Triệu chứng đầu tiên bạn thường nhận thấy là cảm giác có khối phồng ở hậu môn.
  • Cảm thấy đau và khó chịu vùng bụng dưới, bên trái.
  • Cảm giác đại tiện không hết phân.
  • Thường xuyên bị tình trạng táo bón hoặc phải rặn khi đi đại tiện.
  • Thấy có khối lòi ra ngoài vùng hậu môn. Nhưng có thể tự co lên hoặc bị đẩy trở về vị trí cũ được.
  • Rối loạn tiêu hóa, không kiểm soát được việc đại tiện, tiêu chảy …
  • Hoạt động thể chất bình thường, ví dụ như đi bộ, ngồi, tập thể dục cũng có thể khiến một phần của trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn.

4.2 Triệu chứng bệnh sa trực tràng nặng

  • Khi tình trạng nặng hơn, có thể xuất hiện chảy máu từ niêm mạc trong trực tràng. Dấu hiệu phân dính máu đỏ tươi, thậm chí máu nhỏ giọt khi đại tiện.
  • Hậu môn thấy chảy máu hoặc chảy chất nhầy.
  • Sau khi đi đại tiên, thấy có dịch hoặc phân chảy tiếp ra quần.
  • Nếu sa một phần hoặc sa hoàn toàn trực tràng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đánh hơi.

5. Biến chứng

Các biến chứng của tình trạng trực tràng bị sa khi không điều trị bao gồm:

  • Nguy cơ tổn thương trực tràng như loét và chảy máu trực tràng.
  • Trực tràng sa mạn tính, không thể tự co lại vào bên trong cơ thể.
  • Do khối trực tràng bị lồi ra ngoài, gây chèn ép và thiếu sự cấp máu.
  • Phần trực tràng bị sa có nguy cơ loét, hoại tử.

6. Chẩn đoán bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng được chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng [bác sĩ hỏi bệnh và khám bằng mắt – tay]. Bác sĩ có thể đề nghị bạn nằm khám ở tư thế thích hợp, bộc lộ được vùng trực tràng bị sa.

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu hình ảnh như:

  • Kiểm tra vận động dây thần kinh Pudendal
  • Nội soi đại tràng
  • Điện cơ hậu môn [EMG].
  • Áp kế hậu môn
  • Siêu âm hậu môn
  • MRI

7. Phân biệt với bệnh trĩ

Sa trực tràng và trĩ đều là 2 bệnh lý phổ biến của vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh đều cảm thấy rất khó chịu và thường bị rối loạn đại tiện.Tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau cần được phân biệt chính xác:

  • Trĩ là bệnh của các mạch máu. Trĩ thường phổ biến hơn nhưng nhẹ hơn. Dấu hiệu có thể gồm: đau, ngứa, máu dính trên giấy vệ sinh.
  • Trực tràng là bệnh của cơ và niêm mạc. Bệnh trực tràng bị sa liên quan đến chuyển động của chính trực tràng – nhu động ruột.

8. Điều trị

  • Bệnh trực tràng bị sa không thể tự khỏi, mức độ sa sẽ tăng dần theo thời gian. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng thậm chí đến vài năm.
  • Việc điều trị tùy thuộc vào yếu tố từng cá nhân. Bao gồm: tuổi, mức độ của bệnh, có bất thường khác hay không.
  • Nếu được chẩn đoán sa trực tràng, ban có thể lựa chọn trì hoãn điều trị nếu các triệu chứng nhẹ và không bị cản trở nhiều về chất lượng cuộc sống

Việc điều trị bao gồm: điều trị không dùng thuốc, điều trị có dùng thuốc và phẫu thuật.

8.1 Điều trị không dùng thuốc.

  • Thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi lối sống: Bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên.
  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Không cố gắng rặn khi đại tiện. Đi đại tiện mỗi ngày một lần và nên đi vào buổi sáng. Trước khi đi đại tiện có thể vận động hỗ trợ tăng nhu động ruột.

Táo bón thường xuyên được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trực tràng bị sa. Do đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để giảm táo bón đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trực tràng sa. Bên cạnh đó, có thể điều trị bệnh bằng phương pháp cố định các cấu trúc trong trường hợp sa niêm mạc.

8.2 Điều trị dùng thuốc.

Các thuốc điều trị đối với sa trực tràng chỉ có tính chất tạm thời và hỗ trợ phẫu thuật.

