Bệnh tích là gì

Rối loạn Tic là các cử động hay phát âm không tự ý, đột ngột, nhanh, thường xuyên lặp đi lặp lại. Tic có thể biểu hiện đơn giản (nhanh, vô nghĩa) hoặc phức tạp (có mục đích, tinh vi hơn hay phối hợp). Các Tic vận động đơn giản thường trên khuôn mặt và cổ, như: máy mắt, gật hay lắc đầu; Trong khi Tic vận động phức tạpthì có thể biểu hiện bằng các cử động đầu, tay chân và thân mình. Các Tic phát âm đơn giản như: đằng hắng, khụt khịt thường gặp hơn so với Tic phát âm phức tạp, nói tục. Những triệu chứng này gây ảnh ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh trên nhiều phương diện. Rối loạn thường biểu hiện nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhìn chung giảm nhẹ khi trưởng thành.

2. Chẩn đoán:

2.1. Tic nhất thời:

- Các tiêu chuẩn chẩn đoán là các tiêu chuẩn chung của Tic, nhưng thời gian không được kéo dài quá 12 tháng. Biểu hiện của thể này thường dưới dạng nháy mắt, nhăn mặt hoặc gật đầu.Tic xuất hiện trong 1 giai đoạn độc nhất.

Trong một số trường hợp, Tic có thể thuyên giảm và tái phát kế tiếp nhau trong nhiều tháng.

2.2. Tic vận động hoặc lời nói mạn tính:

- Cũng đáp ứng các tiêu chuẩn chung của Tic, trong đó có Tic vận động hoặc lời nói .Tic có thể là một loại hay nhiều loại và kéo dài trên 12 tháng.

3. Rối loạn kết hợp Tic lời nói và Tic vận động nhiều loại (hội chứng Tourette):

- Trong thể này đang có hoặc đã có đồng thời các Tic vận động nhiều loại và một hoặc nhiều Tic lời nói, không nhất thiết chúng phải xuất hiện cùng lúc. Trong hầu hết các trường hợp các Tic xuất hiện ở tuổi trẻ em hay tuổi thanh thiếu niên. Các Tic vận động, thường đi trước các Tic lời nói; các triệu chứng thường nặng hơn ở tuổi thanh thiếu niên và thường dai dẳng đến tuổi thành niên.

- Các Tic lời nói thường nhiều loại với phát âm bùng nổ lặp lại, đằng hắng, lẩm bẩm, và có thể phát ra những từ hay những câu thô tục. Đôi khi kết hợp nhại động tác cũng có thể có tính thô tục. Cũng như các Tic vận động, Tic lời nói cũng có thể được loại trừ một cách hữu ý trong một thời gian ngắn, có thể tăng lên khi bị stress và mất đi khi ngủ.

3. Cận lâm sàng:

- Điện não và các xét nghiệm hình ảnh học não bộ không phải là xét nghiệm thường quy và đặc hiệu để chẩn đoán, thường được thực hiện trong các trường hợp có kèm dấu thần kinh khác. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc Tourette ghi nhận có bất thường trên các xét nghiệm này.

- Các xét nghiệm cơ bản:  như công thức máu, chức năng gan thận, tuyến giáp, xét nghiệm nước tiểu cũng như điện tim nên được thực hiện trước và trong quá trình điều trị. Đặc biệt, trong các trường hợp khởi phát đột ngột hoặc đợt bệnh kịch phát nặng, cần đánh giá tình trạng nhiễm trùng hay các bệnh cấp kèm theo.

- Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số trắc nghiệm đánh giá mức độ Tic và theo dõi sự cải thiện trong quá trình điều trị. Trắc nghiệm trí tuệ nên được thực hiện ở bệnh nhi trong trường hợp có bệnh lý chậm phát triển kèm theo.

4. Điều trị:

4.1. Liệu pháp hành vi “đảo ngược thói quen”:

- Liệu pháp này giúp bệnh nhân nhận thức được rối loạn Tic của họ và chủ động tạo ra các vận động “chống lại” mỗi khi có cảm giác “thôi thúc” thực hiện Tic.

- Chưa có nghiên cứu hệ thống nào so sánh hiệu quả của liệu pháp đảo ngược hành vi và liệu pháp hóa dược hay kết hợp cả 2 liệu pháp. Tuy vậy, liệu pháp đảo ngược hành vi là một biện pháp can thiệp ,nên được cân nhắc vì có ít nguy cơ hơn so với tác dụng phụ chuyển hóa của liệu pháp hóa dược.

4.2. Liệu pháp hóa dược:

* Thuốc đồng vận thụ thể alpha-2:

- Clonidine:

+ liều khởi đầu: 0,05 mg/ngày, tăng dần lên đến 0,1 - 0,3 mg/ngày, để kiểm soát Tic thường được chia 3-4 lần /ngày.

+ Tác dụng phụ: là gây buồn ngủ, thỉnh thoảng có thể gặp tụt huyết áp.

- Guanfacine cũng được sử dụng điều trị các rối loạn Tic, thường được sử dụng với liều 1 -4mg/ngày.

