Bộ nhớ đệm của ổ cứng là gì năm 2024

Với những người dùng phổ thông chắc chắn không còn xa lạ gì với những cái tên như ổ cứng HDD, ổ cứng SSD để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên máy chủ HDD(HDD Server) hay máy chủ SSD (SSD server) có lẽ sẽ hiếm và gần như không giải thích chính xác được đó là gì. Về cơ bản đây là những ổ cứng chuyên dụng cho máy chủ Server, vì vậy chúng có thông số khác hẳn so với ổ cứng thông thường. Ý nghĩa thông số HDD máy chủ là gì ? Bài viết này sẽ được giải nghĩa đơn giản, dễ hiểu nhất cho bạn

Bộ nhớ đệm của ổ cứng là gì năm 2024

Cùng tìm hiểu ý nghĩa thông số HDD máy chủ

Nhắc lại về cấu tạo HDD máy chủ

HDD máy chủ cũng chính là ổ cứng của máy chủ, bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Ổ cứng HDD là nơi lưu trữ dữ liệu cực kỳ quan trọng của hệ điều hành, các phần mềm hệ thống cũng như những dữ liệu người dùng. Chính vì thế mà nó cần được đảm bảo an toàn, nhất là với máy chủ của doanh nghiệp, tổ chức bởi dữ liệu trong nó có thể ảnh hưởng đến vận hành của cả công ty.

HDD máy chủ lưu trữ 1 lượng dữ liệu lớn bao gồm nhiều thành phần, chi tiết với nhiệm vụ, vai trò khác nhau:

Các đĩa từ: Làm bằng nhôm, sứ hoặc thủy tinh có từ tính, chúng lưu trữ tốt, an toàn, không bị nhả từ như các thiết bị đọc ghi bằng từ tính khác.

Kỹ thuật hãm động (dynamic braking): Bộ phận chịu trách nhiệm dừng chuyển động của đĩa từ khi ngắt điện bởi động cơ ổ cứng HDD quay rất nhanh, nếu đĩa không được dừng lại chính xác thì rất dễ bị hỏng, xước.

Motor trục quay: Tạo ra chuyển động quay cho ổ đĩa, tốc của nó quyết định tốc độ của HDD máy chủ.

Cần di chuyển: Giúp di chuyển đầu đọc, ghi sao cho thành phần này giữ được khoảng cách và phương song song với mặt đĩa. Cần di chuyển có thể hoạt động bằng động cơ hoặc dùng cuộn cảm tạo ra lực từ di chuyển cần.

Đầu đọc: Đảm nhận công việc đọc, ghi dữ liệu lưu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa. Số đầu đọc ghi chính là số lượng mặt từ của đĩa cứng.

Mạch điều khiển: Điều khiển động cơ và cần di chuyển.

Mạch xử lí dữ liệu: Xử lý đọc, ghi dữ liệu của HDD máy chủ.

Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): Lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình đọc/ghi dữ liệu.

Cổng giao tiếp: Cho phép ổ cứng kết nối với máy tính

Khe cắm nguồn: Nơi cắm vào nguồn máy chủ.

Ngoài ra còn có vỏ đĩa cứng giữ vai trò bảo vệ linh kiện, chống lại va chạm. Thiết kế của nó gồm nhiều lỗ thoáng cản bụi đồng thời cân bằng áp suất trong và ngoài ổ cứng đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.

Bộ nhớ đệm của ổ cứng là gì năm 2024

Cấu tạo của HDD máy chủ

\==> Xem thêm: Màn hình máy tính giá cực ưu đãi cho dân Văn Phòng, Game Thủ, Máy Trạm

Giải thích ý nghĩa thông số HDD máy chủ

Vì vốn là ổ cứng nên việc chọn lựa HDD máy chủ cần dựa vào thông số kỹ thuật đi kèm với nó. Có khá nhiều thông số được nhà sản xuất liệt kê đi cùng với sản phẩm. Trong đó, ý nghĩa của những thông số sau là quan trọng nhất:

Chuẩn giao tiếp: Cũng chính là chuẩn kết nối của ổ cứng. Trong 4 chuẩn giao tiếp SATA, EIDE, SCSI và SAS hiện hành, chuẩn giao tiếp thông dụng của HDD máy chủ là SATA và SAS. Ổ đĩa có chuẩn giao tiếp khác nhau do sự khác nhau của tốc độ đọc/ghi dữ liệu. Trong đó, ổ cứng giao tiếp nhanh càng nhanh sẽ có giá càng cao.

Bộ nhớ đệm của ổ cứng là gì năm 2024

Các chuẩn giao tiếp thông dụng hiện nay

Dung lượng: Dung lượng ổ đĩa cứng HDD máy chủ có đơn vị tính là Byte, KB, MB, GB, TB. Ổ cứng thời xưa có dung lượng vài MB. Ngày nay, những ổ cứng có đơn vị GB phổ biến hơn và được coi là dung lượng trung bình.