Một số thuốc và chế phẩm phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Huyết thanh
  • Thuốc chống co thắt
  • Các gel, thuốc dạng bôi có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm đau.

Lưu ý: Thuốc chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã thăm khám chính xác tình trạng bệnh.

8.3 Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật đôi khi được thực hiện để cố định trực tràng về đúng vị trí. Việc phẫu thuật có thể được thực hiện qua đường bụng hoặc đường hậu môn:

  • Phẫu thuật qua đường bụng thường được thực hiện để kéo trực tràng lại đúng vị trí cũ. Có thể dùng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi.
  • Phẫu thuật qua đường hậu môn gồm việc kéo một phần trực tràng ra ngoài và cắt bỏ nó. Sau đó, trực tràng được đặt trở lại bên trong và gắn vào ruột già.

Các phẫu thuật qua đường bụng thường cho kết quả lâu dài tốt hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân lớn tuổi được khuyến cáo nên phẫu thuật qua đường hậu môn.

Phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất để điều trị cho những trường hợp sa trực tràng nặng. Có nhiều phương pháp phẫu thuật ngày càng cải tiến, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân mà vẫn đạt hiệu quả cao. Ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng tự khỏi mà không cần can thiệp.

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

  • Một ngày trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được yêu cần nhịn ăn. Có thể cần thiết uống một loại thuốc đặc biệt, giúp tống phân ra ngoài [thuốc nhuận tràng, …].
  • Tùy trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định gây mê cho bệnh nhân.

Cần chú ý gì sau phẫu thuật trực tràng bị sa?

  • Ngay sau phẫu thuật, bạn sẽ được chăm sóc tại viện bởi các nhân viên y tế. Bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ giảm đau sau mổ.
  • Ống thông tiểu [sonde tiểu] sẽ được rút khi bạn có cảm giác buồn tiểu và có thể tự tiểu được.
  • Thông thường, bệnh nhân sau phẫu thuật trực tràng sa sẽ được nằm viện theo dõi khoảng từ 3 đến 6 ngày. Sau đó, bệnh nhân được ra viện và hẹn tái khám.

Nhìn chung, phẫu thuật trực tràng có tiên lượng tích cực. Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng và mềm trong một thời gian. Thời gian đầu, có thể dùng thuốc làm mềm phân để ngăn ngừa táo bón.

Sau khi điều trị sa trực tràng bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, tránh táo bón

Biến chứng của phẫu thuật sa trực tràng

Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật trực tràng bị sa bao gồm: Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê, chảy máu, nhiễm trùng sau mổ, tổn thương các dây thần kinh hoặc cơ quan lân cận, trực tràng bị sa tái phát… Tuy nhiên, nếu được phẫu thuật tại các cơ sở y tế đạt chuẩn, bác sĩ có chuyên môn tốt, cơ sở vật chất hiện đại… thì sẽ giúp giảm thiểu biến chứng có thể gặp phải, đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình phẫu thuật. Do đó người bệnh cần lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để có được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.

Chăm sóc tại nhà sau khi phẫu thuật

Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ: Nhìn chung, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh căng thẳng.
  • Tránh khuân vác nặng, tránh kích thích tăng áp lực vùng chậu [kể cả ho] trong vài tuần.
  • Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa táo bón: ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước. Bạn nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu – đỗ … Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, đã qua chế biến.
  • Sau khi phẫu thuật trực tràng, bệnh nhân có thể có dịch hoặc máu vùng hậu môn – trực tràng trong khoảng 4 tuần. Thưởng chảy rỉ rả, lượng ít.
  • Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kì triệu chứng khó chịu hoặc bất thương nào. Ví dụ: tiểu khó, chảy máu nhiều, sốt, nhiễm trùng vết mổ …
  • Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường sau phẫu thuật khoảng 6 tuần.
  • Lưu ý tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Kết luận:

  • Phẫu thuật cho kết quả tốt trong hầu hết các trường hợp sa trực tràng. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể vẫn tiếp diễn tình trạng táo bón hoặc đại tiện không hết phân. Tỷ lệ phụ nữ có trực tràng bị sa tái phát sau phẫu thuật thống kê là khoảng 10%.
  • Sa trực tràng có thể gây đau và khó chịu nhưng có thể điều trị được. Bạn càng đi khám và điều trị sớm thì việc điều trị khỏi và phục hồi càng dễ dàng.

Video liên quan

Chủ Đề