4.3. Các biện pháp điều trị khác:

* Thuốc chống động kinh:

- Piracetam cho thấy khả năng dung nạp tốt và có hiệu quả trong một số nghiên cứu ban đầu.(có là thuốc chống động kinh ko)

Thời gian gần đây, bệnh rối loạn TIC ở trẻ hay còn gọi là tật máy giật không còn là bệnh hiếm gặp nữa. Mặc dù nhiều trường hợp có thể chữa khỏi, nhưng vẫn còn nhiều trẻ giữ những biểu hiện bệnh suốt đời.

Vì thế, các bậc cha mẹ cần quan tâm và chú ý nhiều hơn đến sự thay đổi của trẻ cả về thể chất và tinh thần, tránh trường hợp để bệnh biến chuyển nặng mới đi khám và điều trị.

Hiện nay, những lý thuyết, nghiên cứu về căn bệnh này vẫn chưa thu được kết quả mong đợi, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp.

Cũng như các quan điểm của các chuyên gia về rối loạn TIC còn nhiều mâu thuẫn với nhau, cha mẹ rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn thông tin, dẫn đến những nhận thức sai lệch về căn bệnh.

Bài viết này, BookingCare muốn chia sẻ những thông tin thực sự có ích để giúp các bậc phụ huynh bớt hoang mang, từ đó có thể sáng suốt đánh giá tình trạng của con mình. 

Vậy rối loạn TIC là gì?

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn TIC là một bệnh lý giao thoa giữa thần kinh và tâm thần, thường gặp ở độ tuổi từ 2 đến 21 tuổi và kéo dài suốt đời.

TIC không phải là bệnh thoái hóa dần và người bệnh có thể sống thọ bình thường. Tỷ lệ mắc ở bé trai nhiều hơn ở bé gái. Theo thống kê, cứ 100 trẻ em trai sẽ có 1 trường hợp mắc rối loạn TIC, và 300 trẻ em gái cũng sẽ có 1 trường hợp.

Bệnh cũng có thể được định nghĩa thông qua các biểu hiện, cụ thể là: TIC là một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, lặp đi lặp lại và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định (thường ở mặt).

Đây là những hành động mà trẻ khó có thể cưỡng lại được, tuy nhiên trẻ có thể cố gắng kìm chế cử động hoặc phát ra âm thanh trong một khoảng thời gian.

Rối loạn TIC đang trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm - Ảnh: facebook Yoko Phan

Nguyên nhân gây Rối loạn TIC

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn TIC, tuy nhiên vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân đó là gì. Hiện nay, các chuyên gia tin rằng có các nguyên nhân gây bệnh sau: 

  • Do di truyền: theo thống kê, những trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc anh em từng mắc rối loạn TIC có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Do rối loạn tâm lý: các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa hội chứng TIC và bệnh lý tâm thần rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bên cạnh đó, các yếu tố như: sang chấn tâm lý, mệt mỏi, thiếu ngủ, sau một bệnh lý cơ thể... được xem là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.
  • Bệnh sinh: rối loạn TIC do rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, rối loạn mối liên hệ giữa các vùng não giữa, tiểu não.
  • Do sử dụng thuốc: rối loạn TIC cũng có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc như cocaine hoặc amphetamine; hoặc khi ngưng sử dụng một số thuốc (còn gọi là triệu chứng thoái lui).

Biểu hiện Rối loạn TIC

Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau mà biểu hiện ở từng trẻ cũng có thể khác nhau. Tật máy giật các cơ (rối loạn TIC vận động) là triệu chứng đầu tiên gặp trong 80% các trường hợp và đa số là ở mặt, 20% còn lại rối loạn trong lời nói (rối loạn TIC âm thanh). Tất cả các bệnh nhân này cuối cùng đều có rối loạn TIC phối hợp giữa vận động và âm thanh.

Tật máy giật là điều mà người bệnh cảm thấy không thể cưỡng lại được và cuối cùng phải biểu hiện ra. Điển hình, tật máy giật cơ gia tăng khi bị căng thẳng hoặc áp lực tâm lý và giảm bớt khi thư giãn hoặc chú tâm làm một việc gì đó say mê.

Đã từ lâu, những triệu chứng của rối loạn TIC vẫn bị hiểu lầm là dấu hiệu của “tật hồi hộp”, thật ra thì không phải vậy.

Các biểu hiện này đầu tiên thấy từ nhỏ khoảng từ 2 đến 15 tuổi:

  • Rối loạn TIC vận động đặc biệt hay xảy ra ở mặt, đầu và vai (như là khịt mũi, liếm mép, cau mày, nhún vai, gật đầu).
  • Các rối loạn TIC âm thanh thường gặp là tiếng khìn khịt, tiếng sủa, kêu xì xì, hắng giọng, ho khúng, đôi khi cũng là từ tục tĩu (nói tục),đôi khi là nhắc lại lời (nhắc lại từ của người khác),lặp lại động tác (bắt chước động tác của người khác),và lắp lời.
  • Có khi có các rối loạn TIC tự làm đau mình như cắn móng tay, nhổ tóc, hoặc cắn môi, lưỡi.

