Bị bù mắt cắn phải làm sao

Mùa mưa là thời điểm lý tưởng để con bù mắt phát triển, thường có ở các vùng nông thôn Việt Nam. Con bù mắt hay muỗi mắt gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người mỗi khi bị nó cắn. Nếu bạn chưa biết cách trị và diệt con bù mắt thì đừng bỏ qua nội dung chi tiết dưới đây.

Nội dung bài viết

  • 1 Con bù mắt là con gì? Bù mắt là con gì?
  • 2 Bị con bù mắt cắn phải làm sao? Cách trị khi bị con bù mắt cắn
  • 3 Cách diệt con bù mắt
    • 3.1 Diệt bù mắt bằng chuối nghiền
    • 3.2 Diệt bù mắt bằng hỗn hợp giấm táo, đường và nước rửa bát
    • 3.3 Sử dụng đèn để diệt bù mắt
    • 3.4 Diệt bù mắt bằng vợt điện
    • 3.5 Dùng thuốc xịt côn trùng
  • 4 Cách đuổi con bù mắt hiệu quả
    • 4.1 Trồng cây, dọn dẹp, vệ sinh khu vực sinh sống
    • 4.2 Sử dụng phương pháp dân gian
    • 4.3 Lắp đặt cửa lưới chống côn trùng

Bị bù mắt cắn phải làm sao
Con bù mắt là con gì? Bù mắt là con gì?

Con bù mắt hay bù mắt là một loại côn trùng có kích thước nhỏ, thường gặp ở những vũng nước bẩn, ao tù ở nông thôn đặc biệt là vào mùa mưa. Khi bị con bù mắt cắn dịch tiết của chúng gây ra nóng rát kèm theo ngứa, càng gãi càng ngứa, vết thương càng lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Con bù mắt hay sống ở những nơi ô nhiễm và đó cũng là nguồn lây truyền các căn bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, bệnh giun sán,…Khi thấy con bù mắt bạn cần phải tiêu diệt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chúng không quay trở lại để xâm nhập vào nhà.

Bị con bù mắt cắn phải làm sao? Cách trị khi bị con bù mắt cắn

Bù mắt không chỉ tạo ra những tiếng ồn vo ve khiến mọi người khó chịu mà còn mang theo vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Khi tiếp xúc hay bị bù mắt cắn sẽ gây kích ứng da và niêm mạc. Biểu hiện dễ nhận biết nhất đó là nóng rát, ngứa lan tỏa. Các triệu chứng nóng rát, ngứa sẽ giảm sau 5 – 7 ngày.

Nếu như bạn không biết cách xử lý vết thương khu bù mắt cắn thì có thể sẽ bị nhiễm trùng thậm chí là hoại tử phần da bị mắt cắn. Khi bị con bù mắt cắn bạn cần:

  • Rửa sạch vùng da vừa bị bù mắt cắn dưới vòi nước sạch rồi lau khô bằng khăn

Rửa sạch vùng da bị bù mắt cắn

  • Dù có ngứa thì tuyệt đối không được gãi để tránh làm tổn thương vùng da, hạn chế vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây nhiễm khuẩn.

Để giảm nhanh các triệu chứng, phòng ngừa vi khuẩn thì bạn hãy sử dụng những loại thuốc sau:

Thuốc bôi ngoài da: Hydrocortisone 0,05% thoa 1-2 lần/ngày bôi trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày hoặc Fucidine –H thoa từ 1-2 lần/ngày trong 3-5 ngày

Thuốc uống: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Loratadin, Cetirizin…

Gà trống là biểu tượng của nước nào? Quốc gia nào?

Cách diệt con bù mắt

Diệt bù mắt bằng chuối nghiền

Cách này vừa đơn giản vừa hiệu quả. Bạn chuẩn bị một quả chuối, nghiền nát cho vào bát. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại. Trên màng bọc thực phẩm hãy tạo những chiếc lỗ nhỏ để bù mắt chui vào và không thoát ra khỏi bát.

Bị bù mắt cắn phải làm sao
Nghiền nát chuối vào bát rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng

Diệt bù mắt bằng hỗn hợp giấm táo, đường và nước rửa bát

Cho giấm táo, đường và nước rửa bát hòa chung cùng với nhau. Mùi đường và giấm sẽ thu hút sự chú ý của bù mắt. Khi chúng bay đến và đậu xuống sẽ bị những bọt rửa bát giữ lại và giết chết.

Sử dụng đèn để diệt bù mắt

Sử dụng đèn để diệt bù mắt cũng là cách được nhiều người áp dụng. Hiện nay có nhiều loại đèn bắt muỗi với mức giá rẻ. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, tối đến, bạn chỉ cần tắt hết đèn trong phòng, mở đèn bắt bù mắt và chờ chúng dính bẫy.

Diệt bù mắt bằng vợt điện

Vợt điện là thiết bị có thiết kế như chiếc vợt cầu lông. Các gia đình thường sử dụng vợt điện để đuổi muỗi và cả con bù mắt trong nhà.

Dùng thuốc xịt côn trùng

Thuốc xịt côn trùng có những thành phần hóa học giúp ngăn chặn sự xâm nhập con bù mắt trong nhà của bạn. Có nhiều loại thuốc xịt diệt côn trùng khác nhau, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia đình.

Thức ăn vật nuôi là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Vai trò

Cách đuổi con bù mắt hiệu quả

Trồng cây, dọn dẹp, vệ sinh khu vực sinh sống

Bị bù mắt cắn phải làm sao
Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa
  • Vệ sinh, dọn dẹp, khử trùng nhà cửa, sân vườn thường xuyên nhất là vào mùa mưa.
  • Cắt tỉa cây cối
  • Dọn dẹp ao tù, nước đọng, không vứt rác thải bừa bãi quanh khu vực sinh sống sẽ tạo điều kiện cho muỗi và một số loại côn trùng sinh sản trong nước phát triển.
  • Một số loại cây trồng mà bạn có thể lựa chọn để ngăn bù mắt xâm nhập đó là cúc vạn thọ, cây phong lữ, cây hoa oải hương. 

Sử dụng phương pháp dân gian

Bù mắt hút máu và một số loài côn trùng như muỗi rất sợ mùi hương chiết xuất từ tinh dầu của các loài cây như cây như sả, húng quế, bạc hà,…Đây là cách diệt bù mắt hiệu quả, an toàn; bạn có thể treo một túi tinh dầu nhỏ trước cửa phòng.

Lắp đặt cửa lưới chống côn trùng

Cửa lưới chống côn trùng là dạng cửa có thiết kế màng lưới, kích thước nhỏ (dưới 1mm) có tác dụng ngăn muỗi, côn trùng, gián,…xâm nhập vào nhà. Lắp đặt cửa lưới chống côn trùng là cách an toàn được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết con bù mắt là con gì, cách chữa và ngăn chặn bù mắt hiệu quả. Truy cập ruaxetudong.org để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.