Hãng sản xuất thường tính dung lượng theo quy đổi: 1GB = 1000MB; trong hệ điều hành hoặc các phần mềm lại tính 1GB = 1024MB. Chính vì thế mà dung lượng do hệ điều hành cung cấp thường thấp hơn giá trị ghi trên ổ đĩa. Ví dụ, nếu vỏ ghi 40GB thì thực chất là 37-38 GB trong hệ điều hành.

Tốc độ quay: Tốc độ quay là số vòng quay mỗi phút của đĩa cứng; nó có đơn vị là rpm (revolutions per minute). Ổ đĩa có tốc độ quay càng cao thì hoạt động đọc/ghi càng nhanh, thời gian tìm kiếm ngắn.

Các ổ cứng HDD trước đây có tốc độ quay là 5.400 rpm. Con số này đã trở thành 7.200 rpm và tiếp tục tăng lên với những sản phẩm ră mắt từ năm 2008 trở đi. Tốc độ của ổ đĩa máy tính cá nhân cao cấp, máy trạm hoặc các máy chủ sử dụng giao tiếp SCSI còn đạt 10.000 - 15.000 rpm hoặc hơn.

Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer): Bộ nhớ đệm là nơi lưu trữ tạm thời các dữ liệu đang làm việc trên ổ đĩa cứng. Việc đọc/ghi dữ liệu không xảy ra tức thời mà luôn phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc ghi cũng như sự đi và đến của dữ liệu, trong thời gian đó, dữ liệu được lưu trong bộ nhớ đệm. Độ lớn của bộ nhớ đệm quyết định đến hiệu suất hoạt động của ổ đĩa.

Tại thời điểm năm 2007, ổ đĩa cứng 160GB và 16MB có bộ nhớ đệm 2 - 8 MB và cũng có thể cao hơn.

Tốc độ truyền dữ liệu: Đa phần tốc độ truyền dữ liệu trên các chuẩn giao tiếp thấp hơn so với thiết kế của nó bởi có nhiều thông số ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng như: tốc độ quay của đĩa từ, số lượng đĩa từ trong ổ đĩa cứng, công nghệ chế tạo, dung lượng bộ nhớ đệm…

Bộ nhớ đệm của ổ cứng là gì năm 2024

Tốc độ truyền dữ liệu của chuẩn giao tiếp SAS tăng qua các năm

Kích thước: Để tiện thay thế lắp ráp, ổ đĩa cứng được chuẩn hoá kích thước theo 6 loại:

- Loại 5,25 inch dùng cho máy tính đời cũ

- Loại 3,5 inch cho máy tính cá nhân, máy trạm và máy chủ

- Loại 2,5 inch lắp trong máy tính xách tay

- Loại 1,8 inch hoặc nhỏ hơn sử dụng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card

- Loại 1,0 inch đặt trong các thiết bị siêu nhỏ (micro device).

Ngoài nắm chắc ý nghĩa thông số HDD máy chủ, khi chọn mua, các bạn chú ý đến hãng sản xuất. Có thể tham khảo 2 hãng khá nổi tiếng là Seagate, Western Digital. Hoanghapc chia sẻ trên đây mong sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức ổ cứng HDD hiện nay để lựa chọn, tìm mua cho hợp lý.

Đâu là khái niệm về bộ nhớ đệm?

Bộ nhớ đệm là những dữ liệu được lưu trữ tạm thời do quá trình hệ điều hành hoặc ứng dụng hoạt động tạo ra giúp thuận tiện hơn cho người dùng trong việc khai thác và sử dụng các chức năng cụ thể. Bản chất của hệ thống khi hoạt động gồm các ứng dụng nền nhỏ thực hiện từng chức năng riêng biệt.

Xóa bộ nhớ đệm có ảnh hưởng gì không?

Trả lời: Xóa bộ đệm cache không ảnh hưởng đến dữ liệu ứng dụng của bạn nếu như nó thật sự không cần thiết. Thế nhưng, người dùng cũng nên cẩn trọng, bởi nếu như can thiệp quá sâu vào dữ liệu của hệ thống điện thoại thì thiết bị của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Bộ nhớ đệm nhanh cache dùng để làm gì?

Bộ nhớ đệm trong CPU giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu và lệnh của CPU. Nó lưu trữ các lệnh và dữ liệu mà CPU sử dụng thường xuyên, giúp CPU truy cập vào chúng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Bộ nhớ đệm cũng giúp giảm tải cho bộ nhớ RAM và tăng hiệu suất hệ thống máy tính.

Dung lượng bộ nhớ đệm trên môi CPU là gì?

Bộ nhớ đệm là một khu vực lưu trữ tạm thời nằm gần bộ xử lý, giữ cho dữ liệu mà CPU thường xuyên sử dụng. Mục tiêu chính của bộ nhớ đệm là giảm thời gian truy cập dữ liệu từ bộ nhớ chính, bởi vì việc truy cập bộ nhớ chính có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc truy cập bộ nhớ đệm.