Bên cạnh các biểu hiện của rối loạn TIC vận động và rối loạn TIC âm thanh, trẻ có thể biểu hiện dưới hình thức tâm lý gồm:

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: trẻ sẽ cảm thấy mình phải làm một việc gì đó lặp đi lặp lại mới thấy thoải mái. 
  • Tăng động giảm chú ý: trẻ dễ bị phân tâm, bốc đồng, không thể tập trung tư tưởng, thường gây ồn ào, có thái độ phản kháng lại nếu bị ngăn cản làm việc gì đó.
  • Trở ngại trong học tập: loạn kỹ năng đọc, khó làm tính và nhận thức, chữ viết nguệch ngoạc.
  • Những vấn đề về đạo đức: có thể bao gồm những hành động bất khả kháng và lặp đi lặp lại, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, mặc cảm, học lực kém, lẻ loi, ghét đi học và không thích giao tiếp. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có những hành động chống đối và ngang ngạnh, hung hăng và bất hợp tác.

Chẩn đoán Rối loạn TIC như thế nào 

Thông thường, khi thấy các biểu hiện của trẻ (như cau mày, nhún vai, gật đầu, khụt khịt mũi..),cha mẹ sẽ nghi ngờ đó là vấn đề do thần kinh và đưa con đi khám tại các chuyên khoa Thần kinh.

Tuy nhiên, thăm khám không thấy bất thường nào khác ngoài những triệu chứng máy giật đó. Điện não đồ (EEG),chụp cắt lớp vi tính CT scan, hoặc xét nghiệm máu chỉ có tác dụng loại trừ những bệnh khác có thể bị lẫn lộn với rối loạn TIC. Điện não đồ có thể có bất thường nhẹ, không đặc hiệu, không đủ rõ ràng để kết luận và không liên quan đến chẩn đoán. 

Bệnh thường được chẩn đoán muộn sau nhiều năm khi triệu chứng máy giật biểu hiện như rối loạn tâm thần hoặc rối loạn vận động. Như vậy bệnh nhân thường trải qua những điều trị không cần thiết trước khi được chẩn đoán chính xác. 

Rối loạn TIC được chẩn đoán bằng cách quan sát những triệu chứng và đánh giá tần suất xuất hiện của triệu chứng, cũng như những phản ứng tâm lý khác. Hiện nay không có xét nghiệm phân tích máu, chụp quang tuyến hoặc những loại xét nghiệm y khoa khác để xác định hội chứng rối loạn TIC.

Hội chứng rối loạn TIC có thể điều trị được không?

Có một vài loại thuốc có thể làm giảm bớt những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên trừ khi triệu chứng có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người bệnh, nếu không có thể không cần sử dụng thuốc.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra cách chữa dứt điểm cho rối loạn TIC, nhưng nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như máy mắt, khịt mũi, nhún vai... 

Phần lớn những trẻ được điều trị sớm và theo chỉ định của bác sĩ đều có thể cải thiện, giảm đáng kể các tật máy giật. Nhưng không phải là tất cả, số ít người bệnh vẫn giữ các biểu hiện rối loạn TIC nghiêm trọng và kéo dài đến khi trưởng thành.

Khám và điều trị ở đâu tốt Hà Nội?

Rối loạn TIC không còn là bệnh hiếm gặp, đặc biệt ở trẻ em, tuy nhiên những biểu hiện của bệnh khiến nhiều người lầm tưởng trẻ đang đùa nghịch, hoặc chỉ là thói quen có thể thay đổi khi lớn lên. Đó là những suy nghĩ sai lầm khiến bệnh phát triển ngày càng nặng và có thể tồn tại suốt đời.

Chính vì thế, khi thấy con có một số biểu hiện lạ như kể trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, phòng khám, chuyên khoa Tâm bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây rối loạn TIC chưa rõ ràng, nhưng hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là tâm lý.

TIC nghĩa là gì?

Định nghĩa hội chứng Tic, theo khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, một vận động hay phát âm không chủ ý, xảy ra nhanh, tái diễn, không có nhịp và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định. Tic xuất hiện đột ngột và không có mục đích rõ ràng.

Máy có mặt là gì?

Rối loạn máy cơ mặt hay còn gọi hội chứng Tic, tình trạng co thắt không kiểm soát ở mặt như mắt nhấp nháy hoặc nhăn mũi. Chúng cũng có thể được gọi co thắt bắt chước.

Motor tic là gì?

Máy giật thường được chia làm hai nhóm chuyển động: vận động (motor tic) và tạo âm (vocal tic). Trong đó người ta chia nhỏ thêm là tic đơn giản (một nhóm cơ duy nhất) và tic phức tạp (nhiều nhóm cơ). Máy cơ này có thể xảy ra ngẫu nhiên hoặc liên quan đến căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, phấn khích hoặc hạnh phúc.

Khám bệnh TIC ở đâu?

Một số cơ sở uy tín trong khám và điều trị các rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn Tic bao gồm:.
- Viện sức khỏe tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai. ... .
- Khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung ương. ... .
- Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện đa khoa Vinmec Times City..